1.Nghiệp vụ thị trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng trung ương mua và bán các chứng khoán có giá, mà chủ yếu là tín phiếu kho bạc nhà nước, nhằm làm thay đổi lượng tiền cung ứng. Ngân hàng trung ương mua bán chứng khoán trên thị trường sẽ làm thay đổi cơ số tiền tệ(tiền đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng và tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng). Đó là nguồn gốc chính gây nên sự biến động trong cung ứng tiền tệ.
Khi NHTW mua chứng khoán, làm tăng cơ số tiền tệ, qua đó làm tăng lượng tiền cung ứng.
Khi NHTW bán chứng khoán, thu hẹp cơ số tiền tệ, qua đó làm giảm lượng tiền cung ứng.
Thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng, bởi những ưu thế vốn có của nó:
NHTW có thể kiểm soát được hoàn toàn lượng nghiệp vụ thị trường tự do.
Linh hoạt và chính xác, có thể được sử dụng ở bất cứ mức độ nào, điều chỉnh một lượng tiền cung ứng lớn hay nhỏ.
NHTW đễ dàng đảo ngược lại tình thế của mình
Thực hiện nhanh chóng, ít tốn kém về chi phí và thời gian.
2. Chính sách chiết khấu.
Chính sách chiết khấu là công cụ của NHTW trong việc thực thi chính sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh. Khi NHTW cho vay các ngân hàng kinh doanh làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng.
NHTW kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động đến giá cả khoản vay(lãi suất cho vay tái chiết khấu). Khi NHTW nâng lãi suất tái chiết khấu, tức làm cho giá cả của khoản vay tăng, hạn chế cho vay các ngân hàng kinh doanh, làm cho khả năng cho vay đối với nền kinh tế của các ngân hàng kinh doanh giảm xuống, lượng tiền cung ứng giảm. Ngược lại, khi NHTW giảm lãi suất cho vay tái chiết khấu, giá cả của khoản vay rẻ hơn, khuyến khích cho vay các ngân hàng kinh doanh, làm cho khả năng cho vay của ngân hàng kinh doanh đối với nền kinh tế tăng lên, lượng tiền cung ứng tăng lên.
Chính sách chiết khấu là một công cụ rất quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ cuả NHTW. Nó không chỉ điều tiết lượng tiền cung ứng, mà còn để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng và tác động đến việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, với công cụ này NHTW thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Bởi vì, NHTW chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng
không thể bắt buộc các ngân hàng thương mại phải vay chiết khấu ở NHTW.
3. Dự trữ bắt buộc.
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại, mà không được dùng để cho vay hoặc đầu tư, mức dự trữ này do NHTW qui định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Chế độ dự trữ bắt buộc ở các nước khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau thì có thể khác nhau. Song nhìn chung, dự trữ bắt buộc đều mang tính pháp luật, được gửi ở NHTW và không được hưởng lãi.
NHTW sử dụng dự trữ bắt buộc để tác động đến lượng tiền cung ứng trên hai phương diện: Thứ nhất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các NHTM. Theo thuyết tạo tiền. Do vậy, nếu NHTW quyết định tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho hệ số tạo tiền thu hẹp hoặc tăng lên. Thứ hai, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của hệ thống NHTM. Khi mức dự trữ tăng lên, dòi hỏi các NHTM phải tăng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, giá các khoản vay đắt hơn, khả năng cho vay các NHTM giảm xuống và theo đó lượng tiền cung ứng cũng giảm xuống. Ngược lại, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm xuống, các NHTM có cơ hội giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, giá các khoản vay rẻ hơn, tăng khả năng cho vay của các NHTM và theo đó lượng tiền cung ứng tăng lên.
Hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu lạm phát dụ kiến hàng năm, ngoài ra còn dựa vào một số tín hiệu thị trường khác: tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá, thâm hụt ngân sách nhà nước, tốc độ lưu thông tiền tệ... Trên cơ sở đó, hạn mức tín dụng được phân bổ cho các NHTM cho từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.
Để hạn chế việc tạo tiền quá mức của NHTM làm tăng tổng khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, NHTW qui định hạn mức tín dụng tối đa cho từng NHTM. Trong phần lớn các trường hợp, những hạn mức riêng này được xác định căn cứ vào tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống ngân hàng. NHTM chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng được qui định.
Hạn mức tín dụng được NHTW sử dụng như một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, khi mà các công cụ truyền thống kém hiệu quả. Tuy nhiên, khống chế hạn mức tín dụng có thể làm cho lãi suất thị trường tăng lên, làm giảm cạnh tranh giữa các NHTM , làm lệch lạc cơ cấu đầu tư của các NHTM, làm phát sinh các thị trường tài chính”ngầm” ngoài sự kiểm soát của NHTW, gây khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ...
5. Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại.
Khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của NHTW(thị trường mở, chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng) đều có tác động đến lãi suất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt là lãi suất chiết khấu của NHTW tác động mạnh đến lãi suất cho vay của các NHTM. Song, khi các công cụ trên đây hoạt động chưa có hiệu quả, thì
NHTW có thể trực tiếp qui định khung lãi suất hoặc trần lãi suất cho vay của các NHTM. Để tránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng, NHTW thường qui định mức lãi suất “sàn” tối đa cho tiền gửi và lãi suất “trần” tối thiểu cho tiền vay. Nếu nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng của NHTM, thì NHTW thường qui định ngược lại: mức lãi suất tối thiểucho tiền gửi và mức tối đa cho tiền vay. NHTW muốn kiểm soát được lãi suất, bởi vì lãi suất có tác động mạnh đến tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác động vào tăng trưởng kinh tế và giá cả.
Tuy nhiên, kiểm soát lãi suất của các NHTM sẽ triệt tiêu cạnh tranh trong quá trình hoạt động của nó. Hiện nay các nước phát triển và đang phát triển đã và đang chuyển sang quá trình tự do hoá lãi suất ngân hàng.
Tính tất yếu của việc chuyển từ công cụ điều tiết lượng tiền trực tiếp
sang gián tiếp:
Việc sử dụng công cụ trực tiếp trong 10 năm qua ( từ 1990-1999 ) đã đem lại những thành công đáng kể tỷ lệ lạm phát dưới một chữ số cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 8,6%/năm. Như vậy việc sử dụng công cụ trực tiếp là hoàn toàn cụ thể trong thời gian qua. Tuy nhiên trước xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế sau 10 năm sử dụng công cụ trực tiếp đã bộc lộ một số hạn chế:
a.NHTW không có khả năng kiểm soát các sự biến động số dư dự trữ của NHTM. Đây là một trong căn cứ quan trọng để có thể sử dụng cơ chế điều chỉnh gián tiếp. Vì số dư dự trữ quá mức này phụ thuộc vào mối quan hệ của nó với chủ thể phi ngân hàng, do đó khả năng cập nhật thông tin đối
với NHTW là rất khó khăn làm hạn chế khả năng kiểm soát và dự báo chính xác sự biến động mức dự trữ của hệ thống ngân hàng.
b.Mối liên hệ giữa lượng tiền cơ sở và tổng lượng tiền cung ứng là rất khó dự đoán do sự biến động bất thường của cả cơ số tiền và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số tạo tiền.
c.Hệ thống thị trường tài chính và thị trường chứng khoán chưa thật sự phát triển.
d.Các công cụ trực tiếp không cho phép ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách linh hoạt vốn khả dụng trong điều kiện dư thừa. Ngoài công cụ dự trữ bắt buộc, NHTW không có cách nào hấp thụ số vốn một cách chủ động gây cho NHTM một áp lực mạnh mẽ về chi phí vốn.
e.Công cụ trực tiếp ngày càng tỏ ra thiếu chủ động trong điều tiết lượng tiền cung ứng. Như chúng ta đã biết trong hai năm 1998-1999 khi trần lãi suất giảm thì giá cả và lãi suất không những tăng mà lại giảm. Chính sách tiền tệ không chủ động đối mặt với tình trạng này và tỏ ra kém hiệu quả.
f.Hiệu lực tác động của chính sách tiền tệ bị hạn chế vì không lợi dụng được các kênh dẫn truyền đa dạng qua lãi suất, tín dụng, thị trường tài chính với những ảnh hưởng qua giá trái phiếu, cổ phiếu và ngoại tệ.
Như vậy, việc sử dụng các công cụ trực tiếp tạm thời có hiệu quả trong việc kiểm soát sự mở rộng tín dụng đặc biệt ở những nước có hệ thống ngân hàng thô sơ và tính cạnh tranh yếu. Tuy nhiên chúng làm cho các NHTW
chịu một gánh nặng hành chính hạn chế cạnh tranh do đó cản trở sự tăng trưởng trong khu vực tư nhân.
Mặt khác, công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp lại có hiệu quả và linh hoạt hơn bằng cách loại bỏ những hạn chế của công cụ trực tiếp, nó tăng cường cho quá trình trung gian cho phép phát triển sâu rộng thị trường tài chính linh hoạt hơn trước các cú sốc ngoại sinh, sai lầm chính sách.
Như vậy, xu thế giảm dần tính trực tiếp cứng nhắc và ít hiệu quả sang phát huy tính gián tiếp linh hoạt thích hợp và đồng bộ với một số công cụ là tính khách quan tất yếu.
Điều kiện chuyển đổi từ công cụ trực tiếp sang gián tiếp:
ở Việt Nam hiện nay do sự kém hiệu quả trong việc kiểm soát lượng tiền bằng công cụ trực tiếp nên chuyển sang các công cụ gián tiếp là hết sức cần thiết.
Vì điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay cách tốt nhất là chuyển sang một cách dần dần khi thị trường tài chính chưa vững mạnh, nền kinh tế phát triển chưa cao.
Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển, thị trường tiền tệ đang được hoàn thiện cùng với sự hoạt động có hiệu quả của thị trường chứng khoán và khả năng thanh toán liên ngân hàng, ngày càng có nhiều các công ty tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhà nước thực hiện chính sách kinh tế mở đang thu hút được sự đầu tư của các nhà đầu tư nước
ngoài. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong khu vực tài chính làm cho các nỗ lực mở rộng hệ thống tài chính nhiều hơn tạo điều kiện cho cạnh tranh lành mạnh, mạnh mẽ là một phần quan trọng trong việc chuyển sang điều tiết lượng tiền bằng công cụ gián tiếp. Nhưng kinh nghiệm ở một số nước cho thấy rằng việc lựa chọn chính sách tiền tệ còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Việc sử dụng công cụ gián tiếp sẽ là không khả thi trong điều kiện nền tài chính nước ta còn kém phát triển và vốn còn hạn chế.
Nhưng trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn, tỷ lệ lạm phát giảm, nhập siêu giảm tăng suất khẩu. Ngày càng có nhiều kênh dẫn vốn, nền kinh tế đã đủ tiềm năng để thực hiện chính sách điều tiết lượng tiền trực tiếp sang điều tiết gián tiếp.
IV. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam.
1.Chính sách tiền tệ với công cuộc cải cách và phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Vào những năm đầu thời kỳ đổi mới (1986-1990), nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự hội nhập với kinh tế thế giới và đang phải vật lộn với nạn lạm phát phi mã. Mục tiêu lúc đó là đẩy lùi, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tìm lối thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái bởi khủng hoảng kinh tế kéo dài. Bên cạnh một số giải pháp tình thế chống lạm phát hữu hiệu, nổi lên hai điểm đáng lưu ý là mạnh dạn nâng lãi suất tiền gửi ngân hàng lên ở mức siêu cao để thu hút tiền cung ứng về ngân hàng, đồng thời từng bước
thả nổi tỷ giá hối đoái ( VND/USD ) nhằm tạo lập quan hệ cung-cầu ngoại tệ.
Thực tế cho thấy thành quả lạm phát chỉ là tức thời, nếu chính sách tiền tệ thiếu tích cực linh hoạt. Một nội dung hết sức quan trọng của chính sách tiền tệ là vấn đề bảo đảm các nguồn tích luỹ, tiết kiệm nguồn vốn nhàn rỗi khác trong nền kinh tế để khai thác huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ đầu tư và phát triển kinh tế được hết sức coi trọng.
Chiến lược huy động vốn qua hệ thống ngân hàng được phát động mạnh mẽ liên tục suốt thời kỳ 1993-1997. Phương châm hạn chế, giảm thiểu dần cung ứng tiền cơ bản qua kênh tín dụng buộc các ngân hàng thương mại phải đi vay để cho vay, làm tốt vai trò các trung gian tài chính của nền kinh tế. Các hình thức huy động vốn cũng được đa dạng, cơ cấu lại hợp lý hơn nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư trung và dài hạn. Bên cạnh đó NHTW và một số NHTM cũng lần lượt khai thông được quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế ( IMB, WB, ADB ) và các NHTM lớn trên thế giới để vay vốn, hùn vốn liên doanh phục vụ đầu tư phát triển, tài trợ đầu tư xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế. Huy động vốn ngày càng đóng vai trò quan trọng tích cực hỗ trợ thực hiện tốt các mục tiêu của chính sách tiền tệ kể từ cuối năm 1993 khi NHTW tổ chức hình thành được thị trường nội tệ liên ngân hàng và sau đó gần một năm là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Các NHTM, tổ chức tín dụng có điều kiện làm quen với cơ chế tự điều hoà vốn với nhau, nâng cao hiệu suất vốn, khả năng trong toàn hệ thống, hạn chế đến mức thấp nhấtnhu cầu tái cấp vốn từ NHTW. Phối hợp với Bộ Tài chínhđến tháng 6-1995, NHTW chính thức tổ chức đấu giá tín phiếu kho bạc, tạo thêm
công cụ huy động vốn mới trên thị trường tiền tệ, đồng thời góp phần lành mạnh hoá ngân sách. Bên cạnh đó hoạt động phát hành trái phiếu kho bạc hay công trái Chính phủ diễn ra khá thường xuyên bổ sung tăng thêm bộ phận lớn nguồn đầu tư phát triển kinh tế.
Trên cơ sở nguồn vốn huy động khá dồi dào, tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế cũng liên tục gia tăng mạnh mẽ đồng thời chuyển từ cho vay chủ yếu đối với các xí nghiệp quốc doanh sang cho vay mọi thành phần kinh tế. Cơ cấu tín dụng đổi mới theo hướng tăng cường đầu tư cho các ngành sản xuất, dịch vụ; chuyển từ cho vay ngắn hạn là chủ yếu sang cho vay trung, dài hạn và tham gia một phần đầu tư xây dựng cơ bản. Các NHTM, các quỹ tín dụng nhân dân mở rộng cho vay hộ nông dân, cho vay tạo việc làm, cho vay xoá đói giảm nghèo, cho vay hỗ trợ xây dựng nhà ở đồng bằng sông Cửu Long, cho vay phát triển kinh tế trang trại...
Việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi vào ngân hàng và cung ứng tín dụng ngày càng nhiều đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế là một