Bên cạnh những quyết sách quan trọng trên thì doanh nghiệp nào muốn tồn tại, phát triển bền vững, yếu tố tiếp theo cần phải quan tâm đó là marketing, phân tích khai thác thị trường, quảng bá thương hiệu
Có thể khẳng định như vậy bởi vì hầu hết các công ty lớn khi định giá tài sản của mình thì chi phí dành cho thương hiệu chiếm một tỉ trọng rất lớn. Thương hiệu có thể coi là một dự án đầu tư mà lợi nhuận của nó mang lại không chỉ tính toán trong một thời gian ngắn. Nếu doanh nghiệp nào có ý thức đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu thì uy tín, hình ảnh và giá trị niềm tin của họ trên thị trường sẽ được củng cố và do đó lượng khách hàng đến với sản phẩm của họ sẽ được duy trì cả trong hiện tại lẫn tương lai, từ đó lợi nhuận của họ cũng sẽ tăng lên tương ứng. Với nạn đánh cắp thương hiệu hay nhái giả sản phẩm như hiện nay thì vấn đề bảo vệ thương hiệu được sự bảo hộ của pháp luật là một điều kiện vô cùng cần thiết để tránh sự thất thoát tài sản, tránh được những nguy cơ có thể dẫn đến phá sản.
Ví dụ, trương hợp công ty cà phê Trung Nguyên đang nhờ các luật sư tiến hành nộp đơn khiếu nại và đưa ra các bằng chứng quan trọng nhất, chứng tỏ sở hữu bản quyền nhãn hiệu hàng hoá của mình là chính đáng bởi bị một công ty tại Mỹ nộp đơn xin sở hữu bản quyền nhãn hiệu, trước thời điểm mà công ty này nộp đơn cho phía Mỹ. Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng từng gặp phải
tình trạng tương tự và phải vất vả lắm mới có thể đòi lại được sở hữu nhãn hiệu hợp pháp như công ty ViFon, mỹ phẩm Sài Gòn, Sa Giang, Việt Tiến…
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY