Tăng cường quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện suy thoái kinh tế hiện nay, định hướng đến năm 2020 (Trang 70 - 72)

- Số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 320.000 (hàng năm tăng khoảng 20%).

- Tỷ lệ doanh nghiệp mới thành lập tại các tỉnh khó khăn là 15% đến năm 2010.

- Tỷ lệ trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 3% - 6% trong tổng số các DNNVV.

- Tạo thêm 2,7 triệu chỗ làm mới trong giai đoạn 2006 – 2010. - Có thêm 165.000 lao động kỹ thuật làm việc tại các DNNVV.

3.2 Các nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3.2.1 Tăng cường quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. vừa.

Từ nhận thức, quản lý của Nhà nước là sự tác động của Nhà nước vào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung, doanh nghiệp nói riêng, bằng hệ thống luật pháp, chính sách tổ chức, các chế tài về kinh tế - tài chính và các công cụ quản lý để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tê nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, ổn định kinh tế - chính trị - xã hội đất nước. Ở mỗi quốc gia nền kinh tế thị trường có sự giông nhau là đều chịu sự tác động và chi phối của các quy luật kinh tế và các quy luật đặc thù của xã hội đó. Nhà nước nhận thức, vận dụng các quy luật đố vào quản lý điều hành nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế tổ chức thực hiện. Tùy bản chất kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trình độ khác nhau về sự nhận thức, vận dụng các quy luật kinh tế của Nhà nước mà

nền kinh tế của nước đó phát huy hiệu lực và hiệu quả khác nhau. Song cũng có sự khác nhau cơ bản xuất phát từ bản chất của mỗi quốc gia.

Như vậy, việc vận hành cơ chế quản lý nhà nước ở nước ta đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và DNNVV nói riêng, không nằm ngoài những chính sách và cơ chế quản lý phải:

- Một là, khuyến khích được những nhân tố tích cực trong đội ngũ doanh nhân nước ta – lực lượng chủ yếu làm giàu cho dân, cho nước.

- Hai là, phát hiện, hạn chế những mặt sai trái của cơ chế thị trường, kịp thời phát hiện và sử lý những hành vi, vi phạm pháp luật, gây nên những tiêu cực tổn hại cho nền kinh tế.

Căn cứ vào thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay, yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với DNNVV là:

- Thứ nhất, tập trung sức để phát triển mạnh và xã hội hóa lực lượng sản xuất, từng bước chuyển nền kinh tế nước ta từ kém hiệu quả phát triển lên phát triển ổn định vững chắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Thứ hai, tập trung xây dựng nội lực trong xu hướng hội nhập. Đây là tiền đề và là điều kiện để quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chu nghĩa.

Nội dụng tăng cường quản lý nhà nước.

Xây dựng chiến lược phát triển các DNNVV ở Việt Nam trong từng thời kỳ, gắn chặt với các quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể về phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung, từng ngành, từng địa phương, từng lĩnh vực nói riêng.

Tiếp tục xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ DNNVV phù hợp với tình hình kinh tế mới và định hướng mục tiêu phát triển.

Hòan thiện một số chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn hiện nay cho DNNVV : vốn, mặt bằng kinh doanh, thuế.

Xây dựng, ban hành, hướng dẫn và thực hiện các quy chế liên kết giữa DNNVV và các doanh nghiệp lớn, giữa các DNNVV với nhau để nâng cao tính cộng đồng, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của chính các doanh nghiệp.

Xây dựng cơ chế chính sách để theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời chỉ đạo hướng dẫn các doanh nghiệp trong lúc khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện suy thoái kinh tế hiện nay, định hướng đến năm 2020 (Trang 70 - 72)