Giải pháp vĩ mô:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI (Trang 44 - 48)

Hình thức Tổng thầu EPC là một hình thức phát triển mới, mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và tạo động lực để xây dựng những Tập đoàn công nghiệp có đủ để tham gia đấu thầu các gói thầu có giá trị và quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức Tổng thầu EPC là một hình thức mới nên nó còn xa lạ với Việt Nam cũng như các nhà thầu trong nước, do vậy bên cạnh sự nỗ lực tự đổi mới để khẳng định mình trên thị trường của các nhà thầu thì Nhà nước cũng cần có những giải pháp và chính sách được cụ thể hóa.

1. Tạo được một tư duy nhất quán từ trên xuống dưới và giữa các Bộ ban ngành với nhau. với nhau.

Đại hội Đảng X đã xác định đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp với hai tiêu chí là phải có một ngành công nghiệp nặng phát triển dựa trên nền tảng của các lĩnh vực như luyện kim, cơ khí chế tạo máy, dây chuyền thiết bị, đóng tàu, công nghiệp ô tô... và phải hình thành các tập đoàn công nghiệp nặng. Có thể nói ngành công nghiệp nặng là cái gốc để phát triển các lĩnh vực công nghiệp khác.

2. Nhà nước cần hoàn chỉnh Quy chế đấu thầu.

Trong cơ chế thị trường, việc đấu thầu và cạnh tranh là cần thiết để phát triển và trong giai đoạn sau gia nhập WTO thì thực hiện đấu thầu cũng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng thực tế cho thấy rằng, hiện nay đối với các dự án/gói thầu trong nước có nguồn vốn là Nhà nước, ODA hoặc nguồn vốn nước ngoài thì hầu hết nhà thầu ngoại trúng. Điểm qua các dự án đang xây dựng hiện nay, có 23 NM thuỷ điện công suất từ 50-2.400MW do nhà thầu nước ngoài cung cấp thiết bị cơ điện; 11

NM nhiệt điện chạy than, chỉ có 1 NM nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 do Lilama làm tổng thầu, các dự án còn lại do nước ngoài làm tổng thầu; 18 NM ximăng, chỉ có NM ximăng Sông Thao do Lilama làm tổng thầu, 17 NM còn lại do nước ngoài - chủ yếu là Trung Quốc làm tổng thầu… Điều đó sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế đất nước. Cụ thể:

- Nhà thầu ngoại trúng thầu sẽ kéo theo một lực lượng đông đảo lao động nước ngoài vào Việt Nam. Bởi vì theo như các nhà thầu nước ngoài thì năng lực và trình độ tay nghề của lao động tại nước sở tại không đáp ứng đủ yêu cầu. Điều này đã làm cho nhu cầu việc làm của lao động trong nước giảm đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà các nhà quản lý dự báo năm 2009 số lượng lao động không có việc làm sẽ là 500.000 người chứ không phải 400.000 người như Cục Việc làm mới đây thông báo .(Theo công bố của Viện Khoa học - Lao động và Xã hội ngày 8.4).

- Nhà thầu ngoại trúng Tổng thầu EPC, tức là họ sẽ đảm nhận từ việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây dựng, đồng nghĩa với việc nước trúng thầu có thể mang vật liệu từ ngoài vào trong khi đó những vật liệu, thiết bị này trong nước có thể chế tạo được như vậy sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa trong nước không thể tiêu thụ được.

- Phần lợi nhuận sinh ra sẽ chảy vào túi của nước ngoài.

Một số giải pháp:

- Nhà nước phải đứng trên lợi ích quốc gia. Đại hội X của Đảng đã xác định đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Do đó trong các dự án/gói thầu trọng điểm thì nhà nước có thể chỉ định thầu hoặc cho đấu thầu rộng rãi nhưng các nhà thầu nước ngoài muốn tham gia thì phải liên doanh liên kết với nhà thầu trong nước để tham gia đấu thầu và nhà thầu trong nước sẽ đóng vai trò chính.

- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện luật đấu thầu.

3. Giải pháp về nâng cao chất lượng công trình.

a) 6 giải pháp :

- Thể chế hóa các hoạt động liên quan tới chất lượng công trình. Theo “Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng” ban hành kèm theo Quyết định số

18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ được xuyên suốt từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, bảo hành và bảo trì công trình. Trong giai đoạn thi công xây lắp, nhà thầu phải tự xây dựng kế hoạch chất lượng để tự giám sát chất lượng thi công. Nhà thầu phải kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng sản phẩm. Chỉ khi nào khẳng định được chất lượng thi công đảm bảo theo thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật mới được yêu cầu tổ chức nghiệm thu. Nhà thầu sẽ là người phải chịu trách nhiệm chính và trước tiên về chất lượng công việc mình hoàn thành. Sau khi hoàn thành công tác thi công xây lắp, trước khi tổng nghiệm thu, chủ đầu tư phải yêu cầu các cơ quan chức năng quản lý kỹ thuật chuyên ngành như: phòng cháy chữa cháy, an toàn môi trường, an toàn thiết bị… tiến hành kiểm định và có văn bản chứng nhận phù hợp (các văn bản này không thể thiếu trong hồ sơ hoàn thành công trình).

- Nâng cao chất lượng lập và thẩm định dự án đầu tư, bao gồm: Kiểm tra, giám sát, phân tích, đánh giá từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng; Tổ chức tốt việc phê duyệt thiết kế sơ bộ của cơ quan quản lý xây dựng trong quá trình thẩm định dự án; Không đầu tư dàn trải, coi trọng quản lý các yêu cầu kỹ thuật trong phê duyệt dự án, đặc biệt là việc phân kỳ dự án.

- Đôn đốc các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng được phân cấp hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy định, kiểm tra đột xuất và định kỳ việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các chủ thể khác, xác định việc thực hiện đúng quy định của chủ đầu tư về mặt pháp lý và kỹ thuật.

- Hình thành mạng lưới kiểm định chất lượng đủ mạnh, bao gồm các trung tâm kiểm định, phòng thí nghiệm chuyên ngành của các sở, viện và DN nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức kiểm định, hoàn thiện và thống nhất nội dung phương thức kiểm định chất lượng đầu vào, đánh giá chất lượng đầu ra để thực hiện mục tiêu kiểm soát các yếu tố liên quan tới chất lượng sau đấu thầu.

- Đưa ra tiêu chí đánh giá năng lực của các nhà thầu thông qua việc cho điểm. Khi đấu thầu, những nhà thầu nào đạt đủ điểm yêu cầu về lĩnh vực nào thì mới được

tham gia đấu thấu công trình thuộc lĩnh vực đó nhằm tránh những tiêu cực trong đấu thầu. Những nhà thầu kém năng lực, không có khả năng tài chính và kinh nghiệm sẽ không được tham gia đấu thầu. Những nhà thầu nào trúng thầu mà không thực hiện đúng theo hợp đồng với chủ đầu tư, làm ăn gian dối, chất lượng công trình kém sẽ bị nêu tên công khai và có thể bị cấm tham gia đấu thầu những công trình khác.

- Xây dựng chế tài thưởng phạt về chất lượng công trình xây dựng.

b) Tiếp tục tổ chức cuộc vận động nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng.

Chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng là một trong rất nhiều yếu tố để làm nên thương hiệu của một doanh nghiệp và khẳng định vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường xây dựng. Cuộc vận động trong sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức về chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng của các doanh nghiệp tham gia, từ cán bộ quản lý Nhà nước đến chủ doanh nghiệp và người lao động, công nhân trong các công ty sản xuất hay trên công trường coi việc đảm bảo chất lượng công trình và sản phẩm xây dựng là trách nhiệm và cống hiến của mỗi người, và chất lượng là uy tín, là thương hiệu của doanh nghiệp. Sự thoả mãn của khách hàng về mỗi sản phẩm, mỗi công trình xây dựng chính là sự tồn tại của doanh ngiệp, là công ăn việc làm của mỗi cá nhân. Từ việc thay đổi nhận thức, các doanh nghiệp sẽ không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động, đổi mới, nâng cao công tác tổ chức, điều hành, quản lý, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đầu tư thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn, tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Cuộc vận động và nâng cao chất lượng công trình và sản phẩm xây dựng được Bộ xây dựng đưa ra vào 2 giai đoạn 2000-2005 và giai đoạn 2006-2010. Trong giai đoạn 2000-2005, thông qua thực hiện Cuộc vận động, đã có 548 công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng Huy chương vàng và bằng chất lượng cao; 34 lượt doanh nghiệp được tặng cờ đơn vị xuất sắc về đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng hàng năm; 574 tập thể và cá nhân được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Công đoàn Xây dựng Vệt Nam. Hệ thống quản lý, đảm bảo chất lượng của các đơn vị tham gia Cuộc vận động ngày càng được củng cố, hoàn

thiện theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO-9000. Nếu như, năm 2000, cả nước chưa có một doanh nghiệp xây lắp nào có chứng chỉ về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000 thì đến cuối năm 2005, đã có hơn 70 doanh nghiệp xây lắp và tính cả các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là hơn 200 đơn vị đã được cấp chứng chỉ này.

Với những kết quả đã đạt được trong giai đoạn đầu như trên thì trong giai đoạn tiếp theo, phấn đấu đến năm 2010, 100% doanh nghiệp tham gia Cuộc vận động xây dựng đạt được Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO-9000 và ISO- 14000, chuẩn bị sức mạnh cho cuộc cạnh tranh mới với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đất nước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w