Những vấn đề tồn tại trong kiểm sốt cho vay bất động sản hiện nay

Một phần của tài liệu 151 Kiểm soát rủi ro trong cho vay bất động sản của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM (Trang 47 - 49)

ĐỘNG SẢN HIỆN NAY

2.3.2.1 VỀ PHÍA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Trong thời gian qua mặc dù NHNN đã cĩ một số biện pháp nhằm kiểm sốt, định hướng cho các NHTM trong việc cho vay lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên các biện pháp trên chưa thực sự hiệu quả và chưa mang tính thiết thực và cịn nhiều hạn chế.

Cơng tác định hướng, cảnh báo rủi ro chưa kịp thời và mang tính thời điểm: Mặc dù NHNN đã cĩ những chỉ đạo yêu cầu các NHTM giám sát và cĩ báo cáo định kỳ về dư nợ cho vay bất động sản nhưng việc này chỉ thật sự “nghiêm túc” vào những thời điểm thị trường bất động sản đang “sốt” và dư nợ cho vay bất động sản tăng mạnh, sau các đợt biến động thì cơng tác chỉ đạo, cảnh báo hầu như khơng cĩ hoặc khơng thực hiện một cách nghiêm túc. Hơn nữa, NHNN chưa cĩ một chỉ đạo mang tính dài hạn cho các NHTM khi cho vay đầu tư bất động sản, việc cảnh báo, định hướng chỉ mang tính thời điểm.

Cơng tác thanh tra, giám sát thực hiện chưa chặt chẽ: Việc yêu cầu các NHTM thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an tồn vốn tín dụng trong

cho vay bất động sản nhưng NHNN chưa kiểm tra tính chính xác các báo cáo của NHTM về cho vay bất động sản, số liệu các báo cáo đều do các NHTM cung cấp và NHNN hầu như khơng kiểm tra tính trung thực của các báo cáo này.

Chưa cĩ biện pháp kiểm sốt chặt chẽ vốn tín dụng đầu tư vào bất động sản của các NHTM: Cho đến nay NHNN vẫn chưa thực sự nắm rõ cơ cấu vốn đầu tư bất động sản trong đĩ vốn vay bất động sản để phục vụ nhu cầu nhà ở thật sự, vốn vay để kinh doanh, đầu cơ là bao nhiêu. Vì vậy rất khĩ để cĩ biện pháp kiểm sốt, điều hành hoạt động tín dụng trong lĩnh vực này một cách hiệu quả;

2.3.2.2 VỀ PHÍA CÁC NHTM

Chưa cĩ chính sách định hướng quản lý rủi ro cho vay: dư nợ cho vay bất động sản của các NHTM biến động liên tục và tỷ lệ nợ xấu đang cĩ xu hướng ngày một tăng. Điều này cho thấy, hiện nay các NHTM hầu như chưa cĩ một chính sách dài hạn về việc quản lý rủi ro trong lĩnh vực cho vay bất động sản: tỷ trọng cho vay trong tổng vốn huy động; tỷ trọng cho vay trong tổng dư nợ; tỷ lệ nợ xấu... cũng như chưa xây dựng hệ thống danh mục đầu tư tín dụng hợp lý trong đĩ phân định rõ tỷ trọng đầu tư vào từng ngành cụ thể trong từng thời kỳ để đảm bảo hiệu quả và an tồn vốn tín dụng.

Cơng tác báo cáo, thống kê chưa chính xác, kịp thời: việc lập các báo cáo cho vay bất động sản của các NHTM thường mang tính đối phĩ, luơn tìm cách “làm đẹp” số liệu để tránh bị NHNN kiểm sốt. Điều này rất rủi ro vì làm sai số liệu thống kê dẫn đến cơng tác giám sát định hướng sai vừa làm

cho các NHTM khơng thể nhìn thấy tình trạng tín dụng thực sự của mình để cĩ biện pháp điều hành hiệu quả.

Thiếu chặt chẽ trong tổ chức, xây dựng quy trình cho vay: các NHTM vì chạy theo áp lực dư nợ dẫn đến việc dễ dãi trong cơng tác cấp tín dụng, cho vay quá tập trung vào TSĐB, sơ sài trong việc thẩm định các nội dung trong quy định: Mục đích vay vốn, hiệu quả phương án vay, nguồn trả nợ. Điều này làm tăng rủi ro cho các NHTM khi các khoản vay đến hạn.

Một phần của tài liệu 151 Kiểm soát rủi ro trong cho vay bất động sản của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)