THỰC TRẠNG VỀ QUI TRÌNH XÂYDỰNG KẾ HOẠCH HOÁ

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Công ty xây dựng Sông Đà 8 doc (Trang 46 - 52)

NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 8.

Công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Công ty xây dựng Sông Đà 8 rất được coi trọng, bởi vì nó không chỉ là một phần của chiến lược kinh

doanh dài hạn, mà bởi vì công ty còn có kế hoạch phát triển con người,

vì sự nghiệp con người, vì sự ấm no hạnh phúc của họ. Công tác này quyết định sự thành bại của của công ty trong việc sản xuất kinh doanh, nó liên quan đến tất cả bộ phận khác, nó có thể làm suy yếu hoặc mạnh

lên cả một hệ thống các bộ phận chức năng khác nó ảnh hưởng đến cả

tổng công ty xây dựng Sông Đà. Vì vậy công tác này,được xây dựng dưới sự chỉ đạo củatổng công ty Sông Đà kết hợp với công ty Sông Đà 8. Tổng công ty giao trách nhiệm cho giám đốc công ty Sông Đà 8, chịu

trách nhiệm trực tiếp trước tổng công ty về công tác kế hoạch hoá

nguồn nhân lực tại mỗi thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi giai đoạn, mỗi

chu kỳ kinh doanh

1 Các bước tiến hành công tác kế hoạch hoá gồm.

Công ty đề ra nhu cầu chủ yếu dựa vào bản chiến lược sản xuất kinh

doanh của công ty và vào kinh nghiệm của họ để đưa ra con số thích

hợp.

b. Dự báo nhu cầu.

Công ty cũng chia quá trình dự báo làm 3 giai đoạn.  Ngắn hạn:

Đây là công tác mang tính chất thường xuyên của công ty của các bộ

phận, ở đây công tác kế hoạch hoá nhân lực ngắn hạn được phòng tổ

chức lao động trực tiếp giao cho các bộ phận, các đơn vị các địa phương

khác nhau. Bộ phận phải có trách nhiệm báo cáo tình hình nhân sự lên phong tổ chức lao động theo quý tức là ba tháng một lần. Các bộ phận

này có nhiệm vụ báo cáo lên các con số cụ thể về tình hình nhân lực, như số lượng còn thiếu, mức lương..

Phòng tổ chức lao động có trách nhiệm thu thập và đề xuất với giám đốc các kế hoạch về tuyển dụng, đào tạo, bổ sung nhân lực cho các bộ

phận. Đây là công tác toàn công ty tham gia, nó mang tính chất rất thường xuyên, nó chi phối công tác kế hoạch hoá dài han của công ty.

Dự báo nhu cầu ngắn hạn của công ty không dựa vào việc phân tích khối lượng công việc, hay căn cứ vào định mức lao động để tính ra số lao động cần thiết mà họ chỉ thu thập thông tin về nhân lực của các bộ phận các địa phương, các phòng ban về nhu cầu nhân lực của họ. Sau đó

phòng tổ chức lao động thu thập và con số tổng hợp tất cả số lao động

của các bộ phận các địa phương chính là con số dự báo nhu cầu nhân lực

ngắn hạn.

* Dự báo nhu cầu trung hạn.

Kế hoạch hoá trung hạn nguồn nhân lực từ 1 đến 3 năm, trong giai đoan

này hay trong khoảng thời gian này, thường kế hoạch sản xuất kinh

doanh của công ty xây dựng Sông Đà 8 đã rõ ràng duới các dự án, các

công trình cụ thể đang được công ty xây dựng thực hiện vì vậy kế hoạch

hoá trung hạn chỉ chủ yếu nhằm mục đích bố trí sắp xếp nhân lực cho

các dự án, các công việc trong nội bộ công ty. Do vây phòng tổ chức

kế hoach hoá trung hạn này. Người chịu trách nhiệm trực tiếp trức giám đốc là trưởng phòng tổ chức lao đông, quy chế xây dựng bản kế hoạch

hoá nhân lực này giống như công tác xây dựng bản kế hoạch hoá dài hạn

tức là các phòng ban liên quan phải cung cấp thông tin để phòng tổ chức lao động tiến hành xây dựng kế hoạch. Đặc điểm khác biệt giữa việc xây

dựng bản kế hoạch này là các cơ chế với bản kế hoạch nhân lực daì hạn, đó là các cơ chế liên quan đến việc nới lỏng, do vậy đôi khi các phòng ban khác hợp tác với phòng tổ chức lao động không chặt chẽ.

Phòng tổ chức sau khi thu thâp các thông tin liên quan đến xử lý, họ

còn tiến hành các công trình và dò hỏi các trưởng nhóm trước bộ phận

về sự biến động nhân lực cụ thể do đó công tác kế hoạch hoá trung hạn

này có phần chính xác hơn. Phương pháp xây dựng kế hoạch hoá nhân

lực này vẫn dựa trên phương pháp định tính mặc dù lúc này công tác phân tích công việc là có thể làm được vì các dự án, các công trình đã biết rõ kế hoạch xây dựng và sản xuất. Đặc điểm ở kế hoạch trung hạn

này là phòng tổ chức đôi khi phải xây dựng kế hoạch hoá nhân lực theo các công trình, các công trình có kế hoạch xây dựng từ 3 đến 5 năm.

Việc căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, dựa vào tổng giá trị sản

xuấtvà dự tính chi phí để dự đoán cung cầu nhân lực, để lập kế hoạch

hoá ở giai đoạn này được các cán bộ nhân lực phòng tổ chức sử dụng

triệt để.

Việc các căn cứ vào kế hoạch nhân lực dài hạn và chủ yếu từ bản nhân

sự ngắn hạn từ các bộ phận gửi lên, Công ty cân đối và xây dụng bản kế

hoạch trng hạn này. Bản kế hoạch này yêu cầu tương đối chính xác nên

đồi hỏi phòng tổ chức lao động phải rất cố gắng trong việc xây dựng bản

kế hoạch này.

Và con số dự báo của giai đoạn trung hạn này là con số tổng hợp từ kinh

nghiệm của cán bộ phòng tổ chức lao động và con số thu thập từ các trưởng nhóm. Cán bộ làm công tác dự báo đưa ra con số của mình dựa

vào kinh nghiệm của bản thân, và dựa vào con số của bản kế hoạch kinh

Sau khi xây dựng xong kế hoạch hoá nhân lực trung hạn, phòng tổ

chức lao động chuyển bản kế hoạch thành dạng văn bản gửi phòng ban khác tham gia ý kiênsau đó chỉnh xử lí lại và gửi giám đốc duyệt. Sau đó gửi bản kế hoạch này cho các bộ phận.

 Kế hoạch hoá dài hạn.

Cứ vào đầu tháng1của năm bắt đầu kế hoạch kinh doanh mới hoặc kế

hoặc nhân lực mới của công ty là giám đốc phaỉ trình bày bản kế hoạch

nhân sự mới cho tổng công ty cùng với các kế hoạch kinh doanh về công

ty. Ví dụ đầu kế hoạch như ngày 1 tháng1 năm1996, 1 tháng 1 năm2001 vv... Giám đốc công ty xây dựng Sông Đà 8, giao trách nhiệm cho phòng tổ chức lao động của công ty chịu trách nhiệm chính và trực tiếp trước giám đốc trong việc xây dựng công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực dài hạn này, mà người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp trước giám đốc đó là trưởng phòng lao động. Đồng thời giám đốc trực tiếp giám sát quá

trình xây dựng bản kế hoạch hoá nguồn nhân lực dài hạn của công ty, giám sát đôn đốc phòng tổ chức lao động cho đúng thời hạn. Giám đốc

còn có những qui chế bắt buộc với các phòng ban liên đới có trách

nhiệm cung cấp thông tin cần thiết đến công tác xây dựng bản kế hoạch

hoá nguồn nhân lực dài hạn này, ví dụ các phòng, các ngành phải báo

cáo, thống kê gửi cho phòng tổ chức lao động về số lượng nhân lực hiện

có, số lượng lao động dự tính cần có, số lượng lao động cần cắt giảm, dự

tính công việc trong tương lai, dự tính về tình hình mở rộng sản xuất kinh doanh vv... Đây là những qui định mang tính chất bắt buộc, mà

người chịu trách nhiệm chính là các trưởng các bộ phận, phòng ban đó. Đông thời giám đốc cũng có trách nhiệm trong việc cung cấp về kế

hoạch sản xuất dài hạn của công ty, kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh để phòng nhân lực hoàn thành nhiệm vụ. Với các chức năng,

quyền nhất định, phòng tổ chức lao động có thể huy động nguồn nhân

lực của các bộ phận khác để tham gia vào việc xây dựng bản kế hoạch

hoá nguồn nhân lực dài hạn. Có thể thu thập các số liệu ở các phòng ban

để xây dựng bản kế hoạch, sau khi tập hợp song các thông tin liên quan

Phòng tổ chức bát đầu xử lý số liệu và xây dựng bản kế hoạch hoá nhân

lực trong tương lai, phòng tổ chức lao động không xây dựng bản kế

hoạch hoá nguồn nhân lực dài hạn theo lý thuyết xây dựng bản kế hoạch

hoá nhân lực đó là dựa vào phân tích công việc hay dựa vào đánh giá

công việc hoặc dựa vào định mức lao động, mà chỉ dựa chủ yếu vào thông tin về kế hoạch hoá sản xuất kinh doanh và dựa vào kinh nghiệm

của mình họ sẽ xử lý sao cho tương ứng và phù hợp với những con số

của bản chiến lược kinh doanh. Và con số của dự báo dài hạn này chủ

yếu là con số do kinh nghiệm của người làm công tác dự báo đưa ra. Sau

khi xây dựng xong kế hoạch hoá nguồn nhân lực dài hạn của công ty Sông Đà 8, phòng tổ chức lao động chuyển nội dung của kế hoạch thành dạng bảng báo cáo thống kê, báo cáo dự tính...và gửi lên cho giám đốc

xét duyệt và giám đốc gửi trình lên Tổng công ty, đồng thời phân bổ cho

các phòng ban của công ty. Bản kế hoạch này sẽ được sửa sang dưới sự

góp ý của các phòng banvà tổng côngty. Sau dó Tổng công ty phê chuẩn,

từ đó bản kế hoạch là kim chỉ nam cho việc cân đối cung cầu của công

ty xây dựng sông Đà 8. bản kế hoạch này cũng là bản kế hoạch chung

cho các phòng ban khách phải áp dụng trong việc bố trí nhân sự.

2 Dự đoán cung nhân lực.

a. Cung nhân lực bên trong doanh nghiệp. Phưong pháp dự báo của công ty rất đơn giản.

Công ty sử dụng hệ thống thông tin về tất cả lao động đang làm việc

trong tổ chức. Bao gồm tất cả các thông tin sau:

- Tiểu sử cá nhân.

- Trình độ giáo dục.

- Các dánh giá về điểm mạnh và điểm yếu.

- Các kỹ năng và lĩnh vực kiến thức.

- Vị trí và loại công việc đang làm. - Thâm niên làm việc ở vị trí hiện tại.

- Thâm niên trong tổ chức.

- Ngày dự định về hưu.

- Tiềm năng phát triển và khả năng đề bạt.

- Lịch sử về các mức lương.

- Thông tin về các đánh giá của lãnh đạo trực tiếp.

- Thông tin về kỷ luật và khen thưởng.

Công ty sử dụng bảng thông tin để xác định nguồn cung nội bộ

của mình.

b. Cung nhân lực bên ngoài.

Công ty xác định cung nhân lực bên ngoài cũng rất đơn giản chủ yếu

dựa trên các thông tin đại chúng về nguồn lao động như các báo lao động, dịch vụ tư vấn việc làm, liên hệ với các trường đào tạo như trường Việt Xô Sông Đà,Trường CNKTXD Việt Xô số 1-Bộ XD, Trường CNKTXD tỉnh thái bình và các trung tâm giới thiệu việc làm

để tuyển công nhân kỹ thuật theo số lượng và ngành nghề cần tuyển.

3 Biện pháp cân đối nhân lực của công ty.

Truờng hợp dư thừa; công ty thực hiện các biện pháp sau:

- Hạn chế tuyển dụng.

- Thuyên chuyển.

- Chia sẻ công việc.

- Giảm bớt giờ làm việc.

- Vận động nghỉ hưu sớm. Trường hợp thiếu lao động.

- Ưu tiên bố trí cán bộ trung cấp và công nhân của công ty đã tốt nghiệp hệ tại chức ở các Trường Đại Học, có tay nghề

phù hợp với nhu cầu công việc của công việc của Công ty.

- Số lượng còn thiếu công ty đăng báo tuyển dụng (ưu tiên con

- Bố trí công nhân lao động có sức khoẻ và số công nhân thợ điện dư thừa sang làm công tác bê tông.

Trường hợp cung bằng cầu.

Biện pháp của công ty là thuyên chuyển nội bộ để xắp xếp

nhân lực một cách hợp lý nhất.

4 Kiểm tra và đánh giá.

Biện pháp kiểm tra và đánh giá qui trình xây dựng kế hoạch

hoá nguồn nhân lực tập trung chủ yếu là do phòng tổ chức lao động đảm nhận. Phòng thường xuyên theo dõi và đánh giá,

theo từng bước của qui trình kế hoạch hoá nguồn nhân lực để

tiến hành điều chỉnh kịp thời, cụ thể phòng làm công tác tư

vấn, chỉ đạo các bộ phận khác trong việc lập báo cáo và theo dõi nhân lực cảu từng bộ phận.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Công ty xây dựng Sông Đà 8 doc (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)