Tình hình đầu tư tín dụng trung và dài hạn

Một phần của tài liệu 211 Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển (Trang 34 - 43)

là 9,64%/năm. Trong số này, khu vực tiêu dùng và đời sống có tỷ trọng chiếm cao nhất: 31,58% (2004). Kế đến là khu vực công nghiệp có tỷ trọng 30,69% và có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao nhất: 56,74%/năm.

Đánh giá chung về hoạt động tín dụng, nhìn chung trong những năm qua tốc độ tăng trưởng tín dụng có phần chựng lại so giai đoạn 1998-2001. Tốc độ tăng dư nợ của tỉnh thấp hơn so với mức bình quân của vùng ĐBSCL (20-22%). Về cơ cấu dư nợ thì khu vực công nghiệp, thương mại dịch vụ đã có tốc độ tăng dư nợ cao (từ 30 - 38%/năm), tuy nhiên tỷ trọng 2 khu vực này vẫn còn thấp. Tỷ trọng dư nợ khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ có xu hướng giảm thấp, năm 2002 là 42,48% thì năm 2004 chỉ còn 39,59%. Tốc độ tăng dư nợ trung và dài hạn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn.

2.3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

2.3.1 Tình hình đầu tư tín dụng trung và dài hạn trong 3 năm 2002-2004 2002-2004

Bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của tỉnh là tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp là chính sang tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP. Trong những năm qua các NH trên địa bàn đã từng bước mở rộng tín dụng trung và dài hạn. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 9,64%/năm. Sau đây là kết quả cụ thể:

2.3.1.1 Đầu tư tín dụng T&DH theo thành phần kinh tế (Bảng 4):

Với đặc điểm là một tỉnh kinh tế nông nghiệp chiếm chủ yếu cùng với mô hình kinh tế hộ. Do đó trong những năm qua vốn đầu tư trung và dài hạn

cũng tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế cá thể và hộ sản xuất nhỏ, chiếm tỷ trọng từ 70% đến trên 80% tổng dư nợ trung và dài hạn.

Bảng 4: DƯ NỢ T&DH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị: triệu đ, % 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 THÀNH PHẦN KINH TẾ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng - Kinh tế Nhà nước 143.678 11,84 138.398 11,20 239.207 16,40 - Kinh tế Tập thể 454 0,04 2.085 0,17 1.615 0,11 - Kinh tế Hỗn hợp 12.492 1,03 21.102 1,71 47.294 3,24

- Kinh tế Tư nhân 40.473 3,34 72.974 5,91 207.383 14,22

- Kinh tế Cá thể 1.013.929 83,55 999.379 80,90 963.060 66,03

- K.vực có vốn ĐTNN 2.377 0,20 1.407 0,11 - -

Cộng 1.213.403 100,00 1.235.345 100,00 1.458.559 100,00

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng năm 2002, 2003, 2004 – Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.

Tuy nhiên trong 3 năm gần đây thành phần kinh tế cá thể có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng: Năm 2002 có số dư là 1.013,9 tỷ, chiếm 83,56%, năm 2004 chỉ còn 963 tỷ, chiếm tỷ trọng 66%. Tốc độ giảm bình quân 2,54%/năm. Nguyên nhân do những năm trước, ngân hàng đã đầu tư nhiều cho nông dân để cải tạo vườn tạp, mua máy nông nghiệp, làm đường điện, xây dựng và sửa chữa nhà. Đến nay những nhu cầu này đã tạm ổn định, nông dân trả nợ dần nên số dư giảm. Trong khi đó đối tượng mới phát sinh ít.

Thành phần kinh tế nhà nước sau một thời gian sắp xếp lại các công ty, xí nghiệp, đã từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị nên làm ăn có hiệu quả, ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư. Tuy tỷ trọng so với cá thể thì còn kém xa nhưng số tuyệt đối và tỷ trọng trong những năm qua đã liên tục tăng. Năm 2002 chỉ có 143,6 tỷ, chiếm 11,84% trong tổng dư nợ trung dài hạn, nhưng đến năm 2004 đã lên đến 239,2 tỷ và chiếm 16,40% trong tín dụng trung và dài hạn. Tốc độ tăng của thành phần này bình quân 29,03%/năm.

Đối với thành phần kinh tế tư nhân, trong những năm qua do nhà nước đổi mới trong thủ tục cấp phép, đăng ký kinh doanh và có nhiều chính sách thông thoáng khuyến khích nhân dân bỏ vốn ra làm ăn nên các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh. Đến cuối năm 2004 có 1.044 doanh nghiệp với vốn đăng ký 584,126 tỷ. Chính vì vậy vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho thành phần kinh tế này trong 3 năm qua đều tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 2002 chỉ có 40,47 tỷ, chiếm 3,34% thì đến năm 2004 đã là 963 tỷ và chiếm 14,22% trong tổng dư nợ trung & dài hạn. Tốc độ tăng bình quân là 126,36%/năm.

Thành phần kinh tế hỗn hợp mặc dù dư nợ và tỷ trọng trong các năm 2002-2004 còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm từ 1 đến trên 3%. Nhưng đã có sự gia tăng khá do một số doanh nghiệp nhà nước lớn đã được cổ phần hóa, như Công ty dược và vật tư y tế, Công ty xuất nhập khẩu, Công ty điện nước nông thôn, Công ty vật liệu xây dựng… Do chuyển đổi phương thức quản lý, làm ăn từng bước có hiệu quả nên NH đã mạnh dạn đầu tư giúp các doanh nghiệp này đổi mới công nghệ, tăng năng lực sản xuất và mẫu mã chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường.

Đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, năm 2000 ngân hàng có tham gia cho vay xây dựng nhà xưởng một công ty liên doanh nhưng đến năm 2004 đã thu hồi hết nợ và chuyển thành công ty 100% vốn trong nước. Hiện nay có 4 doanh nghiệp thuộc thành phần này trên địa bàn nhưng chưa phát sinh đầu tư trung & dài hạn.

Đối với thành phần kinh tế tập thể: Nhìn chung năng lực tài chính của các HTX không cao, điều kiện đảm bảo nợ vay chưa đủ nên ngân hàng cũng chưa dám mạnh dạn đầu tư cho thành phần kinh tế này. Hiện nay mới chỉ đầu tư cho các hợp tác xã vận tải hành khách chuyển đổi đầu xe nên dư nợ cũng rất ít, chỉ trên dưới 2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1‰ tổng dư nợ trung & dài hạn.

Kết quả đầu tư trên đã thể hiện thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước là các thành phần kinh tế đều bình đẳng. Bất cứ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào hoạt động có hiệu quả, đủ điều kiện vay vốn thì ngân hàng đều đáp ứng. Bên cạnh đó cũng thể hiện vốn ngân hàng đã tăng cường tập trung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là những doanh nghiệp có tính năng động thích ứng với cơ chế thị trường và hoạt động có hiệu quả cao.

Đó cũng là chủ trương của Thống đốc NHNN trong việc điều hành chính sách tín dụng năm 2004.

2.3.1.2 Về đầu tư trung & dài hạn theo ngành kinh tế: (Số liệu Bảng 5) Thực hiện từng bước giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP của tỉnh để tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Những năm vừa qua vốn trung và dài hạn của các ngân hàng cũng đã chuyển hướng đầu tư để thực hiện mục tiêu này. Thể hiện tốc độ đầu tư tín dụng vào các khu vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng nhanh hơn so với khu vực nông nghiệp.

Qua số liệu bảng 5 (trang sau) cho thấy khu vực công nghiệp & xây dựng cuối năm 2004 chiếm tỷ trọng 30,69% so tổng dư nợ trung & dài hạn. Là khu vực có tốc độ tăng trưởng tín dụng đầu tư cao nhất trong những năm qua, đạt bình quân 56,74%/ năm. Trong nội bộ khu vục này thì cho vay ngành xây dựng chiếm tỷ trọng cao, có chiều hướng gia tăng từ 35% năm 2002 lên 74,3% trong năm 2004. Ngược lại ngành công nghiệp lại có tốc độ giảm 3,79%/năm, do đó tỷ trọng đã giảm, năm 2002 chiếm 46%, đến năm 2004 chỉ còn 17,31%.

Bảng 5: DƯ NỢ TRUNG & DÀI HẠN PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị: triệu đ, % 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 THÀNH PHẦN KINH TẾ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1/ Nông nghiệp 275.543 22,71 298.263 24,14 357.744 24,53

2/ Công nghiệp & XD 182.212 15,02 208.495 16,88 447.624 30,68

3/ Thương mại & DV 136.227 11,23 166.067 13,44 192.641 13,21

4/ Phục vụ cá nhân,

cộng đồng 619.421 51,04 562.520 45,54 460.550 31,58 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng cộng 1.213.403 100,00 1.235.345 100,00 1.458.559 100,00

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng năm 2002, 2003, 2004 – Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.

Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng dư nợ tương đối cao, năm 2002 dư nợ 275,54 tỷ, chiếm tỷ trọng 22,71%, năm 2004 là 357,74 tỷ, chiếm tỷ trọng 24,53%. Tốc độ tăng khu vực này là 13,94%/năm, cao hơn mức tăng trung bình của dư nợ trung dài hạn.

Khu vực thương mại dịch vụ có tốc độ tăng 18,92%/năm. Số dư cuối năm 2002 là 136,2 tỷ chiếm tỷ trọng 11,23%, cuối năm 2004 đạt 192,6 tỷ, chiếm tỷ trọng 13,21% so tổng dư nợ trung dài hạn. Là khu vực có tốc độ tăng đứng thứ nhì trong các khu vực, bình quân tăng 18,92%/năm. Trong khu vực này cho vay ngành thương nghiệp và các dịch vụ khác chiếm tỷ lệ cao, gần 60% dư nợ trong khu vực. Ngành dịch vụ vận tải chiếm từ 32-34%, ngành khách sạn nhà hàng chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Khu vực đầu tư phục vụ cho cá nhân và cộng đồng luôn chiếm tỷ trọng cao trong những năm vừa qua: Năm 2002 là 619,4 tỷ, chiếm 51% tổng dư nợ trung & dài hạn, năm 2004 còn 460,55 tỷ chiếm 31,58%. Tuy nhiên khu vực này có số tuyệt đối và tỷ trọng giảm qua các năm. Tốc độ giảm bình quân là 13,77%/năm.

Tóm lại trong các khu vực kinh tế thì khu vực thương mại dịch vụ và khu vực công nghiệp - xây dựng là những khu vực đang được các ngân hàng ưu tiên đầu tư, có tốc độ dư nợ tăng nhanh. Tuy nhiên hiện nay tỷ trọng vẫn còn thấp hơn so với khu vực phục vụ tiêu dùng của cá nhân và cộng đồng.

2.3.1.3 Về đối tượng đầu tư trung dài hạn: (Bảng 6)

] Trong lĩnh vực nông nghiệp: đối tượng chủ yếu là hỗ trợ vốn cho nông dân mua sắm máy nông nghiệp, cải tạo chăm sóc vườn cây ăn trái, chăn nuôi bò, dê lấy thịt và sinh sản.

- Máy nông nghiệp: chủ yếu là máy móc phục vụ cho cày xới làm đất, vận chuyển, máy suốt lúa, bơm tát, xáng cạp phục vụ cho thủy lợi nội đồng… Đối tượng này chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ khu vực nông nghiệp trong những năm vừa qua. Tuy nhiên thời gian gần đây đầu tư cho đối tượng này có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2002 có số dư 141,8 tỷ, chiếm 51,49% trong nông nghiệp, năm 2004 chỉ còn 105,97 tỷ, chiếm 29,62%, giảm 25,6% so năm 2002. Tốc độ giảm 13,57%/năm. Nguyên nhân giảm do nhu cầu đầu tư về máy truyền thống gần như bão hòa, trong khi

các loại máy mới như máy gieo hạt, thu hoạch phát triển không nhiều. Các NHTM đa số tập trung thu nợ cũ, ít đầu tư mới do nhu cầu hạn chế. Mặt khác hiện nay nhiều hộ nông dân đã khá lên, họ có thể tực túc vốn để mua sắm trang bị máy móc với quy mô nhỏ hộ gia đình.

- Về đầu tư vốn cho chăn nuôi: Nhằm từng bước chuyển mạnh cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, trong những năm qua chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản… đã tăng mạnh. Ngân hàng đã đầu tư cho các hộ và trang trại vào việc mua con giống, mở rộng chuồng trại theo hướng sản suất công nghiệp để chăn nuôi chủ yếu là bò và dê lấy thịt, sinh sản. Dư nợ đối tượng này trong những năm qua liên tục tăng cao. Năm 2002 chỉ có 24,14 tỷ chiếm 8,76% dư nợ trung dài hạn trong nông nghiệp, thì năm 2004 đã tăng lên 105 tỷ, với tỷ lệ 29,35%, với tốc độ tăng 108,56%/năm. Ngoài ra chăn nuôi heo và gia cầm (chủ yếu là heo) cũng tăng mạnh. Năm 2002 có số dư 22,77 tỷ chiếm 8,26% dư nợ khu vực nông nghiệp, năm 2004 là 62,02 tỷ, chiếm tỷ trọng 17,34%, tốc độ tăng 65,03%/năm. Chăn nuôi thủy sản cũng được các NHTM đầu tư

Bảng 6: DƯ NỢ TRUNG & DÀI HẠN THEO ĐỐI TƯỢNG VAY VỐN

Đơn vị: triệu đ, %

31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004

ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ Số tiền Tỷ

trọng Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ

1/ Nông nghip 275.543 100,00 298.263 100,00 357.744 100,00

- Cải tạo vườn 74.068 26,88 70.691 23,70 77.852 21,76

- Chăn nuôi bò, dê 24.141 8,76 38.656 12,96 105.009 29,35

- Heo, gia cầm 22.770 8,26 28.383 9,52 62.015 17,34

- Máy nông nghiệp 141.866 51,49 153.447 51,45 105.972 29,62

- Thủy sản 1.995 0,73 1.591 0,53 2.131 0,60

- Khác 10.703 3,88 5.495 1,84 4.765 1,33

2/ Công nghip - XD 182.212 100,00 208.495 100,00 447.624 100,00

2.1. Công nghiệp 83.738 45,96 73.805 35,40 77.509 17,32

- Cơ khí sửa chữa 125 0,15 75 0,10 145 0,19

- CN chế biến 53.229 63,57 53.698 72,76 61.844 79,79 - Công nghiệp khác 30.384 36,28 20.032 27,14 15.520 20,02 2.2 Tiểu thủ C.nghiệp 34.190 18,76 37.925 18,19 37.410 8,36 - Gốm gạch 29.500 86,28 31.367 82,71 33.549 89,68 - Thủ công MNghệ &khác 4.690 13,72 6.558 17,29 3.861 10,32 2.3 Xây dựng 64.284 35,28 96.765 46,41 332.705 74,32

- Hạ tầng khu côngnghiệp 46.503 72,34 73.851 76,32 156.461 47,03

- Giao thông 213 0,33 129 0,13 5.218 1,57

- Kéo điện nông thôn 17.569 27,33 9.105 9,41 3.303 0,99 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng khác - - 13.680 14,14 167.723 50,41

3/ Thương nghiệp, DVụ 136.227 100,00 166.067 100,00 192.641 100,00

- Thương nghiệp 83.346 61,18 103.089 62,08 114.837 59,61

- Vận tải, thông tin 44.307 32,53 54.919 33,07 64.653 33,56

- Khách sạn, nhà hàng 8.574 6,29 8.059 4,85 13.151 6,83

4/ Pvụ c.nhân, c.đồng 619.421 100,00 562.520 100,00 460.550 100,00

- XD, sửa chữa nhà 470.375 75,94 457.149 81,27 378.061 82,09

- Mua phương tiện t.dùng 102.143 16,48 86.284 15,34 59.272 12,86

- Cho vay sinh viên - - 1.812 0,32 3.801 0,83

- Đi lao động ở N.ngoài 590 0,10 3.054 0,54 13.703 2,98

- Khác 46.313 7,48 14.221 2,53 5.713 1,24

Tổng cộng 1.213.403 100,00 1.235.345 100,00 1.458.559 100,00

trực tiếp cho các hộ & trang trại nuôi cá (chủ yếu), tuy nhiên số vốn còn rất khiêm tốn, khoảng trên dưới 2 tỷ/ năm, chiếm tỷ trọng không đáng kể.

- Lĩnh vực trồng trọt, các NHTM chủ yếu đầu tư trung dài hạn để nông dân cải tạo và lập mới vườn cây ăn trái, xây dựng các vườn ươm cây giống có chất lượng cao. Đây là một đối tượng đầu tư chiếm tỷ trọng cao trong những năm vừa qua nhất là những năm 1998-2002. Tuy nhiên trong những năm gần đây giá trái cây liên tục bị biến động và giảm mạnh như nhãn, xoài, chôm chôm… nên nông dân đã hạn chế cải tạo vườn mới. Ngân hàng tập trung thu nợ cũ, phát sinh đầu tư mới tăng không nhiều. Số dư đầu tư năm 2002 là 74,07 tỷ, chiếm tỷ trọng 26,88% trong nông nghiệp, năm 2004 là 77,85 tỷ, chiếm tỷ trọng 21,76% (tỷ trọng giảm 5,12%); Tốc độ tăng của đối tượng này là 2,52%/ năm, thấp hơn tốc độ tăng chung của nợ trung dài hạn.

Như vậy trong khu vực nông nghiệp, các đối tượng chăn nuôi có tốc độ tăng rất cao, đến năm 2004 chiếm tỷ trọng 61,39% dư nợ T&DH của khu vực này. Còn lại các đối tượng khác như máy móc nông nghiệp, xây dựng và cải tạo vườn và những đối tượng khác có xu hướng giảm thấp.

Ghi chú: Cột tỷ trọng các mục 2.1, 2.2, 2.3 là so sánh với mục 2

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng năm 2002, 2003, 2004 – Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.

] Trong lĩnh vực công nghiệp:

Đối tượng đầu tư chủ yếu là xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc đổi mới thiết bị dây chuyền công nghệ trong chế biến lương thực, thủy sản, chế biến thức ăn cho gia súc gia cầm, thủy sản. Đầu tư cho các xí nghiệp sản

Một phần của tài liệu 211 Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển (Trang 34 - 43)