Thứ nhất, ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam chủ yếu theo hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ thêm vào đó các doanh nghiệp Việt Nam ít có sự liên kết với nhau. Điều này khiến các doanh nghiệp hầu như đơn độc trước sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài trước thị trường rộng lớn. Nó cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu việc thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, về nhu cầu sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng.
Thứ hai, nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Cạnh tranh mua nguyên liệu giảm giá bán để tranh khách hàng; lạm dụng hóa chất để tăng trọng, vi phạm các quy định ghi nhãn mác sản phẩm. Những điều này đã bị đổi thủ nước ngoài lợi dụng, gây tác hại tới uy tín và quyển lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp ảnh hường không tốt đến khả năng cạnh tranh hàng hóa thủy sản xuất khẩu. Điều này tạo ra cung cầu ảo gây ra sự sai lệch về giá cả rất lớn.
Thứ ba, số nhà máy chế biến thủy sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước còn có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Đội ngũ cán bộ quản lí và lực lượng chưa có trình độ làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất.
Thứ tư, con giống để nuôi trồng thủy sản còn rất ít chưa đa dạng và không đảm bảo, chất lượng còn thấp.
Thứ năm, có thể thấy công tác nghiên cứu phân tích xu hướng biến động, dự báo thị trường tìm hiểu sâu về khách hàng còn chưa hiệu quả. Chưa thông báo kịp thời thay đổi môi trường kinh doanh, những quy định pháp luật để doanh nghiệp chủ động đối phó, chưa có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2011-2020