Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu 52 Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các quỹ đầu tư chứng khoán trên Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45 - 47)

khoán Việt Nam trong thời gian qua

Tính đến ngày 31/12/2006 có 18 Công ty Quản lý quỹ (CtyQLQ) được cấp phép, trong đó có 4 Công ty liên doanh giữa các Ngân hàng (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Vietcombank, Sacombank và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) với các đối tác nước ngoài. Hoạt động kinh doanh sinh lợi của các CtyQLQ tạm thời có thể chia thành hai mảng chính: hoạt động Quản lý quỹ đầu tư

chứng khoán và hoạt động Quản lý danh mục đầu tư.

Trong số 18 CtyQLQ được cấp phép thì mới chỉ có 8 CtyQLQ chính thức thực hiện nghiệp vụ Quản lý quỹ và đang quản lý 9 quỹđầu tư chứng khoán. Ngoài ra, theo Quy định tại Nghị định 144/2003/NĐ-CP và Quyết định 71/2005/QĐ-BTC thì chỉ các

CtyQLQ trực thuộc các Công ty Bảo hiểm mới được thực hiện nghiệp vụ Quản lý danh mục đầu tư. Tổng số vốn và tài sản mà các Công ty này đang quản lý ước đạt 45.272,65 tỷđồng (tăng gấp 6 lần so với năm 2005), trong đó vốn ủy thác của lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ là 41.829,2 tỷ đồng (chiếm 92%) và phần còn lại là các quỹđầu tư

chứng khoán 3.443,45 tỷđồng (chiếm 8%).

Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của các CtyQLQ chủ yếu tập trung vào một số nghiệp vụ như quản lý tài sản bao gồm quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư, tự

doanh chứng khoán và một số ít là từ tiền gửi Ngân hàng. Cơ cấu lợi nhuận của các CtyQLQ trong năm 2006 cho thấy nghiệp vụ quản lý tài sản mang lại lợi nhuận cao nhất và chiếm tới 63% doanh thu. Phần còn lại là hoạt động từ đầu tư chứng khoán, thưởng…

Với tổng lượng vốn quản lý đạt hơn 45.607,5 tỷ đồng bao gồm vốn huy động của các quỹ, vốn uỷ thác và vốn điều lệ của các Công ty, các CtyQLQ Việt Nam đang trở thành những nhà đầu tư có trọng lượng trên TTCK Việt Nam.

Nguồn vốn uỷ thác 2005 (tỷ đồng) Tính đến tháng 11/2006 (tỷ đồng)

Quỹđầu tư 300 3443.45

Quỹ Bảo hiểm nhân thọ 7.600 41829.2

Tổng 7.900 45272.65

1/ Điểm qua quá trình phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

Trước đây vào những năm 90, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam khá nhiều với sự xuất hiện hơn 10 quỹ có thể kểđến như Mekong Fund, Vietnam Fund hay Beta Fund… Điều đó chứng tỏ thị trường Việt Nam là một thị trường khá hấp dẫn, có thể mang lại lợi nhuận cao. Thế nhưng vào thời điểm đó, ở Việt Nam khu vực kinh tế tư nhân chưa phát triển, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủđạo, hơn nữa thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chưa ra đời. Với tất cả những lý do này mà chúng ta đã lỡ mất cơ hội duy trì và nhân rộng dòng vốn đầu tư này. Quá trình phát triển của các quỹđầu tư tại Việt Nam có thể chia thành 2 giai đoạn

- Giai đon 1 (t năm 1991 đến năm 1997): có 8 quỹ với tổng số vốn là 417,6 triệu USD. Lúc này còn có thêm một số quỹ đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, họ gặp phải sự thất vọng và phải rút hết về nước ngoại trừ quỹ Dragon Capital.

Một phần của tài liệu 52 Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các quỹ đầu tư chứng khoán trên Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)