Các giải pháp từ phía Chính phủ, cấp Bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV (Trang 79 - 85)

II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀ

1. Các giải pháp thu hút nguồn lực tài chính cho Viện KHCN Mỏ TKV.

1.1. Các giải pháp từ phía Chính phủ, cấp Bộ ngành có liên quan

1.1.1. Hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh.

Môi trường kinh doanh Việt Nam còn có nhiều bất cập cho khu vực kinh tế doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Các doanh nghiệp khoa học và công

nghệ bị bất lợi trong cạnh tranh với các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó Nhà nước phải nỗ lực thực hiện những chính sách nhằm khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ chung và của Viện khoa học công nghệ Mỏ - TKV nói riêng.

1.1.1.1. Tạo điều kiện cấp vốn, tín dụng.

Nói đến phát triển môi trường kinh doanh là lành mạnh không thể không nói tới việc tạo lập một môi trường cạnh tranh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và vươn ra thị trường thế giới. Muốn thế môi trường cạnh tranh trong nước phải thực sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế. Cụ thể là, Nhà nước cần giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp với các hình thức sở hữu khác nhau. Thực tế phát triển kinh tế các lĩnh vực về khoa học và công nghệ có một sức sống vô cùng mãnh liệt, đặc biệt là sự đang trưởng thành và lớn lên của doanh nghiệp khoa học và công nghệ đem theo nhiều hứa hẹn, tiềm năng mới, nó đã và đang lớn lên bất chấp mọi thiệt thòi, không chỉ so với các doanh nghiệp Nhà nước mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng môi trường tài chính linh hoạt, năng động để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn, loại hình tín dụng.

Đẩy mạnh việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước để cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn, chú trọng phục vụ các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Có những chính sách tín dụng riêng cho cộng đồng doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung cũng như Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV nói riêng. Đồng thời tạo ra kênh thông tin thật hoàn hảo để các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nắm bắt một cách dễ dàng hơn.

Mở rộng diện cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và cho vay không đảm bảo sang khu vực kinh tế tư nhân. Nhân rộng những sản phẩm tín

dụng đối các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung như là cho vay và bảo lãnh.

Tiếp cận sửa đổi bổ sung nghị định 90/2001/NĐ – Chính phủ về tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Triển khai thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại các địa phương hoặc giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng hco doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tạo điều kiện tiếp cận được các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng thông qua các hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi gặp rủi ro, bất khả kháng không trả được nợ vay.

Đồng thời vói việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương thì cần phải nghiên cứu triển khai quỹ này một cách hiệu quả. Hệ thống bảo lãnh tín dụng hiện nay vẫn là “một công cụ gây tranh cãi” về tính hữu dụng và về cơ bản không phù hợp với các nước đang phát triển do “chi phí quản lý và hoạt động quá cao” – theo kết quả của “Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam” do VNCI tiến hành. Do đó, việc nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân và thực trạng khó triển khai trong thực tế vừa qua của mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết để có giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiếp cận nguồn tín dụng.

Trợ giúp về tài chính cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ không chỉ có lập các quỹ bảo lãnh tín dụng mà có thể áp dụng các hình thức khác như chương trình cấp tín dụng cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thông qua cung cấp một nguồn tài chính cho các ngân hàng để thức đẩy họ cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ vay vốn; cung cấp các khoản tín dụng nhỏ dưới hình thức tài chính vi mô cho các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh, cấp vốn qua các quỹ đầu tư.

Đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng, chú trọng các giải pháp mới hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng, cảnh báo sớm, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng hiệu quả, an toàn. Hiện đại hoá hệ thống thông tin tín dụng, tăng cường hội nhập kiểm soát thông tin quốc tế.

Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường cho thuê tài chính. Xây dựng chính sách huy động vốn dài hạn cho các công ty cho thuê tài chính, như phát hành trái phiếu, huy động vốn trên thị trường chứng khoán….

Cần xúc tiến rà soát, xây dựng lại tất cả các chính sách ưu đãi trong các văn bản pháp luật và xây dựng kênh thông tin phù hợp nhằm phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý về ưu đãi đầu tư trong nước.

Tăng cường các biện pháp lành mạnh hoá thị trường tài chính để hạ thấp chi phí vay vốn cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ, xây dựng và áp dụng một hệ thống giám sát đối với thị trường tài chính theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thực hiện cơ chế giám sát từ xa (giám sát thông qua chế độ báo cáo trên cơ sở hình thành một số các chỉ số giám sát).

Đơn giản hoá các thủ tục cho vay vốn của ngân hàng trên cơ sở xem xét thực tế khả năng sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp khoa học và công nghệ, giảm bớt các thủ tục về thế chấp tài sản, nâng tỷ lệ cho vay vốn sát thực so với định giá tài sản của doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung cơ chế cho vay và cơ chế đảm bảo tiền vay có tính đến đặc điểm riêng của khu vực doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Tăng cường hệ thống đăng ký các giao dịch đảm bảo, đơn giản hoá các thủ tục đăng ký các tài sản thế chấp, áp dụng các hình thức thế chấp bằng các tài sản đang đầu tư. Ngoài ra, cũng cần đơn giản hoá thủ tục xin cấp ưu đãi đầu tư kết hợp với mở rộng và đầu tư dài hạn với lãi suất thấp đối với các dự án đầu tư của

các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm mới, chương trình đào tạo và nâng cao tay nghề.

1.1.1.2. Chính sách thuế

Hệ thống thuế hiện nay vẫn còn phức tạp, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý của Nhà nước. Do đó cần sửa đổi, bổ sung các luật thuế để cải tiến toàn diện hệ thống thuế theo hướng đơn giản hoá và điều chỉnh mức thuế phù hợp với doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Mở rộng phạm vi thực hiện cơ chế tự kê khai, tính thuế, tự nộp thuế, quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế, đối tượng nộp thuế và các tổ chức, cá nhân liên quan. Thực hiện lộ trình cải cách chính sách thuế từ nay tới năm 2010 theo các định hướng sau:

+ Ban hành mới các sắc thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử; thuế bảo vệ môi trường nhằm giúp cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ tự chủ, có động lực để kinh doanh hiệu quả, nâng cao tính linh hoạt, năng động của doanh nghiệp mình, đặc biệt là các doanh nghiệp khoa học và công nghệ xuất khẩu phải tự điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh để phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế và dễ dàng hơn trong việc xâm nhập vào những thị trường khó tính, nhiều bảo hộ và rào cản.

+ Sửa đổi, bổ sung đồng bộ các sắc thuế hiện hành; tăng dần tỷ trọng các nguồn thu trong nước cho phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng đối tượng chịu thuế, diện thuế trực thu và năng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng số thu về thuế. Đơn giản hoá phương pháp và căn cứ tính thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ dễ dàng tiếp cận và hưởng các ưu đãi. Tăng hiệu quả trong việc thu thuế bằng cách đào tạo cán bộ thuế có năng lực và phẩm chất, có trách nhiệm nhằm tận thu nguồn thu thuế, gia

tăng ngân sách của Nhà nước để từ đó có nguồn ngân sách để đầu tư trở lại vào các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính phủ phải ban hành những chính sách để giảm thuế cho những doanh nghiệp khoa học và công nghệ mới thành lập trong một khoảng thời gian nhất định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ mới thành lập phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Tránh tình trạng điều chỉnh mức thuế liên tục theo xu hướng tăng thuế làm cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ và hộ kinh doanh cá thể không an tâm sản xuất kinh doanh.

Đơn giản hoá các danh mục thuế kết hợp với chính sách thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh trong những ngành sử dụng tài nguyên sẵn có, thu hút nhiêu lao động, các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao, các ngành có lợi ích rộng rãi cho toàn xã hội.

Hoàn thiện chính sách thuế hải quan theo hướng đồng bộ, hợp lý tránh tình trạng áp thuế khác nhau đối với các danh mục hàng hoá xuất khẩu - nhập khẩu gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Ngoài ra, do những thủ tục và việc thẩm định rất phức tạp nên các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thuộc diện được miễn giảm thuế thường không muốn xin miễn giảm mà tìm cách trốn thuế, vì vậy cần đơn giản hoá thủ tục xin miễn giảm thuế nhằm hạn chế những tiêu cực trong thu thuế.

1.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước.

- Tránh thất thoát ngân sách Nhà nước, cần nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng ngân sách quốc gia. Chống tham nhũng, cửa quyền, lạm dụng chức quyền, sử dụng lãng phí nguồn ngân sách quốc gia.

- Cần xây dựng quan hệ cân đối hợp lý và hiệu quả giữa chi đầu tư và chi thường xuyên từ ngân sách. Nên chuyển chú trọng ưu tiên cho số lượng đầu tư sang cơ cấu, chất lượng và tính bền vững của đầu tư. Nhu cầu cân bằng

giữa chi đầu tư và chi thường xuyên cần được ghi nhận, với việc thu được giá trị từ số tiền bỏ ra được coi là nguyên tắc chỉ đạo trong phân bổ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư trong từng ngành. Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới, Chính phủ nên ngừng tăng chi đầu tư nhanh hơn tăng chi thường xuyên.

- Cần lỗ lực tạo ra một môi trường thuận lợi cho đầu tư tư nhân hơn là dựa quá nhiều vào đầu tư công để tạo ra tăng trưởng. Đầu tư công trong các doanh nghiệp nhà nước cần được cắt giảm khi cá doanh nghiệp này được cổ phần hoá. Tăng tham gia tài chính của tư nhân trong cung cấp tài sản công cần được lựa chọn nếu phân tích cho thấy điều này là hiệu quả nhất về chi phí.

- Cần thực hiện một lỗ lực bền vững nhằm làm cho phân bổ chi tiêu theo mục đích kinh tế và phân bổ chức năng gắn liền với các chiến lược cấp quốc gia và cấp ngành. Nỗ lực này cần dựa trên phân tích chính sách trong khuôn khổ tài chính trung hạn và các khuôn khổ chi tiêu trung hạn ngành và tỉnh hơn là trên các quy định cứng nhắc và duy ý chí về tỷ lệ ngấn sách nhất định dành cho các ngành được ưu tiên.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w