Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu 79 Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 62 - 65)

Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian tớ

trong thời gian tới

Định hướng phát triển kinh doanh trong hoạt động tín dụng là một phần của định hướng chiến lược kinh doanh chung của toàn Ngân hàng. Định hướng hoạt động tín dụng được ban hành trong từng giai đoạn trên cơ sở chiến lược kinh doanh

chung của Ngân hàng Á Châu và được thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trường và tình hình hoạt động thực tế của ACB.

3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới

Môi trường hoạt động năm 2008 sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng rất

phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các ngân hàng. Trên thế giới, kinh tế

Mỹ có thể suy thoái diện rộng, kéo theo thâm hụt thanh khoản toàn cầu, ảnh hưởng

xấu đến xuất khẩu của Việt Nam, gây khó khăn cho việc huy động vốn từ nước ngoài, đồng thời đưa giá vàng vào xu thế tăng. Trong nước, các biện pháp đảm bảo tăng trưởng và kiềm chế lạm phát sẽ làm hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu

nhiều sức ép và khó khăn. Sẽ có nhiều ngân hàng mới, bao gồm cả các ngân hàng

nước ngoài tham gia thị trường và cạnh tranh về thị phần, đặc biệt là thị phần huy động và cho vay sẽ quyết liệt hơn. Thị trường chứng khoán và thị trường bất động

Trong năm 2008, ACB tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh xoay quanh 5

mục tiêu:

- Tăng trưởng nhanh và bền vững.

- Kiểm soát rủi ro tốt để đảm bảo an toàn. - Duy trì cấu trúc tài chánh lành mạnh.

- Chuẩn bị nhân lực kế thừa.

- Hoàn thiện văn hóa công ty.

Năm 2008 còn là năm tạo tiền đề cho việc hiện thực hóa kế hoạch 2008-2010 của ACB: dự kiến năm 2010 tổng tài sản và dư nợ cho vay sẽ tăng gấp 3,6 lần; vốn

chủ sở hữu tăng gấp 2,5 lần và lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3 lần so với năm 2007. Để thực thi chiến lược này, năm 2008 ACB phấn đấu nâng chỉ tiêu hoạt động như sau:

Lợi nhuận trước thuế 2.500 tỷ đồng

Tổng tài sản 145.000 tỷ đồng

Dư nợ cho vay (*) 59.000 tỷ đồng

Huy động tiền gửi khách hàng 94.500 tỷ đồng

Thu dịch vụ đạt 465 tỷ đồng

Số lượng nhân viên tăng thêm 3.263

Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch mới 93

(*) Dư nợ thực hiện thực tế có thể sẽ được điều chỉnh giảm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007 Ngân hàng TMCP Á Châu)

Ngoài ra, ACB còn thực hiện các chương trình và dự án trọng điểm, bao gồm:

- Triển khai mô hình bán hàng trực tiếp toàn hệ thống.

- Chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tách bạch vai trò kinh doanh với vận hành và tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát.

- Giới thiệu thêm các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiết kiệm, vay vốn và đầu tư

của khách hàng.

- Tăng trưởng mạng lưới cả về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và địa bàn hoạt động.

Do môi trường kinh doanh của năm 2008 thay đổi nhanh như dự báo, ACB nhận

thức được yêu cầu linh hoạt trong xây dựng các chương trình hành động ngắn hạn

phù hợp với diễn biến của thị trường, quyết liệt trong việc triển khai các dự án trọng điểm và tận dụng tốt cơ hội.

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng tại các khu vực thị trường mục tiêu của

ACB thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có nhằm mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng khách hàng mà pháp luật cho phép. Đẩy mạnh cho vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Doanh nghiệp

vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ đối với tư nhân cá thể, hộ gia đình, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư và khu dân cư,.. Đồng thời điều

chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, đo lường và quản trị được rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và

không vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện

có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn

giản hóa thủ tục xử lý công việc, từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của

khách hàng.

Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng.

Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác chiến lược trong lĩnh vực quản lý rủi

Tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng và các cá nhân khác cùng tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức

liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ hiện có và các sản phẩm/dịch vụ mới.

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị

rủi ro và quản trị nhân sự.

Một phần của tài liệu 79 Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)