II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚ
2. Thành lập phòng Marketing
Như ta đã biết, hoạt đông Marketing đã có từ lâu nhưng nó còn nằm rải rác ở các bộ phận chức năng truyền thống trong cơ cấu tổ chức của Công ty. Hiện nay Công ty chưa có phòng Marketing do vậy vấn đề xây dựng một chiến lược phát triển thị trường, thực hiện công tác phát triển thị trường vẫn do phòng kinh doanh đảm nhiệm mà thực ra cần phải có một bộ phận chuyên sâu vào lĩnh vực này thực hiện tức là phải có bộ phận Marketing. Bộ phận này có thể trực thuộc phòng kinh doanh.
Căn cứ vào những hoạt động có tính chất chuyên sâu của từng bộ phận trong Doanh nghiệp thì Công ty có thể thành lập bộ phận này theo những cơ cấu khác nhau như:
- Tổ chức phòng Marketing theo cơ cấu không gian của thị trường. - Tổ chức đặc điểm phòng Marketing theo đặc điểm tiêu thụ…
Cho dù có được tổ chức theo cơ cấu nào thì bộ phận này cũng phải đảm nhiệm được những chức năng nhiệm vụ sau:
- Chức năng của bộ phận Marketing bao gồm việc phân tích lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra các trương trình trong đó đặt trọng tâm vào việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ và trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Nhiệm vụ của bộ phận Marketing:
+ Khảo sát thị trường: Thường xuyên nghiên cứu thị trường, xác định phạm vi thị trường cho những sản phẩm hiện có và dự đoán nhu cầu của sản phẩm mới, hướng bán hàng, nghiên cứu xu hướng phát triển của khối lượng và cơ cấu nhu cầu, xác định và đánh dấu các đặc thù của các khu vực và các đoạn thị trường.
+ Nghiên cứu sản phẩm: Chỉ ra hướng phát triển của sản phẩm trong tương lai, xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm mới, đề xuất những kiến nghị về chế tạo sản phẩm mới, đánh giá công dụng của sản phẩm hiện có, vạch ra chủng loại hợp lý.
+ Chính sách giá cả: Phải kiểm soát được các yếu tố chi phí, phân tích diễn
biến của chi phí cố định và chi phí biến đổi trong tương quan với khối lượng sản xuất ra; xây dựng các mức giá…
+ Chính sách phân phối: Nghiên cứu các kiểu tổ chức phân phối, xác định mối quan hệ về sở hữu, về lợi ích, về hợp tác, về thông tin trong hệ thống phân phối.
+ Về chính sách giao tiếp khuếch trương: Thực hiện việc tuyên truyền quảng cáo về hàng hoá, đánh giá về tác dụng quảng cáo…