1 Vốn QH+CBĐT, đối ứng vốn TW, ODA 73
2.3.3. Về tổ chức thẩm định dự án đầu tư
2.3.3.1.Về phân giao nhiệm vụ và trách nhiệm:
Đề cao cơ chế tự chịu trách nhiệm. Cơ chế này cần được quán triệt đến các cá nhân và tổ chức thực hiện thẩm định dự án. Đối với cá nhân thì những nhận xét đánh giá phải khách quan, trung thực, đảm bảo độ chính xác, tin cậy cao. Đối với tập thể (phòng thẩm định), việc xem xét, đánh giá dự án đặc biệt là những dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần xem xét một cách khách quan mục tiêu của dự án vì mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, thống nhất trên cơ sở ý kiến của Hội đồng, không phải do ý kiến chủ quan của một nhóm người. Hạn chế việc thông đồng, bao che với nhau trong quản lý hoạt động đầu tư, có cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ.
2.3.3.2.Về quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư :
Quy trình thẩm định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách là một khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thẩm định dự án. Để thực hiện tôt
khâu này cần phải có một quy trình thực hiện thẩm định hợp lý, khoa học. Do nhiệm vụ tổng quát của công tác thẩm định dự án là:
a) Phân tích đánh giá tính khả thi của dự án về các mặt như: khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính, đặc biệt đối với dự án sử dụng vốn ngân sách thì còn cần chú ý hơn tới thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội vì nó trực tiếp tác động tới đời sống người dân, môi trường xã hội ... để bảo đảm dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ mang lại hiệu quả cao.
b) Đề xuất kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, chấp nhận hay không chấp nhận dự án. Sau khi xem xét đánh giá chuyên môn, công việc tiếp theo là lựa chọn phương án và điều kiện phù hợp nên để công tác thẩm định được cặn kẽ và chính xác, việc tổ chức thẩm định dự án tại sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương nên chia các thành viên tham gia thẩm định thành hai tổ chuyên môn khác nhau để tập khai thác đúng trình độ chuyên môn của các chuyên viên thẩm định:
+ Tổ chuyên môn: Hiện tại là phòng thẩm định đầu tư bao gồm các thành viên có trình độ chuyên môn sâu liên quan đến nội dung dự án.
+Tổ quản lý: Hiện tại là phòng quy hoạch tổng hợp gồm các thành viên vừa có trình độ chuyên môn vừa có trình độ quản lý tốt nhưng có thể sự hiểu biết chuyên môn không về chuyên ngành nhưng lại có khả năng quản lý cao, tổng hợp ý kiến của các thành viên trong tổ.
Tuỳ thuộc nội dung, tính chất dự án cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể quyết định thành lập Nhóm chuyên gia hoặc chọn tư vấn phản biện để tiến hành thẩm định các dự án. Cách thức sử dụng tư vấn chuyên môn thẩm định đối với từng dự án có thể áp dụng các cách linh hoạt: có thể đầy đủ các hình thức tổ chức (có cả nhóm chuyên gia, có cả các tư vấn độc lập), hoặc có thể sử dụng một hay một vài hình thức (chỉ gồm nhóm chuyên gia hay một vài tiểu ban chuyên môn, thậm chí có thể chỉ yêu cầu một vài chuyên gia phản
biện). Trên cơ sở ý kiến của các tư vấn chuyên môn nói trên, cơ quan thẩm định sẽ xem xét quyết định để có ý kiến trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Mặt khác Sở KH&ĐT - với tư cách là cơ quan thẩm định - cần phối hợp với các Sở, ngành, văn phòng tư vấn để hình thành mạng lưới đội ngũ chuyên gia và tổ chức tư vấn tương đối ổn định, có mối quan hệ thường xuyên hơn để huy động nhanh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác thẩm định. Nhóm chuyên gia liên ngành, các tiểu ban chuyên môn và tư vấn độc lập cũng cần sử dụng thông tin, trao đổi, phối hợp với nhau trong quá trình thẩm định đánh giá dự án theo nhiệm vụ được giao.
Việc thực hiện tốt một quy trình thẩm định hợp lý một mặt sẽ đảm bảo các yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý ngành và phối hợp được giữa các ngành, các địa phương trong việc đánh giá thẩm định dự án, đồng thời đảm bảo tính khách quan, trung thực và cho phép phân tích sâu sắc, có căn cứ khoa học và thực tế các vấn đề chuyên môn, giúp Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ thẩm định của mình.