.Các nhân tố chủ quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội (Trang 36 - 38)

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ = x100% TSCĐ bình quân

1.4.4.2 .Các nhân tố chủ quan.

Đây là các nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài, do vậy việc nghiên cứu các nhân tố này là rất quan trọng thông thường người ta xem xét những yếu tố sau:

Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Với ngành nghề kinh doanh đã chọn sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp như cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào, mức độ hiện đại hoá chúng ra sao. Nguồn tài trợ cho những TSCĐ đó được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài cho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp hay không?

b/ Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh.

Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất kinh doanh tác động đến một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sự dụng TSCĐ như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian công suất. Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn thì doanh nghiệp sẽ luôn phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh với yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

c/ Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ của doanh nghiệp.

Nếu trình độ tổ chức quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì TSCĐ trước khi đưa vào sử dụng cho mục đích gì và sử dụng ra sao đã có sự nghiên cứu trước một cách kỹ lưỡng và trong quá trình sản xuất kinh doanh tình hình sử dụng TSCĐ luôn được theo dõi một cách thường xuyên và có những thay đổi kịp thời để tránh lãng phí. Vì vậy quy trình tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp để đưa ra những kết luận đúng đắn về tình hình sử dụng TSCĐ từ đó đưa ra những đề xuất về biện pháp giải quyết những tồn tại để TSCĐ được sử dụng một cách hiệu quả hơn nữa.

d/ Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm.

Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lý và sử dụng máy móc của người lao động phải được nâng cao thì mới vận hành được chúng. Ngoài trình độ tay nghề, đòi hỏi cán bộ lao động trong doanh nghiệp phải luôn có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản. Có như vậy,

TSCĐ mới duy trì công suất cao trong thời gian dài và được sử dụng hiệu quả hơn khi tạo ra sản phẩm.

chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)