Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của sản phẩm bảo hiểm

Một phần của tài liệu triển khai sản phẩm Bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA (Trang 60 - 64)

II. Thực trạng triển khai sản phẩm Bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ

3. Thực trạng triển khai sản phẩm bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ

3.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của sản phẩm bảo hiểm

- Hoặc giáo viên chủ nhiệm.

- Hoặc cán bộ y tế phụ trách bảo hiểm tại trường.

- Giám định viên Bảo hiểm AAA.

Theo mẫu của AAA

Chứng từ y tế điều trị hợp lệ:

- Thương tích đơn giản (không nằm viện): Y chứng, toa thuốc của bác sĩ điều trị (có dấu xác nhận của cơ sở y tế, bệnh viện).

- Thương tích phải nằm viện: Giấy ra, vào viện, giấy chứng thương và/hoặc các chi phí điều trị…

- Phụ huynh, học sinh bị tai nạn.

- Giám định viên bảo hiểm AAA Do bệnh viện, cơ sở y tế (hợp pháp) cấp trong quá trình khám và điều trị.

Giấy chứng tử (trường hợp chết): Người hưởng quyền

lợi bảo hiểm

Chính quyền địa phương cấp.

Giấy tờ pháp nhân: Khi nhận tiền bồi thường bảo hiểm. - Giấy chứng minh nhân dân (photo), bản sao hộ khẩu (nếu phụ huynh nhận thay).

- Giấy ủy quyền, giấy giới thiệu của trường. - Giấy xác nhận quyền thừa kế.

- Phụ huynh, học sinh bị tai nạn. - Người thừa kế hợp pháp. Bản photo có xác nhận của trường

Các loại giấy tờ khác: Nếu cần, Bảo hiểm AAA sẽ thông báo theo từng trương hợp cụ thể.

3.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của sản phẩm bảo hiểm học sinh học sinh

Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh một nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phải thông qua hệ thống các chỉ tiêu qua các khâu công việc cụ thể. Qua đó chúng ta đánh giá và so sánh xem khâu nào chưa mang lại hiệu quả để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.

Bảng 7: Báo cáo kết quả và hiệu quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA (2005-2008)

1. Tổng số HS tham gia Người 59.120 82.679 74.105 82.431 2. Tổng doanh thu phí Trđ 749,301 1.192,036 856,041 1.073,130 3. Chi ĐPHCTT - 81,556 184,075 169,305 201,750 4. Chi khai thác - Chi hoa hồng -- 137,58188,391 179,245156,450 152,489134,152 181,068153,124

5. Chi bồi thường - 123,947 431,421 276,989 348,767

6. Chi khác - 86,064 130,492 101,126 125,482 7. Tổng chi - 429,148 925,233 699,909 857,067 8.Lợi nhuận(= (2)-(7)) - 320,153 266,803 156,132 216,063 9.Tỷ lệ chi ĐPHCTT(= (3)/(7)*100) % 19,004 19,894 24,189 23,539 10.Tỷ lệ chi khai thác(=(4)/(7)*100) % 32,059 19,373 21,786 21,126 11. Tỷ lệ bồi thường(= (5)/(2)*100) % 16,541 36,192 31,305 32,499

12. Hiệu quả khai thác

(=(2)/(4)) 5,446 6,650 5,613 5,926

13. Hiệu quả ĐPHCTT

(= (8)/(3)) 3,925 1,449 0,922 1,071

14. Hiệu quả KD theo

DT( =(2)/(7)) 1,746 1,288 1,223 1,252

15. Hiệu quả KD theo

LN (= (8)/(7)) 0,746 0,288 0,223 0,252

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp nghiệp vụ bảo hiểm học sinh tại AAA)

Qua Báo cáo trên, chúng ta thấy:

Năm 2005 lợi nhuận của nghiệp vụ bảo hiểm học sinh là 320,153 triệu đồng. Khi Bảo Hiểm AAA mới triển khai sản phẩm bảo hiểm tai nạn học sinh thì số học sinh tham gia còn hạn chế chỉ 59.120 học sinh và phạm vi bảo hiểm còn hạn hẹp. Cũng chính vì vậy mà tỷ lệ chi bồi thường của năm 2005 thấp nhất trong bốn năm qua chỉ chiếm 16,541% tổng chi phí cho nghiệp vụ. Tỷ lệ

chi khai thác của năm 2005 chiếm tỷ lệ lớn nhất là 32,059%. Chi phí khai thác của năm đầu tiên cao vì doanh nghiệp mới thành lập nên phải tìm kiếm thị trường, xây dựng các kênh phân phối, quảng bá thương hiệu…Đây đều là những chi phí rất tốn kém. Trong năm do doanh thu đạt được khá cao, mà tỷ lệ bồi thường thấp nên hiệu quả khai thác, hiệu quả đề phòng hạn chế tổn thất là khá cao so với các năm còn lại lần lượt là 5,446 và 3,925. Tức là cứ một đồng doanh nghiệp bỏ ra chi cho khai thác thu được 5,446 đồng doanh thu phí và cứ một đồng chi phí bỏ ra cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất thì thu được 3,925 đồng lợi nhuận.

Năm 2006 được coi là một năm có kết quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm học sinh khá tốt. Đây là năm đầu tiên triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh. Tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt trên 1 tỷ đồng tăng 59% so với năm 2005. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên do các loại chi phí tăng khá cao đặc biệt là chi bồi thường. Tỷ lệ bồi thường đã tăng lên 36,192% nên lợi nhuận chỉ đạt 266,803 triệu đồng chỉ bằng 83% lợi nhuận của năm 2005. Dẫn đến hiệu quả đề phòng hạn chế tổn thất, hiệu quả kinh doanh theo doanh thu, hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận đều giảm.

Năm 2007 là năm có kết quả kinh doanh không được tốt khi mà lợi nhuận giảm xuống chỉ còn 156,132 triệu đồng. Tất cả các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh đều giảm sút.

Năm 2008 vừa qua đánh dấu sự phục hồi về kết quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm học sinh của Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA. Tất cả các chỉ tiêu đều tăng. Lợi nhuận tăng lên 216,063 triệu đồng, tương ứng tăng 38,38 % so với năm 2007. Hiệu quả đề phòng hạn chế tổn thất tăng lên 1,071 so với 0,922 của năm 2007. Tức là một đồng chi phí bỏ ra cho đề phòng hạn chế tổn thất thì doanh nghiệp thu được 1,071 đồng lợi nhuận. Hiệu quả khai thác cũng tăng lên mức 5,926. Hiệu quả kinh doanh theo doanh thu đạt 1,252 tức là cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu ược 1,252 đồng doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm học sinh. Có được kết quả đó có thể thấy doanh nghiệp đã biết

điều tiết các chi phí một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả của công tác khai thác, công tác đề phòng hạn chế tổn thất.

Qua việc phân tích thực trạng kinh doanh sản phẩm bảo hiểm học sinh trong bốn năm qua, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh là nghiệp vụ bảo hiểm được nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường triển khai. Đây chưa phải là nghiệp vụ mạnh của Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA. Sức ép cạnh tranh trên thị trường này là khá lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều để có được chỗ đứng trên thị trường.

- Tuy rằng kết quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm học sinh trong những năm qua vẫn có lãi song là rất nhỏ, số lượng học sinh tham gia còn rất nhỏ so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Đây cũng là điều dễ hiểu vì AAA mới kinh doanh sản phẩm này được bốn năm.

- Do doanh nghiệp vẫn còn đang trong quá trình hình thành và còn ít kinh nghiệm nên kết quả và hiệu quả kinh doanh chưa cao và chưa ổn định. Kết quả kinh doanh của các khu vực chênh lệch khá lớn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung.

- Việc phân bổ và sử dụng các chi phí như chi phí khai thác và chi phí đề phòng hạn chế tổn thất chưa được hợp lý. Do đó hiệu quả mang lại chưa cao.

- Doanh nghiệp hơi quá chú trọng đến tăng số lượng học sinh tham gia nên doanh thu phí thu được chưa cao.

Trong thời gian tới để cải thiện hơn nữa tình hình kinh doanh sản phẩm bảo hiểm học sinh doanh nghiệp cần khắc phục và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trên. Trong chương tiếp theo em xin đưa ra một số các kiến nghị, đề xuất để doanh nghiệp tham khảo.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC TRIỂN KHAI SẢN PHẨM BẢO HIỂM HỌC SINH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA

Một phần của tài liệu triển khai sản phẩm Bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w