Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần 1Nhóm thương hiệu mạnh

Một phần của tài liệu 20 Xây dựng và giải pháp phát triển thương hiệu Ngân hàng Thương mại cổ phần Gia Định (Trang 46 - 50)

- Nợ nhóm 5: triệu đồng.

2.2.3 Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần 1Nhóm thương hiệu mạnh

Dựa vào các chỉ tiêu đưa ra, bên cạnh việc nghiên cứu và phân tích về hoạt động của các ngân hàng, nhóm thương hiệu mạnh là các ngân hàng: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Sòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB), Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank).

Nhóm ngân hàng này đã có quá trình đầu tư, xây dựng thương hiệu của mình. Với sự nổ lực và vươn lên không ngừng, các ngân hàng trong nhóm đã đạt được:

Về tài chính: trong các năm từ 2003 đến nay, Nhóm này luôn có số vốn điều lệ cao nhất trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Tổng tài sản; Tổng vốn huy động; Tổng dư nợ cho vay; Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận luôn ở top cao. Nhóm này tuy chỉ có 5 đơn vị nhưng đã chiếm gần 50% về Vốn điểu lệ, tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận của toàn bộ các ngân hàng thương mại cổ phần.

Mạng lưới chi nhánh: Nhóm này đã phát triển mạng lưới chi nhánh rất nhanh và rộng khắp. Mạng lưới chi nhánh đã phủ khắp các vùng kinh tế trọng yếu của cả nước.

Sản phẩm của ngân hàng: nhóm này có nhiều sản phẩm vừa truyền thống và hiện đại. Các sản phẩm đó đã đáp được nhu cầu của khách hàng về huy động, cho vay và các dịch vụ thanh toán quốc tế;

Về công nghệ, các ngân hàng này đã mạnh dạn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động. Sự đầu tư công nghệ cũng nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động lớn, tạo ra các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng.

Tiếng tăm ngân hàng trong công chúng, trong khách hàng: Khi không tính sự ảnh hưởng của các NHTM quốc doanh, nhóm này đã tạo được tiếng vang lớn trong lòng khách hàng.

Mức độ dễ dàng nhớ và nhận biết đến nhóm này cao;

Biểu tượng (Logo) và khẩu hiệu (slogan): Các ngân hàng này đã có quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu tốt. Các biểu tượng và khẩu hiệu đã dần được khách hàng nhớ đến.

Hình ảnh về ngân hàng, nhóm này có các văn phòng, trụ sở rất khang trang, nằm tại những vị trí thuận tiện cho giao dịch khách hàng. Hệ thống bảng hiệu, biển hiệu và hướng

dẫn, tiếp đón khách hàng từ lúc ở ngoài ngân hàng cũng như trong ngân hàng rất dễ dàng nhận biết.

Về tác phong nhân viên và sự phục vụ khách hàng, các ngân hàng nhóm này đã có các quy định, quy chế nhân viên trong việc phục vụ khách hàng. Đào tạo nhân viên qua các lớp học, qua các khóa đào tạo ngắn hạn về phong cách ứng xử và phục vụ khách hàng, làm cho khách hàng luôn cảm nhận được sự chuyên nghiệp và thân thiện của nhân viên. Khách hàng gắn bó với ngân hàng.

2.2.3.2Nhóm thương hiệu trung bình

Các Ngân hàng thuộc nhóm này cũng đã bắt đầu tạo dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm. Đa số các ngân hàng này đều đặt mục tiêu là Top 10 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam. Các ngân hàng có thể liệt kê vào nhóm này là: Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB), Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc Doanh (VPBank), Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank), Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thương (Saigonbank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Các ngân hàng nhóm này đã có một số tiêu chí ngang bằng với một số ngân hàng nhóm trên, nhưng cũng có những tiêu chí còn hạn chế.

Về phát triển mạng lưới chi nhánh, nhóm này có tốc độ mở rộng mạng lưới nhanh nhất trong hệ thống ngân hàng. Bình quân trong nhóm, mỗi ngân hàng có khoảng 60 địa điểm giao dịch.

Về sản phẩm của ngân hàng: nhóm này có các sản phẩm ngân hàng truyền thống, phục vụ được nhu cầu tiền gửi, tiền vay và dịch vụ cho khách hàng;

Về công nghệ ngân hàng, đa số các ngân hàng này đã có sự đầu tư cao cho công nghệ. Hệ thống ngân hàng lõi (Core-banking) đã được các ngân hàng này mua ở nước ngoài và đang trong thời gian triển khai thực hiện;

Tiếng tăm ngân hàng trong công chúng, trong khách hàng: Các ngân hàng này đang dần khuếch trương quảng bá thương hiệu ngân hàng. Khách hàng và công chúng có sự nhận biết tương đối rõ ràng về các ngân hàng này;

Mức độ dễ dàng nhớ và nhận biết đến ngân hàng: tuy mức độ dễ dàng nhận biết đến nhóm ngân hàng này chưa cao nhưng với tốc độ tăng cường quảng bá hình ảnh của ngân hàng, trong thời gian tới các ngân hàng này sẽ rất dễ nhận biết;

Biểu tượng (Logo), khẩu hiệu (slogan): Nhóm này có biểu tượng và khẩu hiệu riêng biệt của từng đơn vị, nhưng biểu tượng và khẩu hiệu vẫn chưa đi vào khách hàng, vào công chúng;

Hình ảnh văn phòng của nhóm này đẹp và khang trang;

Sự phục vụ khách hàng của nhân viên nhóm này rất tốt. Nhân viên của nhóm hiểu rõ vai trò của cá nhân trong việc xây dựng thương hiệu ngân hàng.

Cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nhóm ngân hàng này đã hiểu rõ vai trò của thương hiệu và nguy cơ bị thôn tín từ các tổ chức tài chính bên ngoài. Cho nên các ngân hàng này đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới, đầu tư cho công nghệ và đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu. Trong nhóm có những ngân hàng trước năm 2004 đang bị ngân hàng nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt nhưng hiện nay đã trở thành những ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

2.2.3.3Thương hiệu yếu và khó nhận biết

Nhóm này bao gồm tất cả các ngân hàng còn lại. Nhóm này tuy chiếm số lượng lớn nhất, nhưng các chỉ tiêu tài chính chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp trong các NHTMCP. Cụ thể về Tổng tài sản nhóm này chỉ chiếm dưới 15%, Vốn huy động chỉ chiếm 14%, Dư nợ cho vay khoảng 14%, Lợi nhuận trước thuế 12% so với toàn bộ các Ngân hàng TMCP. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu khác cũng thấp và hạn chế, cụ thể:

Về năng lực tài chính so với các nhóm khác là rất thấp.

Tuy là nhóm có nhiều ngân hàng nhất, nhưng mạng lưới chi nhánh lại thấp nhất so với các nhóm khác. Chưa được 20% trên tổng số các địa điểm giao dịch của toàn bộ ngân hàng TMCP.

Về sản phẩm ngân hàng: sản phẩm của nhóm này rất ít, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống về tín dụng và huy động.

Công nghệ ngân hàng: một số ngân hàng trong nhóm cũng đã đầu tư cho công nghệ, nhưng nhìn chung, các ngân hàng này vẫn chưa có sự đầu tư cho công nghệ;

Tiếng tăm ngân hàng trong công chúng, trong khách hàng còn ít;

Mức độ dễ dàng nhớ và nhận biết đến ngân hàng kém, có sự nhầm lẫn trong tên gọi của các ngân hàng;

Biểu tượng (Logo), khẩu hiệu (slogan): Các biểu tượng của các ngân hàng nhóm này rất đơn điệu, chưa có tính chuyên nghiệp và làm cho khách hàng khó nhận biết;

Về hình ảnh ngân hàng của nhóm: hình ảnh của Trụ sở chính, các chi nhánh, phòng giao dịch v.v… cũng giống như các nhóm khác. Hình ảnh thể hiện sự an tâm cho khách đến giao dịch.

Tác phong nhân viên và sự phục vụ khách hàng: Một số ngân hàng có đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp và tận tình giúp đỡ khách hàng.

2.3. Thương hiệu NH TMCP Gia Định2.3.1 Thương hiệu NH TMCP Gia Định

Một phần của tài liệu 20 Xây dựng và giải pháp phát triển thương hiệu Ngân hàng Thương mại cổ phần Gia Định (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w