Quan điểm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác chiến lược" Phát triển một trục hai cánh" nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Trang 38 - 40)

Trong phần tr−ớc, ý t−ởng của Trung Quốc về sáng kiến Cực tăng tr−ởng

mới ASEAN – Trung Quốc cùng những ý đồ, tham vọng của họ trong việc thúc đẩy thực hiện sáng kiến này đã cho thấy rõ quan điểm và quyết tâm của Chính phủ Trung Quốc trong việc đ−a sáng kiến thành hiện thực. Quan điểm nhất quán đó của Trung Quốc đ−ợc các nhà chính trị, ngoại giao Trung Quốc thể hiện và nêu rõ trong các Hội nghị th−ợng đỉnh Th−ơng mại và Đầu t− hay hội nghị các nhà lãnh đạo Trung Quốc- ASEAN đ−ợc tổ chức hàng năm, cũng nh− trong các diễn đàn, hội nghị cấp quốc gia và khu vực. Trong đó, phía Trung Quốc nhấn mạnh quan điểm thông suốt, nhất quán về đẩy mạnh hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, vấn đề còn gây khá nhiều tranh cãi và bất đồng, nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các bên ASEAN cũng nh− gây áp lực cho phía Việt Nam ủng hộ ý t−ởng của họ.

Ông L−u Kỳ Bảo - Bí th− Đảng uỷ khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây khẳng định: "Dự án xây dựng một cục diện mới về hợp tác khu vực thông qua mô hình Một trục hai cánh, bao gồm trục hành lang kinh tế Việt Nam - Singapore; hợp tác kinh tế hai vùng sông Mê Kông và vịnh Bắc Bộ mở rộng, sẽ góp phần đẩy mạnh hơn nữa các lĩnh vực hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN". Từ khi Bí th− L−u Kỳ Bảo nêu ra ý t−ởng về cấu trúc mới hợp tác khu vực "Một trục hai cánh" đến nay, đề tài này đã đ−ợc bàn thảo sôi nổi trong các

giới trong, ngoài n−ớc và đã đ−ợc nâng lên tầm cao của chiến l−ợc quốc gia. ý

đồ chiến l−ợc này đã đ−ợc các nhà lãnh đạo Đảng và Chính phủ Trung Quốc nh− Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo khẳng định đầy đủ và ủng hộ tích cực. Đồng thời, họ cũng cho rằng chiến l−ợc này đã đ−ợc các nhà lãnh đạo các n−ớc ASEAN hữu quan đáp ứng tích cực và nhận thức chung rộng rãi.

Trong sáng kiến mới về hợp tác ASEAN – Trung Quốc, sáng kiến về hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng đ−ợc phía Trung Quốc quan tâm nhất và

đây cũng là vấn đề gây tranh cãi nhất. ý t−ởng chiến l−ợc Vịnh Bắc Bộ mở rộng bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây, nh−ng đã nhanh chóng trở thành chiến l−ợc quốc gia của Trung Quốc. Lãnh đạo trung −ơng Trung Quốc coi trọng cao độ và khẳng định tầm quan trọng của hợp tác kinh tế khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng. Tại hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc, Thủ t−ớng Ôn Gia Bảo đã kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN cùng tích cực tham gia nghiên cứu tính khả thi của việc đẩy mạnh hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng, coi đây nh− một điểm mới trong hợp tác ASEAN – Trung Quốc.

Tháng 10/2006, tại Hội nghị th−ợng đỉnh Th−ơng mại và Đầu t− Trung Quốc- ASEAN lần thứ 3 tại Nam Ninh, Thủ t−ớng Ôn Gia Bảo đã thay mặt Chính phủ Trung −ơng Trung Quốc chính thức đ−a ra đề nghị "Tích cực thăm dò khả năng triển khai hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, khiến cho hợp tác kinh tế tiểu vùng trở thành một điểm sáng mới về hợp tác kinh tế - mậu dịch Trung Quốc- ASEAN”.

Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo Trung Quốc- ASEAN lần thứ 10 ở Philippin tháng 1/2007, Thủ t−ớng Ôn Gia Bảo một lần nữa để nghị tích cực thăm dò khả năng hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng.

Tháng 3/2007, Chủ tịch n−ớc Hồ Cẩm Đào đề nghị Trung Quốc phải tích cực tham gia hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng, và nhấn mạnh khi xúc tiến hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng cần phải lấy xây dựng giao thông vận tải làm mục tiêu hàng đầu.

Thống đốc Ngân hàng Phát triển Quốc gia Trung Quốc Trần Nguyên cho rằng hiện nay, việc phát triển khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng đứng tr−ớc cơ hội có tính lịch sử hiếm có, Ngân hàng Phát triển sẽ tiếp tục ủng hộ sự hợp tác và phát triển khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cùng tiếp thêm sức sống mới cho việc xây dựng FTA Trung Quốc-ASEAN.

Thứ tr−ởng Tài chính Trung Quốc Lý Dũng cho rằng: FTA Trung Quốc- ASEAN đang từ ý t−ởng trở thành hiện thực tốt đẹp, hợp tác kinh tế khu vực đang phát huy vai trò ngày càng quan trọng. Vịnh Bắc Bộ là con đ−ờng giao thông quan trọng nối liền Trung Quốc với các n−ớc ASEAN, bởi vậy Hợp tác kinh tế tiểu vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng có sự hỗ trợ lẫn nhau với Hợp tác tiểu vùng Đại Mê Kông, và sẽ tiếp thêm sức sống mới cho hợp tác Trung Quốc- ASEAN.

Cục tr−ởng Cục Du lịch Quốc gia Thiều Kỳ Vĩ bày tỏ rằng: “Cần phải thúc đẩy triển khai hợp tác thiết thực giữa các ngành du lịch, tổ chức ngành nghề, thành phố du lịch và doanh nghiệp du lịch các n−ớc và khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng, thúc đẩy thành lập cơ chế kinh doanh liên hợp du lịch khu vực

nhiều bên và hai bên, thúc đẩy mở cửa thị tr−ờng du lịch khu vực cho nhau, thúc đẩy hơn nữa sự tiện lợi hóa xuất- nhập cảnh du lịch".

Các nhà lãnh đạo các tỉnh, thành phố sau l−ng khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng là Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu, Vân Nam tỏ ra rất tích cực, bày tỏ rằng: Phải hoàn thiện hơn nữa đ−ờng thông ra biển cho vùng Tây Nam, chủ động hội nhập hợp tác kinh tế khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cùng đạt đ−ợc sự phát triển mới về hợp tác khu vực.

Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp th−ơng Chính trị Nhân dân (Chính Hiệp) tỉnh Quý Châu Đ−ờng Thế Lễ cho rằng: Cần đẩy nhanh khai phá và xây dựng khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ có lợi cho việc tăng nhanh xây dựng đ−ờng thông ra biển cho khu vực Tây Nam, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Quý Châu, nâng cao trình độ mở cửa với bên ngoài.

Phó Tỉnh tr−ởng tỉnh Vân Nam L−u Bình bày tỏ: Cần tăng nhanh khai phá và xây dựng khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ; việc thúc đẩy sự hợp tác và phát triển kinh tế khu vực Vịnh Bắc Bộ có ý nghĩa trọng đại, có ảnh h−ởng sâu xa. Vân Nam, một trong những tỉnh tuyến đầu mở cửa với ASEAN, sẽ tích cực tham gia và thúc đẩy thiết thực hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ, đóng góp xứng đáng cho việc mở rộng cửa với ASEAN.

Một lần nữa có thể khẳng định rằng, sáng kiến Cực tăng tr−ởng ASEAN - Trung Quốc (chiến l−ợc phát triển Một trục hai cánh) không chỉ đơn thuần là một ý t−ởng hợp tác phát triển kinh tế của Trung Quốc với các n−ớc ASEAN,

mà đây là một ý t−ởng mang tính “chiến l−ợc” sâu sắc, xuyên suốt và nhất quán

từ Chính phủ Trung −ơng Trung Quốc đến các tỉnh, địa ph−ơng tham gia thực hiện chiến l−ợc đó. Vì mục tiêu chiến l−ợc quốc gia đó mà Trung Quốc chắc chắn sẽ thể hiện mọi quyết tâm, tập trung mọi nguồn lực, kêu gọi sự ủng hộ song ph−ơng và đa ph−ơng trong khu vực và quốc tế để đạt đ−ợc mục đích cũng nh− thực hiện đến cùng chiến l−ợc của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác chiến lược" Phát triển một trục hai cánh" nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)