Vì sao cần đo lƣờng nhận thức về các vấn đề môi trƣờng

Một phần của tài liệu CÔNG TRÌNH DỰ THIGIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011 (Trang 25 - 26)

Nhận thức về các vấn đề môi trƣờng rất quan trọng. Mặc dù ngƣời ta không luôn luôn làm theo những gì họ nói nhƣng nhận thức của họ là bƣớc quan trọng để hƣớng tới hành động, và hành vi là một yếu tố quan trọng để tiến tới có dự định thực hiện (Koon-Kwai Wong, 2003).

Đánh giá về nhận thức môi trƣờng là bƣớc đầu tiên trong quá trình hiểu về mức độ kiến thức của những nhóm ngƣời khác biệt có quan tâm tới mức độ nghiêm trọng của vấn đề môi trƣờng và cách họ phản ứng hay tƣơng tác với môi trƣờng của họ (AnfH.Ziadat, 2007) theo quy trình 3 bƣớc chính đƣợc miêu tả bởi Cheremisinoff and Bendavid-val (2001) về tƣơng tác với môi trƣờng: nhận thức những gì nên đƣợc thực hiện, kiến thức và huấn luyện để giải quyết những mối quan tâm về môi trƣờng, khuyến khích với những phần thƣởng cho những hành động đúng đắn vì môi trƣờng. Hans Kessel, 1982 cũng chỉ ra hai chiến lƣợc hành động để giải quyết vấn đề môi trƣờng: phát triển các công nghệ tốt hơn và tạo ra những thay đổi căn bản trong xã hội, bao gồm việc thay đổi nhận thức của ngƣời dân. Trong đó, việc hiểu đƣợc thực trạng, nguyên nhân của các vấn đề môi trƣờng hiện nay; sự khác biệt của các vấn đề môi trƣờng và các tình thế phức tạp cùng với việc thực hiện các công nghệ mới; hiểu biết về tác động phụ của phát triển công nghiệp (ô nhiễm nƣớc và ô nhiễm không khí, sự lắng đọng bụi, chất thải rắn, tiếng ồn…) tới sức khỏe cộng đồng, cây xanh, nguồn nƣớc, và các khía cạnh kinh tế xã hội khác của cuộc sống là rất quan trọng cho cả cá nhân và cộng đồng.

Ngoài ra, môi trƣờng quốc gia còn thể hiện bộ mặt của đất nƣớc (Anf H. Ziadat, 2007). Nhận thức về môi trƣờng đóng một vai trò quan trọng để tăng cƣờng phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào (Young (2000); Harvey (1995), trích bởi Anf H. Ziadat, 2007). Jianguo cũng nói rằng “nhận thức môi trƣờng và chất lƣợng môi trƣờng là những chỉ báo quan trọng để đánh giá sự văn minh của một quốc gia hay một dân tộc” (trích bởi Anf H. Ziadat, 2007).

Một phần của tài liệu CÔNG TRÌNH DỰ THIGIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)