Đánh giá chung công tác quản lý chất lượng 1 Những ưu điểm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM ở công ty Dệt 19. 5 Hà Nội (Trang 84 - 87)

1. Những ưu điểm.

Nhờ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 cho nên mọi công việc được quản lý một cách chặt chẽ, tuân theo những quy trình đã được văn bản hoá. Nhờ đó kiểm soát được chất lượng sản phẩm và công việc.

Vấn đề đào tạo cho người lao động trong công ty thường xuyên được đặt ra và thực hiện hàng năm (trong đó có những khoá học đào tạo về chất lượng). Do vậy vấn đề chất lượng thường xuyên được nêu cao tạo ra sự nỗ lực quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty vì mục tiêu chất lượng.

Phòng KCS của công ty thực hiện chỉ thực hiện chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm nhưng phối hợp tương đối tốt với công nhân để kiểm soát chất lượng sản phẩm. Khi phát hiện ra vấn đề về chất lượng kịp thời thông báo cho

Phê duyệt:

-Gửi đơn hàng -Hợp đồng

Tiến hành mua

Kiểm tra xác nhận nguyên liệu, vật tư mua về

Trả lại khách Nhập kho Đạt Đạt Không đạt Trưởng phòng vật tư Trưởng phòng vật tư TP KCS TP KTSX KT vật tư

người lao động biết để điều chỉnh cho nên chất lượng. Cho nên chất lượng sản phẩm được đảm bảo tạo được lòng tin với khách hàng.

Từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế Công ty thực hiện chế độ hạch toán độc lập, khoán sản phẩm đến người lao động, trả lương theo sản phẩm cộng với các biện pháp khuyến khích về chất lượng sản phẩm cho nên người công nhân có ý thức nâng cao năng suất, chất lượng, đẩy nhanh được tiến độ sản xuất, hoàn thành kế hoạch sản xuất.

Đối với cán bộ quản lý, tuy đây là đối tượng không trực tiếp tạo ra sản phẩm, nhưng lại là một nhân tố cơ bản quyết định đến chất lượng sản phẩm. Thời gian qua cán bộ công nhân viên trong công ty có sự thay đổi nhận thức rõ rệt về vấn đề chất lượng, một số biểu hiện như:

+ Thường xuyên cập nhật kiến thức về quản lý chất lượng.

+ Gương mẫu thực hiện các chủ chương của công ty trong phong trào nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng.

+ Thực hiện tác phong công nghiệp làm việc đúng giờ giấc có trách nhiệm với công việc của mình và đồng nghiệp.

Nhờ những sự chuyển biến tích cực trên mà quá trình triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002 ở công ty được hoàn thành trong gần một năm và hiện tại công ty lại đang triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM. Đó là một dấu hiệu đáng mừng của công ty trong phong trào nâng cao chất lượng.

2. Những tồn tại và nguyên nhân.

Quản lý chất lượng hiện đại ngày nay đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, công ty Dệt 19.5 Hà Nội ít nhiều còn chịu ảnh hưởng của lề lối làm việc cũ, dựa vào kinh nghiệm của bản thân từng người là chính, chưa

có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, giữa các thành viên với nhau. Như vậychưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý chất lượng toàn diện.

Quản lý chất lượng của công ty chủ yếu vẫn dựa vào công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Công tác kiểm tra hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng. Việc kiểm soát từng công đoạn của quá trình sản xuất còn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ, chất lượng bán thành phẩm trên dây truyền chưa cao.

Việc kiểm soát quá trình tuy đã thực hiện theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002 nhưng hiệu quả chưa cao do vấn đề nhận thức của cán bộ công nhân viên còn hạn chế, các quy trình chưa được cải tiến hoàn thiện cho phù hợp.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TỪNG BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG TQM Ở CÔNG TY DỆT 19. 5 HÀ NỘI. ÁP DỤNG TQM Ở CÔNG TY DỆT 19. 5 HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM ở công ty Dệt 19. 5 Hà Nội (Trang 84 - 87)