CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH APV

Một phần của tài liệu 45 Ứng dụng mô hình APV trong phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại Công ty (M&A) tại Việt Nam (Trang 29 - 33)

Mô hình hiện giá điều chỉnh (Adjusted Present Value: APV), được phát triển bởi Myers năm 1974 trên cơ sở của mô hình hiện giá dòng tiền. Mô hình này xác định giá trị của một công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính như là giá trị của một công ty không sử dụng đòn bẩy cộng với giá trị của những tác động liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Những tác động này bao gồm tấm chắn thuế của nợ vay, chi phí phá sản, chi phí trung gian.

Mô hình APV cung cấp một cơ sở vững chắc trong việc phân tích những thay đổi trong tài chính doanh nghiệp và đặc biệt là phương pháp rất hữu dụng trong định giá doanh nghiệp.

Định giá doanh nghiệp với mô hình APV đòi hỏi phải xác định được:

− Dòng tiền tự do dự kiến của doanh nghiệp;

− Chi phí vốn chủ sở hữu không có đòn bẩy tài chính;

− Cấu trúc vốn dự kiến của doanh nghiệp;

− Suất chiết khấu áp dụng cho tấm chắn thuế;

− Và tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn của dòng tiền tự do và nợ vay của doanh nghiệp.

Trong mô hình APV chúng ta bắt đầu với giá trị công ty không sử dụng nợ vay. Khi thêm nợ vay vào cấu trúc vốn của công ty ta sẽ xem xét tác động của thay đổi này lên giá trị công ty thông qua việc xem xét lợi nhuận và chi phí của vốn vay. Để làm được điều này ta giả định lợi nhuận ban đầu của việc vay nợ là tấm chắn thuế có được và chi phí đáng kể nhất của việc vay nợ là chi phí phá sản.

Các bước sử dụng mô hình APV trong định giá doanh nghiệp sáp nhập như sau:

Bước 1: Dự kiến dòng tiền tự do (FCFt) và tấm chắn thuế (TSt) cho những năm hoạt động của công ty mục tiêu sau khi sáp nhập.

FCFt biểu hiện dòng tiền tự do tại thời điểm t. Dòng tiền tự do là dòng tiền sẵn sàng phân phối cho cổ đông sau khi doanh nghiệp đã trừ đi tất cả những chi phí và các khoản đầu tư cần thiết để hỗ trợ cho tăng trưởng doanh thu.

Tấm chắn thuế được xác định:

Bước 2: Tính toán chi phí sử dụng vốn không có đòn cân nợ rsu

Trong đó:

rsU là chi phí sử dụng vốn không có đòn cân nợ ws là tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn wd là tỷ trọng nợ vay dài hạn trong cấu trúc vốn rd là chi phí sử dụng nợ vay

rsL là tỷ suất sinh lợi mong đợi của doanh nghiệp

β là rủi ro hệ thống của doanh nghiệp rf làø tỷ suất sinh lợi phi rủi ro

rm làtỷ suất sinh lợi thị trường

Bước 3: tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân WACC của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã có cấu trúc vốn ổn định.

TSt = Chi phí lãi vay x thuế suất

rsU = wsrsL+ wdrd

WACC = wd(1-T)rd+ wsrsl rsL = rf + [ βx (rm– rf)]

Bước 4: Đánh giá giá trị hiện tại của dòng tiền và tấm chắn thuế. Dòng tiền của dự án khi cấu trúc vốn không ổn định sẽ được chiết khấu tại suất chiết khấu rsu,

và dòng tiền của dự án ở giai đoạn cấu trúc vốn ổn định sẽ được chiết khấu tại WACC. Giá trị hoạt động của doanh nghiệp, VO là tổng của hai giá trị này:

VO = + + … + + + … + FCF 1 + TS1 (1 + rsu1)1 FCF2 + TS2 (1 + rsu2)2 FCF t+1 (1 + WACC)t+1 FCFt + TSt (1 + rsut)t FCF n (1 + WACC)n

Bước 5: Xác định giá chào mua bằng cách so sánh giá trị VO và giá trị thị trường của doanh nghiệp tại thời điểm định giá.

Để áp dụng được mô hình APV trong định giá doanh nghiệp, có ba yếu tố quan trọng cần xác định:

− Báo cáo tài chính với dòng tiền tự do dự kiến của doanh nghiệp và tấm chắn thuế sau khi sáp nhập

− Chi phí vốn không sử dụng đòn cân nợ

− Cấu trúc vốn mục tiêu và tốc độ tăng trưởng dự kiến của doanh nghiệp. APV sẽ chia giá trị hoạt động của công ty thành hai phần: giá trị của công ty không sử dụng đòn cân nợ là giá trị hiện tại của dòng tiền được chiết khấu ở chi phí sử dụng vốn không có đòn cân nợ, và giá trị của tấm chắn thuế là giá trị hiện tại của tất cả phần tiết kiệm được từ thuế được chiết khấu ở chi phí vốn không có đòn cân nợ: VO = VU + VTS

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I là tổng luận các vấn đề cơ bản về hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp; bên cạnh đó là các thông tin, số liệu thống kê, bản chất của các thương vụ sáp nhập trên thế giới trong những năm gần đây và nhận định về xu hướng của thị trường này trên thế giới trong những năm sắp tới. Chương I cũng giới thiệu cơ sở lý luận của mô hình hiện giá điều chỉnh (APV) áp dụng cho việc định giá doanh nghiệp, cụ thể là các bước áp dụng cho việc định giá doanh nghiệp mục tiêu sẽ được sử dụng trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI CÔNG TY Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 45 Ứng dụng mô hình APV trong phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại Công ty (M&A) tại Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)