Một số công dụng của chi Phyllanthus

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CÓ TRONG CÂY PHÈN ĐEN (PHYLLANTHUS RETICULATUS POIR EUPHORBIACEAE) doc (Trang 27 - 29)

Các loài cây thuộc chi Phyllanthus (Euphorbiaceae) được sử dụng rộng rãi trong y học dân tộc của nhiều nước để chữa bệnh thận, bệnh tiểu đường, bệnh viêm gan B…[9]. Các loài được dùng làm thuốc nhiều hơn cả là

Phyllanthus urinaria L, Phyllanthus reticulatus Poir và Phyllanthus amarus

Schum et Thonn [4].

Một số bài thuốc dùng cây Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus

Schum et Thonn) [8]:

Chữa viêm gan do virus: Cây Diệp hạ châu đắng sao khô 20g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc. Thêm 50g đường, đun sôi cho tan đường. Chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.

Chữa xơ gan cổ trướng thể năng: Cây Diệp hạ châu đắng sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày, liệu trình 30 - 40 ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).

Cây Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L) trong y học dân tộc được nhân dân dùng để chữa đau viêm họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da, lở

ngứa, sản hậu ứ huyết đau bụng, trẻ em tưa lưỡi, chàm má, chữa bệnh gan, sốt, rắn rết cắn rất có hiệu quả.

Một số bài thuốc dùng cây Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L) [6, 8]:

Nhân dân ta thường dùng toàn cây hái về làm thuốc, mùa thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hạ. Thường dùng tươi có khi phơi khô, ngày uống 20 - 40g cây tươi, sao khô, sắc đặc, uống thay nước.

Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amip, ứ mật, nhiễm độc): Chó đẻ răng cưa sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g. Sắc nước uống hàng ngày.

Đối với bệnh ngoài da: Cây tươi giã nát với một ít muối đắp ngoài da với liều lượng không hạn chế.

Theo các lương y, lá cây Phèn đen có vị chát, tính mát, đã được dùng lâu đời trong y học dân tộc với tác dụng làm mát máu, cầm máu, thu sáp và giảm đau. Rễ tính lạnh có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Vỏ gây chuyển hóa [5].

Một số bài thuốc dùng cây Phèn đen (Phyllanthus reticulatus P.) [5, 7]: Chữa kiết lỵ: dùng rễ cây Phèn đen, dây mơ lông, cỏ seo gà, cỏ tranh bằng nhau, mỗi vị 20g, gừng 2 lát 2g - sắc uống (Nam dược thần hiệu).

Chữa bị đòn máu ứ ở trong nguy cấp: lá Phèn đen giã nhỏ, chế rượu vào và vắt lấy nước uống (Bách gia trân tàng), hoặc dùng 40g sắc rồi chế thêm một chén rượu - uống.

Chữa nhọt độc mới phát: lá Phèn đen và lá Bèo ván giã nát rồi đắp (Bách gia trân tàng).

Chữa nhiệt tả và lỵ: cây Phèn đen cả cành và lá, đậu đen sao, mỗi thứ 40g, đổ 4 bát nước sắc lấy 1 bát, chia ra uống làm 3 lần (Hoạt nhân toát yếu của Hoàng Đôn Hòa).

Chữa đại tiện ra máu: cây Phèn đen cả cành và lá, thái nhỏ 3 bát, sắc đặc uống (Bách gia trân tàng).

Chữa chảy máu nướu răng: lá Phèn đen phối hợp với lá Long não và lá Xuyên tiêu phơi khô, chế thành viên rồi ngậm.

Trị rắn cắn: lá Phèn đen tươi nhai nát nuốt hết nước rồi lấy bã đắp lên chỗ rắn cắn.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CÓ TRONG CÂY PHÈN ĐEN (PHYLLANTHUS RETICULATUS POIR EUPHORBIACEAE) doc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)