Các thủ tục quản lý và chế độ hạch toán kế toán ban đầu

Một phần của tài liệu 147 Công tác Kế toán tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH may Thế Anh (88tr) (Trang 33 - 87)

Với nguyên tắc tuân thủ các chế độ hạch toán kế toán do bộ tài chính đề ra thì kế toán của công ty đã tuỳ theo loại hình sản xuất mà phân bổ các loại khoản mục chi phí trong giá thành do chúng có những nét khác biệt nhất định.

a,- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

- Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp: gồm các chi phí về các loại vải ngoài, vải lót, xốp đựng bông

- Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp: gồm chi phí các loại chỉ, khuy, nhãn mác....

Đặc biệt đối với các loại hàng gia công thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong giá thành. Công ty chỉ tính vào khoản mục này chi phí vận chuyển của lợng nguyên vật liệu phụ dùng cho sản xuất trong kỳ mà công ty đã chi ra từ cảng Hải Phòng về kho công ty.

- Bao bì đóng gói: nếu đợc phía khách hàng chuyển giao cho công ty cùng với nguyên vật liệu phụ trực tiếp thì chi phí vận chuyển tính hết cho vật liệu phụ, cũng có trờng hợp hai bên thoả thuận trong hợp đồng, công ty mua bao bì và phía khách hàng sẽ hoàn trả lại. Lúc này khoản chi phí bao bì sẽ đợc theo dõi riêng không tính vào giá thành.

Đối với hàng xuất khẩu thờng thì chi phí bao bì đựơc tính vào giá thành sản phẩm. Kế toán căn cứ vào ( báo cáo đai nẹp hòm hộp ) mà hàng tháng các xí nghiệp gửi lên cho công ty thể hiện số bao bì hỗn hợp đã xuất dùng thực tế cho từng mã hàng và số tồn.

b,- Chi phí nhân công trực tiếp :gồm chi phí tiền lơng công nhân sản xuất và các khoản trích trớc theo lơng của công nhân sản xuất.

c,- Chi phí sản xuất chung : gồm tiền lơng , BHXH của nhân viên quản lý phân xởng, chi phí khấu hao TSCĐ... chi phí bằng tiền khác.

Ngoài ra công ty còn tính gộp các chi phí nhiên liệu, năng lợng vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành do tỉ trọng của những khoản này nhỏ ( dới 2% tổng chi phí sản xuất ).

d,- Chi phí thuê gia công: Công ty TNHH Thế Anh không chỉ nhận may gia công cho khách hàng mà đôi khi do yêu cầu sản xuất phức tạp của sản phẩm hoặc để tiết kiệm thời gian đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, công ty còn có thể đi thuê đơn vị khác gia công một vài chi tiết hoặc cả sản phẩm hoàn chỉnh. Lúc này kế toán phải hạch toán tài khoản chi phí thuê gia công vào giá thành. Xét về bản chất ta có thể coi khoản này là một khoản chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc chi phí sản xuất chung, nhng do yêu cầu quản lý hạch toán cũng nh do phơng pháp tính giá thành nên doanh nghiệp áp dụng tập hợp chi phí này riêng và chi tiết cho từng mã hàng có chi phí thuê gia công, khi sản phẩm hoàn thành khoản chi phí này sẽ đợc tập hợp trực tiếp vào giá thành sản phẩm.

2.2.3. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các đối tợng.

2.2.3.1.Đối tợng kế toán tập hợp CPSX

Việc xác định đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Có xác định đúng đắn đối tợng kế toán chi phí sản xuất mới đáp ứng đợc yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Đối tợng kế toán tập hợp chi phí là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Khi xác định đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, phải cân nhắc các nhân tố nh: Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm, đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm …

Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, yêu cầu hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp mà đối tợng tập hợp chi phí có thể là: Toàn bộ quy trình sản xuất của doanh nghiệp; Từng giai đoạn; Từng quy trình công nghệ; Từng phân xởng, tổ, đội sản xuất; Từng nhóm sản phẩm, từng mặt hàng, từng công trình xây dựng, từng đơn đặt hàng…

Nói tóm lại, xác định đúng đối tợng tập hợp chi phí sản xuất ở mỗi loại hình doanh nghiệp là một đòi hỏi hết sức quan trọng trong công tác kế toán. Mặt khác xác định nó một cách chính xác là cơ sở tiền đề quan trọng để kiểm tra, kiểm soát quá trình chi phí, tăng cờng trách nhiệm vật chất cho từng bộ phận, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết cho việc tính các chỉ tiêu giá thành.

• Đối tợng kế toán tính giá thành sản phẩm

Đối tợng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính đợc tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tợng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Để xác định đợc đối tợng tính giá thành cần phải căn cứ vào: đặc điểm tổ chức sản xuất; đặc điểm qui

trình công nghệ sản xuất; đặc điểm sản phẩm, lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra. . . .

2.2.3.2- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Hàng gia công ở Công ty TNHH Thế Anh có đặc điểm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với giá thành nên toàn bộ nguyên vật liệu kể cả bao bì đều do khách hàng( bên đặt hàng) cung cấp theo điều kiện giá CIF tại cảng Hải Phòng hoặc theo điều kiện hợp đồng gia công. Số lợng nguyên vật liệu chuyển đến cho công ty đợc tính trên cơ sở sản lợng sản phẩm đặt hàng và định mức tiêu hao cuả từng loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Định mức tiêu hao này đợc công ty và khách hàng cùng nghiên cứu, xây dựng phù hợp với mức tiêu hao thực tế và dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi bên đợc thể hiện qua biểu số 1" phiếu xuất kho"

Ngoài nguyên vật liệu tính toán theo định mức trên khách hàng còn có trách nhiệm chuyển cho công ty 3% số nguyên liệu để bù vào số hao hụt kém phẩm chất trong quá trình sản xuất sản phẩm và vận chuyển nguyên vật liệu.

Trong loại hình sản xuất gia công kế toán chỉ quản lý về mặt số lợng của lợng nguyên vật liệu nhập kho nói trên theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sản xuất thì cung cấp nguyên vật liệu cho xí nghiệp. Kế toán không hạch toán giá vốn thực tế của bản thân nguyên vật liệu dùng cho sản xuất mà chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu đó từ cảng về kho vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm trong kỳ.

Đối với các mặt hàng tự sản xuất thì quá trình hạch toán vẫn bình th- ờng, kế toán theo dõi cả về mặt lợng và giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng theo đơn giá xuất kho bình quân cả kỳ dự trữ . Với cách tính phân bổ nh sau: Chi phí vật liệu Tổng chi phí Tỷ lệ hay

phân bổ cho = vật liệu cần x ( hệ số ) từng đối tợng phân bổ phân bổ

Trong đó:

Tỷ lệ hay Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tợng ( hệ số ) =

phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tợng

Phơng pháp tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể khái quát nh sau:

- Đối với nguyên vật liệu chính: vải ngoài, vải lót

Mặc dù một loại vải đợc dùng để gia công nhiều mã hàng khác nhau và mỗi mã hàng lại đợc sản xuất từ nhiều loại vải khác nhau kích cỡ khác nhau nhng sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng và lại phải tiết kiệm đợc nhiều loại vật liệu nhất. Bởi vậy công ty đã áp dụng phơng pháp hạch toán bàn cắt trên ( phiếu theo dõi bàn cắt ) nhằm phản ánh chính xác số lợng từng loại vải tiêu hao thực tế cho mỗi mã hàng liên quan. Căn cứ vào phiếu xuất kho và định mức kỹ thuật tiêu hao do phòng kỹ thuật cung cấp, nhân viên hạch toán ở xí nghiệp tính toán và lập ( phiếu theo dõi bàn cắt ) ghi rõ số lợng từng loại vải tiêu hao thực tế của mỗi mã hàng, số lợng thừa hoặc thiếu so với hạch toán bàn cắt .

Ví dụ : ngày 15 /02/2005 xí nghiệp 1 nhận về 600 m vải ngoài , trải đ- ợc 100 lá , chiều dài mỗi lá là 5,6m . Số vải trải đợc là :100 * 5,6 = 560 m .

Hao phí do những chỗ đầu bàn đoạn nối là : 100 * 0,02 = 2 m . Nh vậy lẽ ra số vải còn lại là : 600 - (560 + 2 ) = 38 m .

Song trên thực tế phần nhận về kho đầu dấu chỉ có 28,4 m ( còn lại là những chỗ dẻo vải vụn nhỏ không dùng đợc ) . Phần thiếu là : 38 - 28,4 = 9,6 m , đợc gọi là thiếu do hạch toán bàn cắt .

Cuối tháng từ các phiếu theo dõi đó nhân viên hạch toán lập các báo cáo nhập xuất tồn nhiên liệu, báo cáo chế biến, báo cáo hàng hoá.

Cuối tháng 3,báo cáo này đợc gửi lên bộ phận kế toán nguyên liệu ở phòng kế toán công ty để xử lý số liệu, nhập đơn giá rồi gửi sang bộ phận kế toán chi phí .Kế toán chi phí tổng hợp số liệu và lập (báo cáo thanh toán

nguyên liệu cắt,báo cáo tổng hợp chế biến ,báo cáo tổng hợp hàng hoá vào cuối mỗi quý).

+Báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt: đợc căn cứ vào báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu hàng tháng của các xí nghiệp thành viên gửi lên,kế toán lập báo cáo này để phản ánh tình hình nhập xuất tồn của nguyên liệu đó có liên quan đến các mã hàng sản xuất trong quý,trong phạm vi toàn công ty

+Báo cáo tổng hợp chế biến : căn cứ vào số liệu từ các( báo cáo chế biến, báo cáo nhập -xuất -tồn) của các xí nghiệp, kế toán tập hợp chi phí lập báo cáo này theo từng mã hàng của từng đơn đặt hàng .

Báo cáo này cho biết số bán thành phẩm mà các xí nghiệp thực hiện đ- ợc, số lợng mổi loại nguyên vật liệu chính tiêu hao cho lợng bán thành phẩm cắt đựơc trong quí là bao nhiêu và chi phí vận chuyển tơng ứng với lợng nguyên vật liệu đó (đối với sản phẩm gia công) hay giá trị thực tế của nguyên vật liệu tiêu hao(đối với sản phẩm mua đứt bán đoạn) phần chi phí này đợc thể hiện trên báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính đợc phân bổ theo số lợng của mỗi chuyến hàng đã xuất cho xí nghiệp.

+ Báo cáo tổng hợp hàng hoá : đợc lập trên cơ sở báo cáo hàng hoá mà hàng tháng các xí nghiệp gửi lên, kế toán lập báo cáo tổng hợp hàng hoá chi tiết theo từng xí nghiệp, cho biết số lợng từng mã hàng đã nhập kho trong quí của từng xí nghiệp sản xuất là bao nhiêu.

Trên cơ sở các báo cáo kế toán công ty lập báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu chính thể hiện chi phí nguyên vật liệu đã tiêu hao cho từng xí nghiệp chi tiết cho từng mã hàng và số tồn. Do đã đựơc theo dõi cho từng mã hàng lên số liệu trên ( báo cáo tổng hợp vật liệu chính ) đợc tính là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp để tính giá thành.

- Đối với chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp:

Vật liệu phụ tuy không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm may nhng nó lại là vật liệu không thể thiếu đợc của sản phẩm hoặc làm tăng thêm giá trị của sản phẩm nh: cúc chỉ .... đối với các đơn đặt hàng gia công thông

thờng bên đặt hàng sẽ cung cấp cho công ty cả phụ liệu, bao bì để hoàn thiện sản phẩm trong trờng hợp có sự thoả thuận của hai bên, về cơ bản công tác kế toán đối với chi phí vật liệu phụ cũng tơng tự nh nguyên vật liệu chính. Hàng tháng nhân viên hạch toán xí nghiệp căn cứ vào phiếu xuất vật liệu phụ để lập ( báo cáo phụ liệu ) chuyển lên phòng kế toán công ty, kế toán nguyên vật liệu chính và phân bổ chi phí phụ liệu bao bì cho các thành phẩm.

Cuối quí, sau khi tính và phân bổ chi phí vật liệu phụ kế toán lập báo cáo tổng hợp vật liệu phụ thể hiện số liệu vật liệu phụ và chi phí mỗi loại vật liệu phụ xuất dùng trong quí cho các loại sản phẩm là bao nhiêu. Chi phí vận chuyển vật liệu phụ của hàng gia công đợc theo dõi trên sổ chi tiết vật liệu theo từng đơn đặt hàng và đợc phân bổ căn cứ vào sản lợng qui đổi của số sản phẩm hoàn thành nhập kho.

Chiphí Tổng chi phí vận chuyển Sản lợng vận chuyển của đơn đặt hàng i hoàn thành vật liệu = * qui đổi phụ của Sản lợng đặt hàng của mã mã hàng i qui đổi hàng i

Căn cứ vào báo cáo tổng hợp vật liệu phụ và chi phí vận chuyển đã phân bổ cho từng mã hàng kế toán lập “ báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu phụ " số liệu trên báo cáo này đợc kết chuyển trực tiếp vào giá thành.

Kết thúc qui trình sản xuất thành phẩm nhập kho đều đợc đóng gói, đóng hòm. Số bao bì hỗn hợp đóng gói cũng do phía khách hàng chuyển giao cho công ty cùng với vật liệu phụ. Cũng có trờng hợp hai bên thoả thuận trong hợp đồng, công ty tự tổ chức bao gói, khi kết thúc hợp đồng phía khách hàng

sẽ hoàn trả lại. Lúc này khoản chi phí bao bì đợc theo dõi riêng và không tính vào giá thành sản phẩm. Nhng đối với hàng xuất khẩu của công ty thì chi phí bao bì đợc tính vào giá thành sản phẩm, căn cứ vào ( báo cáo đai nẹp,hòm , hộp ) mà hàng tháng các xí nghiệp gửi lên cho công ty thể hiện số bao bì hỗn hợp đã xuất dùng thực tế cho từng mã hàng. Từ đó kế toán công ty sẽ lập ( báo cáo tổng hợp đai, nẹp, hòm, hộp ) tơng tự nh hạch toán nguyên vật liệu . Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ kế toán sử dụng tài khoản 621 đợc chi tiết thành 3 tiểu khoản.

6211: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp 6212: Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp 6213: Chi phí bao bì

Đối với các khoản chi phí nguyên vật liệu phát sinh tăng trong kỳ thì kế toán tập hợp vào bên Nợ tài khoản 621, phát sinh giảm ghi vào bên Có. Cuối quí kế toán kết chuyển chi phí này sang tài khoản 154. Căn cứ vào ( báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu ), ( báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu phụ ), ( báo cáo tổng hợp đai nẹp hòm hộp ) kế toán lập bảng kê số 4 . Dựa vào số liệu trên bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7 kế toán ghi sổ cái tài khoản 621 Công ty không sử dụng bảng phân bổ số 2.

2.2.3.3 - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty TNHH Thế Anh gồm:

Tiền lơng công nhân trực tiếp sản xuất ở các xí nghiệp thành viên. Các khoản trích theo lơng: BHXH, BHYT, KPCĐ.

Công ty áp dụng hình thức trả lơng theo sản phẩm. Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công, công ty thực hiện chế độ khoán quĩ lơng theo tỷ lệ % trên doanh thu. Quĩ lơng của toàn doanh nghiệp đợc phân chia cho bộ phận sản xuất trực tiếp theo mức khoán và cho bộ phận sản xuất gián tiếp theo hệ số lơng. Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất thì hiện nay công ty qui định chế độ khoán tiền lơng với mức khoán là 42,45% giá trị sản phẩm hoàn thành.

Hàng tháng, căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm ( sau khi đã qua KCS ), căn cứ vào tỷ giá bình quân trên thị trờng liên ngân hàng giữa VNĐ và USD ( tỷ giá này đợc doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ % mà xí nghiệp đợc hởng 42,45% ) nhân viên hạch toán ở các xí nghiệp tính ra quĩ lơng ở từng xí nghiệp và lập “ bảng doanh thu chia lơng “

Một phần của tài liệu 147 Công tác Kế toán tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH may Thế Anh (88tr) (Trang 33 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w