Mặt trái của quá trình kích cầu

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM (Trang 53)

Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam lại huy động và sử dụng một hệ thống công cụ, giải pháp có quy mô và tầm cỡ như vừa qua để ổn định và phát triển kinh tế. Đối phó với tác

động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ đã thông qua gói kích cầu gần 9 tỷ USD (chiếm khoảng 12% GDP) gồm: giảm, giãn thuế; bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp (DN), thực hiện tài trợ lãi suất 4%, tăng đầu tư công... Bên cạnh đó là hàng loạt giải pháp về an sinh xã hội đã và đang được thực hiện như: điều chỉnh lương, bảo hiểm thất nghiệp, tài trợ việc làm. Với việc gia tăng liều lượng gói kích cầu, Chính phủ đã tích cực và quyết tâm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, trong đó gói kích cầu trước hết có hiệu ứng tâm lý tích cực, như một chiếc phao cứu sinh làm gia tăng tức thời lòng tin cho các DN, ngân hàng, nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm và quyền năng của Nhà nước.

Tuy nhiên, vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế đặt ra hiện nay là song song với quá trình thực hiện gói kích cầu, một số vấn đề "mặt trái của kích cầu" cũng đang dần bộc lộ, đòi hỏi phải tiến hành ngay những biện pháp xử lý, nhằm làm cho việc kích cầu thật sự có hiệu quả.

Mặt trái của kích cầu được biểu hiện ở các phương diện sau:

Thứ nhất, khi các dự án vay đầu tư được lập ra có chất lượng thấp hoặc triển khai

kém, giải ngân không đúng mục đích vay, sẽ làm thất thoát, lãng phí các nguồn vốn vay, gia tăng gánh nặng nợ nần và các hiện tượng “đầu cơ nóng” với những hệ quả đắt đỏ đi kèm cho cả Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng và xã hội nói chung.

Thứ hai, sự gia tăng các hiện tượng tham nhũng do sự bắt tay giữa các ngân hàng

với các doanh nghiệp trong việc lập các dự án vay ảo để chiếm đoạt vốn hỗ trợ từ gói kích cầu; do các ngân hàng nhũng nhiễu doanh nghiệp để “ăn chia” phần vốn hỗ trợ trong khi thẩm định, cho vay vốn, làm tổn hại lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Thứ ba là làm tổn hại đến sức cạnh tranh của nền kinh tế do việc cho vay theo gói

kích cầu thiên về quy mô và thành tích, tức góp phần níu kéo, duy trì cơ cấu kinh tế, cũng như cơ cấu sản phẩm và thị trường kinh doanh lạc hậu, kém hiệu quả.

Thứ tư là làm gia tăng hoặc kéo dài tình trạng bất bình đẳng thị trường giữa các loại hình doanh nghiệåp, khu vực kinh tế và các địa phương nếu không tuân thủ tốt các nguyên tắc minh bạch và bình đẳng trong triển khai các gói kích cầu.

Như vậy, về tổng thể và cơ bản, liệu pháp kích cầu có nhiều tác động tích cực hơn tiêu cực, đặc biệt các gói kích cầu có ý nghĩa lịch sử nhất định trong quá trình phát triển và quản lý kinh tế- xã hội đất nước, nhất là trong các tình huống khẩn cấp và đặc biệt… Tuy nhiên, việc triển khai chúng trên thực tế đòi hỏi sự cẩn trọng và tỉnh táo, tránh lạm dụng, kéo dài, cũng như cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kết hợp các giải pháp đồng bộ khác nhằm phát huy các tác động tích cực, trung hoà và phòng ngừa các tác động tiêu cực, góp phần ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô và vi mô theo hướng bền vững.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG – BIỆN PHÁP

3.1. Đối với thị trường tài chính

Về thị trường tài chính thì khủng hoảng tài chính toàn cầu không ảnh hưởng trực tiếp làm suy sụp nền tài chính nước ta vì trong thị trường tài chính thì thị trường chứng khoán của chúng ta rất nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên đối với thị trường tín dụng và hệ thống ngân hàng thì cần phải quan tâm.

Hiện nay chúng ta có 5000 ngân hàng thương mại quốc doanh làm vai trò nòng cốt để Chính phủ điều hành thị trường tín dụng và thị trường hối đoái. Thị trường này cần tập trung giải quyết bài toán về lãi suất. Chính phủ chủ trương thắt chặt tiền tệ nhưng cần linh hoạt, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Vấn đề ở đây ta cần phải tập trung các công cụ tiền tệ để làm sao giảm lãi suất xuống. Chúng ta phải giảm lãi suất cơ bản để các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất xuống. Điều này thì ta đã làm rồi nhưng cần phải tiếp tục giảm.

Lãi suất chiết khấu ngân hàng trung ương cũng phải giảm để kéo thị trường xuống. Vấn đề ở đây cần có sự đồng thuận giữa Chính phủ, ngân hàng trưng ương và hệ thống các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại, cổ phần có thể vì lợi ích cục bộ có thể đi chệch hướng và có thể làm suy sụp cả hệ thống ngân hàng nên đòi hỏi các ngân hàng thương mại cổ phần phải ý thức cùng đồng thuận với chính phủ.

3.2. Đối với chi tiêu và đầu tư của chính phủ

Bên cạnh đó, về chi tiêu công trong tình trạng hiện nay thì Chính phủ nên dãn các dự án đầu tư mua sắm nhiều thiết bị nhập khẩu, nên mở rộng các dự án đầu tư vào nông thôn, hạ tầng, giao thông, trường trạm. Bởi đây là những công trình sử dụng nhiều sắc thép, xi

măng, gạch ngói, nhân công để kích cầu tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước lên. Như vậy, vốn đầu tư ngân sách thực hiện nhiệm vụ kích cầu thị trường thị trường trong nước. Vì khi kích cầu sản phẩm lên thì kéo theo kích cầu tiêu dùng, đòng thời giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp và thực hiện mục tiêu giảm thất nghiệp ở nông thôn của Đảng.

3.3. Đối với thị trường xuất khẩu

Chính phủ cần giảm chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng các công cụ chính sách trực tiếp và gián tiếp. Đã đến lúc chính phủ cần phải giảm lãi suất cơ bản hơn nữa để kích thích đầu tư trong nước, giảm chi phí vay cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.

Chính phủ sử dụng chính sách tỉ giá nhưu công cụ để giảm chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Việc VND tăng giá đã gây khó khăn cho accs doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay. Cho nên Chính phủ cần phá giá hơn nữa VND để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu từ trong nước

Chính phủ có thể miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp trong thời gian khủng hoảng, hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhưng gặp khó khăn về vốn, tiếp tục giảm giá nhiên liệu… để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

Về phía các doanh nghiệp thì đây là thời điểm để các doanh nghiệp tái cơ cấu tổ chức, cắt giảm chi phí và xác định hướng đi cho mình, tiếp tục duy trì và phát triển những lĩnh vực kinh doanh thực sự có thế mạnh, còn những lĩnh vực kém hiệu quả thì cần loại bỏ để cắt giảm chi phí. Tiếp tục khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống, đồng thời thâm nhập vào thị trường ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng như Trung Quốc, các nước

xuất khẩu dầu lửa, ASEAN, châu Phi. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm ít bị suy thoái như thực phẩm, nông sản, hải sản…

3.4. Đối với giải pháp an sinh xã hội

Đối với các giải pháp này thì chính phủ cần phải đặc biệt chú ý đến cơ chế chính sách đối với việc xóa đói, giảm nghèo.

Về cơ chế cần có sự đổi mới như vấn đề bảo hiểm và xây dựng các chính sách ưu đãi cho 61 huyện nghèo nhất nước, rối xem xét lại tính toán lại chuẩn nghèo cho phù hợp với điều kiện tình hình kinh tế hiện nay. Tăng các trợ cấp an sinh xã hội nhất là trợ cấp trực tiếp cho người nghèo, giảm học phí, viện phí, khuyến khích các hoạt động đào tạo chuyển đổi nghề và triển khai các chương trình tạo việc làm mới trong xã hội từ cac quỹ phù hợp; quan tâm hỗ trợ hợp lý, trực tiếp cho người nghèo, người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều khi Nhà nước điều chỉnh tăng giá.

Đặc biệt cần thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách đã ban hành về hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo; minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục trợ cấp để người dân nhận được kịp thời.

3.5. Đối với thị trường nội địa

Khi thị trường bên ngoài bị thu hẹp thì phải tập trung phát triển thị trường nội địa. Muốn mở rộng thị trường nội địa nhất thiết phải nâng mức thu nhập bằng tiền của xã hội thông qua các chương trình đầu tư, khuyến khích phát triển.

Nhưng hiện tại thu nhập bằng tiền của người dân còn thấp cho nên chính phủ cần mở rộng thêm gói tài chính ngoài kích cầu vào các tầng lớp dân cư như nông dân, công nhân, thợ thủ công, tiểu thương, các viên chức nhà nước…Gói kích cầu cần phải mở rộng thị trường trong nước hơn nữa, chẳng hạn:

 Đối với dân cư sống ở khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Cần phải tạo thêm công ăn việc làm để một mặt nâng cao thu nhập, mặt khác khi thu nhập tăng lên sẽ tạo điều kiện cải thiện đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Muốn vậy thì phải thực hiện một cách có hiệu quả chính sách khuyến nông như phổ biến các kỹ thuật canh tác mới, chọn giống cây con vật nuôi cho năng suất cao, có khả năng kháng dịch bệnh, đẩy mạnh việc phát triển công nghệ sinh học và ứng dụng phục vụ cho nông nghiệp, mở rộng tín dụng nông thôn với lãi suất ưu đãi…nhằm giúp cho nông sản Việt Nam có thể nâng cao sức cạnh tranh đối với hàng hóa nông sản phẩm của các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp, lưu thông trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông thôn được dễ dàng hơn, chi phí lưu thông thấp hơn nên giá cả cũng giảm phù hợp với sức mua còn thấp của dân cư, nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn qua các công trình đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa… Khi thu nhập của những lao động trong lĩnh vực này ở nông cũng tăng lên, thu hút mọi người về nông thôn làm việc, góp phần giảm bớt sự căng thẳng về việc làm ở thành thị.

Khuyến khích người dân ở nông thôn tăng cường xây dựng nhà ở bởi việc xây dựng nhà ở là một hành vi tiêu dùng có lợi cho cá nhân các hộ gai đình, không những nó giải quyết nhu cầu về nhà ở mà còn làm tăng thu nhập xã hội như thu nhập của người công nhân xây dựng, của người sản xuất vật tư xây dụng… dẫn đến làm tăng tiêu dùng xã hội.

 Đối với dân cư khu vực thành thị và kinh tế công nghiệp

Cần mở rộng trở lại đầu tư trong nước, nhất là đầu tư vào các công trình có hiệu quả tăng cường cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo thêm

công ăn việc làm, tăng thu nhập cho những người làm công ăn lương, nhờ đó làm gia tăng sức mua xã hội.

Mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, nhất là thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước.

Nâng cao thu nhập của những người làm việc ở các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật, dịch vụ công cộng, công an, cán bộ, viên chức nhà nước các cấp bởi hiện nay lương của họ rất thấp nên sức tiêu thụ của họ cũng rất thấp.

LI KẾT

Cuộc khủng hoảng tài chínhvừa qua đã gây ra nhiều hậu quả với nền kinh tế thế giới , nó cũng đã mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội mới cũng như thách thức mới. Hiện nay khủng hoảng tàu chính cũng đã qua đi, nền kinh tế các nước đang từng bước khối phục trở lại nhưng vẫn còn đó rất nhiều điều cần phải xem xét và những bài học kinh nghiệm trong việc chống khủng hoảng. Bằng những kiến thức đã được học và cùng với sự tìm tòi học hỏi chúng em đã cố gắng hết mình để thực hiện đề tài này, tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm.

Chúng em rất mong có được sự góp ý của thầy để có thể hoàn thiện bài làm hơn.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)