Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản trị bán hàng tại Chi nhánh Bita’s Hà Nội ( Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân) – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 60 - 68)

Qui hoạch sản xuất nguyên phụ liệu trong nước thay thế nhập khẩu

Hiện nay, các doanh nghiệp thuộc ngành da giầy trong nước nói chúng và Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Binh Tân nói riêng và điều phải nhập hoá chất từ nước ngoài, vừa chi phí cao lại bị động nên Công ty đã chủ trương quy hoạch vùng nguyên liệu sao cho phù hợp với chiến lược sản xuất và tiêu thụ của Công ty. Tuy nhiên việc này tiến hành chậm và hiện nay đang ở trong

giai đoạn được phê duyệt dự án. Vì vậy đề nghị các cấp có thẩm quyền cần khẩn trương thực hiện các thủ tục để dự án được đi vào hoạt động, giúp cho ngành Da Giầy nước ta có điều kiện phát triển tốt hơn.

Hỗ trợ về mặt thông tin thị trường.

Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp trong đó có Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là sự thiếu thông tin về môi trường kinh doanh. Việc thu thập thông tin từ thị trường quốc tế là việc quá sức đối với doanh nghiệp vì chi phí rất tốn kém. Nếu như nhà nước thu thập thông tin cơ bản cho các doanh nghiệp, rồi theo đó tuỳ thuộc các doanh nghiệp sử dụng như thế nào phù hợp với doanh nghiệp của minh để vừa giảm thiểu chi phí xã hội, vừa nâng cao tính cạnh tranh của các Doanh nghiệp thuộc ngành Da Giầy Việt Nam. Điều đó có thể thực hiện theo một số cách sau:

- Đưa thông tin lên mạng INTERNET, tivi, đài báo...

- Thành lập hiệp hội những nhà sản xuất Da giầy để trao đổi thông tin tăng cường hợp tác và nhận biết các tín hiệu của nhau dễ dàng hơn.

Hạn chế sự can thiệp thường xuyên và trực tiếp của Nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp.

Sự can thiệp của nhà nước trong các hoạt động kinh tế là cần thiết và có như vậy mới điều tiết được nền kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, việc can thiệp ở mức độ nào và lĩnh vực nào cho nó có hiệu quả thì đó mới là vấn đề quan trọng, nhằm đảm bảo tính chủ động của các doanh nghiệp vừa mang tính hỗ trợ vừa mang tính chất vĩ mô nhiều hơn là can thiệp trực tiếp. Có như vậy doanh nghiệp mới chủ động trong việc lập ra cho mình một chiến lược kinh doanh độc lập, xoá bỏ cơ chế xin cho như trước đây. Theo đó xin đề nghị với nhà nước một số vấn đề sau:

- Nhà nước cần thành lập các tổ chức tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp về hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như tư vấn về mặt pháp lý.

- Nhà nước cần thành lập một quỹ hỗ trợ xuất khẩu theo đó căn cứ vào lượng hàng xuất khẩu mà có chế độ khen thưởng động viên kịp thời tạo cho doanh nghiệp có khí thế trong trong việc hoạch định chiến lược tiếp theo cho mình. - Hoàn thiện hệ thống chính sách và luật pháp như luật chống độc quyền, luật tự do cạnh tranh, luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đơn giảm hoá thủ tục hải quan tránh đánh thuế trùng lặp, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp.

Định hướng cho sự hình thành của hệ thống phân phối trong cả nước.

Khuyến khích phát triển các hệ thống phân phối hiện đại theo dạng chuỗi liên kết dọc và các chuỗi liên kết ngang do các nhà phân phối, doanh nghiệp thương mại bán buôn và bán lẻ quy mô lớn tổ chức và điều phối. Đồng thời củng cố và hoàn thiện hệ thống phân phối truyền thống ở các khu vực thị trường nông thôn và miền núi. Tại các thị trường nông thôn và miền núi, thì phương thức phân phối truyền thống (qua các Công ty thương mại tổng hợp) sẽ vẫn chiếm vai trò quan trọng, nhất là khi sức mua cũng như lợi nhuận còn thấp thì vẫn cần sự hỗ trợ của nhà nước và sự tham gia của các Công ty thương mại nhà nước.

Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn và bán lẻ phải phù hợp với quy hoạch phát triển của từng vùng, miền và thành phố, đảm bảo hài hòa cả về số lượng lẫn không gian.

Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, thống nhất theo mục tiêu giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến quản lý phân phối hàng hoá.

Ban hành các chính sách thúc đẩy và khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, tạo cơ chế thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại ở thị trường ngoài nước.

Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế .

Môi trường hoạt động càng mở rộng thì càng tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội. Nhưng để có được điều đó thì nhà nước phải đi trước một bước trong các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, các khối và các tổ chức kinh tế. Điều đó có nghĩa nhà nước cần có chính sách:

- Tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế, trên cơ sở thoả thuận hợp tác.

- Hình thành các bộ luận thông thoáng hơn, nhất là những bộ luận liên quan tới yếu tố đầu tư nước ngoài.

- Tổ chức các hội chợ triển lãm để tăng sự hiểu biết và hợp tác giữa doanh nghiệp của ta và doanh nghiệp bạn.

- Tổ chức các đoàn thể doanh nghiệp tiêu biểu đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm của các nước.

Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt, doanh nghiệp phải bằng mọi cách tìm được chỗ đứng trên thị trường để tồn tại và phát triển. Để có được điều này tức là doanh nghiệp phải bằng mọi nỗ lực tập trung cho hoạt động bán hàng, đảm bảo hàng hoá của mình đáp ứng được với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời cùng với việc thoả mãn tốt nhu cầu người tiêu dùng để tăng thêm uy tín, tăng khả năng cạnh tranh từ đó có điều kiện để phát triển bền vững và lâu dài. Qua đó có thể thấy quản trị bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp nên cần phải nghiên cứu tìm hiểu nó để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH SXHTD Bình Tân Chi nhánh Bita’s Hà Nội, tập trung nghiên cứu công tác quản trị bán hàng của Công ty, em có thêm được những hiểu biết về hoạt động này. Cùng với kiến thức đã được học, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp "Quản trị bán hàng tại Chi

nhánh Bita’s Hà Nội ( Công ty TNHH Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân) - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện".

Ngoài những nỗ lực của bản thân, cùng sự giúp đỡ của các cô, chú trong Công ty và thầy giáo TS. Trần Việt Lâm đã giúp em hoàn thành đúng tiến độ về thời gian quy định của nhà trường.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các cô, chú trong Công ty, các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp.

Tài liệu tham khảo

1. GS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền: Giáo trình quản trị kinh doanh, NXB Thống Kê Hà Nội 2004.

2. GS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền: Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, NXB Thống Kê Hà Nội 2002.

3. GS.TS. Nguyễn Thị Lan Diệp- ThS. Phạm Văn Nam: Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê Hà Nội 1997.

4. James M.Comer: Quản trị bán hàng 1995.

5. Tạp chí kinh tế thương mại các số ra từ năm 2003-4/2008. 6. Thời báo kinh tế Việt Nam các số ra từ năm 2003-4/2008.

7. Tài liệu lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân.

8. Các báo cáo tài liệu của phòng kế hoạch, phòng kinh doanh của Công ty TNHH SXHTD Bình Tân Chi nhánh Bita’s Hà Nội.

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU...1

Chương I: Giới thiệu khái quá về Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân và Chi nhánh Bita’s Hà Nội... 3

I. Quá trình hình thành và phát triển...3

1. Tổng quan về Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân...3

1.1. Thông tin chung...3

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...3

2. Tổng quan về Chi nhánh Bita’s Hà Nội...10

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển...10

2.2. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Hà Nội...10

2.3. Tổ chức bộ máy của Chi nhánh...12

II. Các đặc điểm chủ yếu trong sản xuất kinh doanh...14

1. Đặc điểm về sản phẩm...14

2. Đặc điểm về quy trình công nghệ...15

3. Đặc điểm về máy móc thiết bị...15

4. Đặc điểm về nguyên vật liệu...16

5. Đặc điểm về đội ngũ lao động của Công ty...18

6. Đặc điểm về tài chính của Công ty...18

7. Đặc điểm về thị trường và khách hàng...20

III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2003-2007...21

1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty...21

2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Bita’s Hà Nội ...23

1. Các nhân tố chủ quan...25

1.1. Hệ thống phân phối...25

1.2. Đội ngũ nhân viên...26

1.3. Chiến lược giá...29

1.4. Chiến lược Marketing và xúc tiến bán...30

1.5. Chất lượng sản phẩm...32

2. Các nhân tố khách quan...33

1.1. Tốc độ phát triển chung của nền kinh tế...33

1.2. Tốc độ phát triển của ngành da giày...34

1.3. Đối thủ cạnh tranh...36

1.4. Thị hiếu của người tiêu dùng...37

II. Thực trạng công tác quản trị bán hàng của Chi nhánh...38

1. Công tác xây dựng kế hoạch bán hàng...38

2. Các hoạt động hỗ trợ bán hàng...40

3. Tuyển chọn, kiểm tra giám sát nhân viên bán hàng...41

4. Đánh giá và thù lao lao động cho nhân viên bán hàng...43

III. Đánh giá chung về công tác quản trị bán hàng của Chi nhánh...43

1. Những ưu điểm...43

2. Những hạn chế...44

Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị bán hàng tại Chi nhánh Bita’s Hà Nội...46

I. Định hướng phát triển...46

1. Định hướng chung cho toàn Công ty...46

2. Định hướng về quản trị bán hàng...47

3. Một số mục tiêu cụ thể...48

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị bán hàng...50

2. Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp...53

3. Thiết lập lại hệ thống kênh phân phối...54

4. Xây dựng cơ chế giá linh hoạt...56

5. Động viên và phát triển đội ngũ bán hàng...57

6. Tăng cường quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu...58

7. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị sau khi bán hàng...60

III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước...60

Kết luận... 64

Một phần của tài liệu Quản trị bán hàng tại Chi nhánh Bita’s Hà Nội ( Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân) – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w