Dữ liệu trong nghiên cứu của chúng tôi được tổng hợp, thu thập và tính toán từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo sự chính xác cho chuỗi dữ liệu trong quá trình xử lý, chúng tôi lựa chọn số liệu trong các báo cáo của những tổ chức uy tín như: IFS (Tổ chức thống kê tài chính quốc tế thuộc IMF), EIU (Cơ quan tình báo kinh tế Anh), Tổng cục thống kê VN ( TCTK ), US Treasury Department (Cục ngân khố Hoa Kỳ ), BLS ( Cục thống kê lao động Hoa Kỳ).
Bảng 2.1: Giải thích cách chọn biến đầu vào và nguồn số liệu sử dụng
Biến dự báo (Indicator) Biến đầu vào Giải thích
Tỷ giá hối đoái có hiệu lực REER
Chúng tôi dung tỷ giá hối đoái thực tính dựa trên chênh lệch lạm phát giữa VN và Mỹ cho việc tính toán
( Nguồn: EIU, IFS )
Xuất khẩu -- Đơn vị tính ( tỷ USD )
( Nguồn: TCTK , IFS )
Sản lượng thực tế Sản lượng công nghiệp
Sản lượng công nghiệp đóng một vai trò quan trọng và hầu hết các nghiên cứu trước đây cũng dùng chỉ số này . Đơn vị tính ( tỷ đồng )
( Nguồn: EIU , IFS )
Dự trữ ngoại hối -- Đơn vị tính ( tỷ USD )
( Nguồn: EIU , IFS )
Số nhân tiền M2 -- Đơn vị tính ( tỷ USD )
( Nguồn: EIU ,IFS )
Term of trade -- Giá trị đơn vị xuất khẩu trên
( Nguồn: EIU , IFS )
Nhập khẩu -- Đơn vị tinh ( tỷ USD )
(Nguồn : EIU , IFS )
Lãi suất trái phiếu CP 1 năm
Chỉ số giá tiêu dung VN
Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 1 năm
Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ
Lãi suất cho vay / Lãi suất tiền gửi
Lãi suất cho vay
Lãi suất tiền gửi
Tổng tiền gửi NH -- Đơn vị tính ( tỷ Đồng )
(Nguồn : EIU , IFS )
Lãi suất tiền gửi thực
Lãi suất tiền gửi danh nghĩa Lạm phát M2/dự trữ ngoại hối M2 Dự trữ ngoại hối Tín dụng nội địa/GDP Tín dụng nội địa GDP
1
2.2.2 Xây dựng chuỗi chỉ số cảnh báo khủng hoảng
Mục đích chính của phần này là xây dựng một chuỗi chỉ số cảnh báo khả năng khủng hoảng tài chính xảy ra ở các thời kỳ khác nhau tại VN. Khả năng xảy ra khủng hoảng này chính là sự kết hợp những thông tin có được từ các biến số riêng biệt theo cách tốt nhất có thể có. Trên nền tảng lý thuyết, những tín hiệu về một cuộc khủng hoảng được phát đi từ những chỉ số này càng cao thì khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng thực sự là càng lớn.
Như vậy, để biết được tính dễ tổn thương của một nên kinh tế thì có thể sử dụng những tín hiệu được phát ra từ những chỉ số dự báo này. Theo Kaminsky (1999) cho rằng có nhiều cách khác nhau để tiến hành việc kết hợp các tín hiệu này. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào chuỗi chỉ số cảnh báo khủng hoảng bằng cách đưa ra một giá trị bình quân trọng số 17 dựa trên các tín hiệu phát ra của mỗi chỉ số. Đây chính là những biến số hoạt động tốt mà nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm của Kaminsky.
Như đã nêu ở trên, chỉ số cảnh báo khủng hoảng được định nghĩa là :
n
St ∑ St , j
j 1 j
Một giá trị nhỏ hơn của tỷ số độ nhiễu thì sẽ giúp các biến dự báo hoạt động tốt hơn. Vì vậy, việc sử dụng giá trị ngịch đảo của độ nhiễu mà giá trị càng nhỏ thì kết quả đem lại sẽ càng lớn.
Lựa chọn biến số cho mô hình.
Như chúng đã biết, VN chưa xảy ra bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính nào nên việc áp dụng các bước để tính độ nhiễu và ngưỡng khả thi (như các nước đã xảy ra khủng hoảng) để dự báo khủng hoảng cho VN là không phù hợp. Một phần vì ma trận trên chỉ xảy ra các tình huống B và D. Do đó, trong bài nghiên cứu này chúng tôi đề xuất sử dụng các ngưỡng dự báo khả thi (Treshold ) và độ nhiễu ( Noise - to - signal ) đã được kiểm nghiệm trong các công trình nghiên cứu của Kaminsky, Reinhart ( KR 1999); Edison (2000); và Goldstein, Kaminsky, Reinhart ( GKR 2000). Những nghiên cứu này thực nghiệm trên nhiều quốc gia công nghiệp và các quốc gia đang phát triển từ năm 1979 – 1995, trong đó những quốc gia nào không xảy ra khủng hoảng đã được loại khỏi mẫu.
Qua đó, chúng tôi quyết định chọn một mức trung gian từ những kết quả thực nghiệm của Kaminsky, Reinhart (1999) ; Edison (2000) ; và Goldstein, Kaminsky, Reinhart (2000) để xây dựng một khung chuẩn về ngưỡng dự báo khả thi. Chúng tôi lược ra 13 biến phù hợp nhất đối
với VN, đó là : Tỷ giá hối đoái thực; Xuất khẩu; Nhập khẩu; M2 / Dự trữ ngoại hối; Sản lượng thực tế (real output ); Dự trữ ngoại hối; Mức cung tiền M2 ; Tín dụng nội địa / GDP, Giá đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu (Term of Trade); Lãi suất tiền gửi thực; Chênh lệch lãi suất tiền gửi trong nước và ngoài nước; Lãi suất cho vay / Lãi suất tiền gửi thực; Tổng tiền gửi NH.
Bảng 2.2: Độ nhiễu của biến dự báo
Biến dự báo (Indicator)
Độ nhiễu ( noise-to-signal ratio )
KLR 1998 EDISION
2000 GKR 2000
Mức Trung Gian
Tỷ giá hối đoái thực 0.19 0.22 0.22 0.21
Xuất khẩu 0.42 0.52 0.51 0.48 M2 / Dự trữ ngoại hối 0.48 0.54 0.51 0.51 Sản lượng thực tế ( real output ) 0.52 0.57 0.57 0.55 Dự trữ ngoại hối 0.57 0.57 0.58 0.57 Số nhân tiền M2 0.61 0.89 0.59 0.7 Tín dụng nội địa / GDP 0.62 0.63 0.68 0.64
Giá đơn vị xuất khẩu /
nhập khẩu 0.77 n.a 0.74 0.76
Lãi suất tiền gửi thực 0.77 0.69 0.77 0.74
Nhập khẩu 1.16 1.2 0.87 1.08
Chênh lệch lãi suất gửi nội
tệ so với ngoại tệ thực 0.99 1.2 1 1.06
Lãi suất cho vay / Lãi suất
tiền gửi thực 1.69 2.3 1.32 1.77
Tổng tiền gửi NH 1.2 1.05 1.32 1.19
Nguồn: Michael Heun Torsten Schlink, Early warning systems of financial crises , implementation of acurrency crisis model for Uganda, năm 2004, trang 45.
Bảng 2.3: Ngưỡng khả thi cho các biến dự báo
Biến dự báo (Indicator)
Ngưỡng dự báo khả thi ( Tresthold )
Mức Độ KLR 1998 EDISION 2000 GKR 2000 Mức Trung Gian
Tỷ giá hối đoái thực Thấp hơn 0.1 0.1 0.1 0.1
Xuất khẩu Thấp hơn 0.1 0.1 0.1 0.1
M2 / Dự trữ ngoại hối Cao hơn 0.13 0.1 0.1 0.11
Sản lượng thực tế
( real output ) Thấp hơn 0.11 0.12 0.1 0.11
Lượng vượt quá M1 Cao hơn 0.06 0.1 0.11 0.09
Dự trữ ngoại hối Thấp hơn 0.15 0.1 0.1 0.12
Số nhân tiền M2 Cao hơn 0.14 0.15 0.11 0.13
Tín dụng nội địa /
GDP Cao hơn 0.1 0.1 0.12 0.11
Giá trị xuất khẩu /
nhập khẩu Thấp hơn 0.16 Na 0.1 0.13
Lãi suất tiền gửi thực Cao hơn 0.12 0.15 0.12 0.13
Nhập khẩu Cao hơn 0.1 0.1 0.1 0.1
Chênh lệch lãi suất tiền gửi nội tệ so với
ngoại tệ thực
Cao hơn 0.11 0.1 0.11 0.11
Lãi suất cho vay / Lãi
suất tiền gửi thực Cao hơn 0.2 0.2 0.12 0.17
Tổng tiền gửi NH
Nguồn : Early warning systems of financial crises , implementation of acurrency crisis model for Uganda - Michael Heun Torsten Schlink ,năm 2004, trang 34.
Giải thích sự tác động của từng biến.
Tỷ giá hối đoái. Đánh giá sự thay đổi trong cạnh tranh quốc tế của một quốc gia và việc gia tăng tỷ giá hối đoái quá cao thì khả năng xảy khủng hoảng tài chính được trông đợi cũng cao hơn.
Xuất khẩu. Đánh giá tiềm lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một quốc gia . Một sự sụt giảm trong xuất khẩu có thể do sự định giá quá cao của đồng nội tệ hoặc cũng có thể do một nguyên nhân khác không liên quan đến tỷ giá đó là áp lực phá giá đồng tiền . tóm lại một sự suy sảm trong xuất khẩu là nhân tố hàng đầu dẫn tới một cuộc phá giá mạnh đồng nội tệ.
Nhập khẩu. Sự yếu kém của khu vực này cũng là một phần trong những cuộc khủng hoảng tiền tệ . Khi nhập khẩu gia tăng bất thường sẽ làm cho cán cân tài khoản vãng lai trở nên xấu đi và vấn đê này thường lien quan mật thiết đến những cuộc khủng hoảng tiền tệ.
M2 / Dự trữ ngoại hối. Tỷ số của M2 trên dự trữ ngoại hối thể hiện quy mô bao nhiêu khoản nợ của hệ thống tài chính được đảm bảo bởi ngoại hối. Trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ, các cá thể có thể chuyển đổi từ tiền nội tệ sang ngoại tệ. Vì vậy, tỷ số này thể hiện khả năng của các ngân hang trung ương đáp ứng nhu cậu ngoại hối.
Sản lượng công nghiệp thực tế. Sự sụt giảm nghiêm trọng trong sản lượng công nghiệp cũng báo trước về một cuộc khủng hoảng.
Dự trữ ngoại hối. Sự suy giảm trong dự trữ ngoại hối là một trong những nhân tố hàng đầu cho biết đồng tiền của quốc gia đó đang chịu một áp lực phải phá giá .Một sự sụt giảm trong dự trữ ngoại hối không nhất thiết theo sau nó là việc phá giá đồng tiền vì NHTW có thể thành công trong việc bảo vệ tỷ giá bằng cách chi tiêu các khoản dự trữ này . Nhưng mặt khác, hầu hết các cuộc sụp đổ tiền tệ đã xảy ra là do nỗ lực bảo vệ tỷ giá của các quốc gia được theo sau bởi những khoản thâm hụt dự trữ ngoại hối . dự trữ ngoại hối cũng là một nhân tố giúp cho các quốc gia gặp khó khăn về tài chính đáp ứng các nhu cầu về chi trả nợ.
Số nhân tiền M2. Liên quan mật thiết đến sự tự do hóa tài chính của một quốc gia . Một sự gia tăng mạnh mẽ của số nhân tiền tệ có thể được giải thích bằng sự sụt giảm nghiêm trọng trong mức dự trữ yêu cầu.
Tín dụng nội địa / GDP. Một sự tăng trưởng nhanh trong tín dụng nội địa được coi như là nhân tố chính dẫn đến sự dễ đổ vỡ của hệ thống NH . Tỷ số này thường xuất hiện sớm trong giai đoạn hệ thống NH bị khủng hoảng . khi cuôc khủng hoảng xảy ra thì NHTW buộc phả bơm tiền cho các NH này để cải thiện tình hình tài chính cũa họ.
Giá đơn vị xuất khẩu / nhập khẩu. Sự gia tăng trong tỷ số này sẽ giúp cho cán cân thanh toán của một quốc gia sẽ vững mạnh hơn và vì thế cũng sẽ giảm bớt khả năng bị khủng hoảng . Một sự sụt giảm trong tỷ số này có thể dự báo trước cho một cuộc khủng hoảng tiền tệ trong tương lai.
Lãi suất tiền gửi thực. Khi lãi suất tiền gửi quá cao báo hiệu một khó khăn trong tính thanh khoản của hệ thống NH sẽ dẫn đến sự suy giảm và dễ đổ bể của hệ thống NH.
Chênh lệch lãi suất trong nước và nước ngoài. Lãi suất cao trên thế giới có thể dự báo trước một cuộc khủng hoảng vì chúng có thể dẫn đến sự rút lui của các dòng vốn ra khỏi một quốc gia . Cán cân tài khoản vốn sẽ trở nên ngày càng xấu và các khoản nợ quốc gia ngày càng gia tăng kèm theo đó là sự đảo chiều của các dòng vốn từ đó dẫn đến sự gia tăng các khoản nợ không thể chống đỡ được. Việc gia gia tỷ số này quá ngưỡng cho phép sẽ cho thấy nguy cơ khủng hoảng tín dụng của hệ thống NH trở nên trầm trọng hơn khi mà các NH phải miễn cưỡng cho vay hoặc cắt giảm các khoản cho vay.
Tổng tiền gửi NH. Sự đổ vỡ của hệ thống ngân và sự đảo chiều của dòng vốn xảy ra khi khủng hoảng được báo hiệu xảy ra. Khi các khoản tiền gửi được rút ra li ên tục trong 2 quí liên tiếp cần phải cảnh giác vì có thể xảy ra khủng hoảng.
Lãi suất cho vay / Lãi suất tiền gửi thực. Việc gia tăng tỷ số này quá ngưỡng cho phép sẽ cho thấy nguy cơ khủng hoảng tín dụng của hệ thống NH trở nên trầm trọng hơn khi mà các NH phải miễn cưỡng cho vay hoặc cắt giảm các khoản cho vay.