III. Phân tích và đánh giá các hình thức trả lương theo thời gian:
3 Nguyễn Danh Hữu 25 A 90.000 2.250.000 88
300.000 200.000 2.061.000 0 200.000 2.061.000 4 Đỗ Duy Phương 15 A 90.000 1.350.000 80.388 300.00 0 412.24 6 1.382.000
( Nguồn: Trích bảng thanh toán công tháng 12/2007 cho bộ phận xưởng sản xuất chi nhánh Bến Kiền – Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí )
Xét công nhân Liệu:
Tiền công thực lĩnh theo thời gian = Số công x Đơn giá = 22 x 80.000 = 1.760.000 đồng Số tiền còn được lĩnh = Tiền công thực lĩnh theo thời gian – (BHYT+BHXH)
= 1.760.000 – 88.740 = 1.6171.000 đồng
Như vậy, hình thức trả lương thời gian cho công nhân sản xuất của công ty có một
số điểm đáng lưu ý sau:
- Đơn giá tiền lương đã thể hiện được sự phân loại thực hiện công việc của người lao động theo các nấc khác nhau, song tiêu thức để đánh giá phân loại bậc lương chủ yếu dựa trên bình bầu của các đơn vị, phòng ban, chứ chưa có độ ngũ đánh giá hoặc chưa có thang bảng biểu đánh giá thực chất quá trình thực hiện công việc của công nhân sản xuất.
- Mức lương của công nhân sản xuất hưởng theo chế độ thời gian còn quá thấp so với nhân viên thuộc khối văn phòng, trong khi đó đây lại là lực lượng trực tiếp sản xuất ra
sản phẩm cho công ty. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải có hướng điều chỉnh để đảm bảo sự công bằng hơn nữa trong công tác trả lương theo thời gian.
2.3. Tiền lương của bộ phận lái phụ cẩu:
Theo chương 7 của quy chế tính thu nhập cho cán bộ, công nhân viên của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí ban hành ngày 20/1/2001, nếu thu nhập hàng tháng theo lương khoán của bộ phận này thấp hơn 1.650.000 đồng/người thì công ty áp dụng tính lương công nhật cho bộ phận lái phụ cẩu, và tháng đó không được tính lương thêm giờ.
Như vậy, tiền lương cho bộ phận này được tính như sau:
Tiền lương tháng = Lương theo doanh thu + Lương thời gian
Trong đó:
- Lương theo doanh thu = Doanh thu x Hệ số lương Đối với lái cẩu: Hệ số lương = 13%
Đối với phụ cẩu: Hệ số lương = 9,5% - Lương thời gian = Công thời gian x Đơn giá Lái cẩu : 90.000 đồng/người/ngày Phụ cẩu : 80.000 đồng/người/ngày
Ví dụ 3:Bảng thanh toán lương tháng 12/2007 cho bộ phận xe cần trục:
Đơn vị: Đồng St t Họ và tên C. vụ Doanh thu Lương theo doanh thu Công thời gian Lương thời gian Tổng lương BHYT+ BHXH Tạm ứng Số tiền còn được lĩnh 1 Nguyễn Anh Dũng LC 48.362.300 6.282.419 8 720.000 7.002.419 140.940 500.00 0 6.561.000 2 Đỗ Văn Huê PC 48.362.300 4.590.999 8 640.000 5.230.999 99.180 500.00 0 4.632.000 3 Nguyễn Văn Hiệp PC 48.362.300 4.590.999 8 640.000 5.230.999 80.388 500.00 0 4.651.000
( Nguồn: Trích bảng thanh toán lương cho bộ phận xe cần trục- công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí tháng 12/2007 )
Xét công nhân Dũng:
Tổng lương = Lương theo doanh thu + Lương thời gian = Doanh thu x 13% + Công thời gian x Đơn giá
= 48.362.300 x 13% + 8 x 90.000 = 7.002.419 đồng Tổng lĩnh thực tế = Tổng lương – (BHXH+BHYT) - Tạm ứng
= 7.002.419 – 140.940 - 500.000 = 6.561.000 đồng
Như vậy, hình thức trả lương thời gian cho bộ phận lái phụ cẩu của công ty có một
số điểm đáng chú ý sau:
- Mức thu nhập của người lao động ở bộ phận lái phụ cẩu nếu tính theo quy chế như hiện nay là quá cao, tiền lương mà họ nhận được không phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc hay số lượng ngày công, mà phụ thuộc vào doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mặt khác tiền lương họ nhân được thậm chí còn cao hơn một số nhân viên thuộc khối văn phòng. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ thì tiền lương mà người lao động thuộc bộ phận lái cẩu có thể lại không đáp ứng được cuộc sống cho họ. Đây là một điểm bất cập trong công tác tính toán lương và trả lương cho người lao động mà công ty đang áp dụng, nó có thể gây ra sự phản ứng không tốt từ phía những người lao động khác.
- Tuy mức thu nhập của bộ phận lái cẩu quá cao, song trên thực tế lại không thể đánh giá được một cách rõ ràng và chính xác mức độ thực hiện công việc của họ bởi không có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể.