Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ về CPH DNNN:

Một phần của tài liệu Đề tài : Thực trạng cổ phần hoá- Những kết quả tích cực và những khó khăn cần tháo gỡ pot (Trang 40 - 43)

Để CPH thực sự đi vào đúng quỹ đạo, việc tạo dựng khung pháp lý đầy đủ và thuận lợi cũng hết sức cần thiết. Chúng ta cần phải sửa đổi nội dung các văn bản pháp quy về cổ phần hoá trước đây cũng như ban hành các văn bản mới sao cho thật phù hợp với tình hình hiện nay. Nhà nước và Chính phủ nên ban hành những tài liệu đầy đủ và hoàn chỉnh về công tác CPH: từ các văn bản mang tính chủ trương chính sách, các văn bản pháp lý cho tới những hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các bước CPH một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất. Thực ra như đã nói ở trên, trong số các doanh nghiệp muốn CPH, có tình trạng các cấp lãnh đạo không nắm rõ mình phải làm theo trình tự nào, có những văn bản nào hướng dẫn việc CPH… do vậy đó cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ CPH.

Như vậy một mặt cần thêm các văn bản để tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ về CPH, mặt khác cũng nên tránh việc ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn CPH như trước đây, bởi điều này sẽ gây ra nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn như hầu hết các nghị định của Chính phủ về CPH khi ban hành đều có sửa đổi so với tình hình thực tế nhưng sau một thời gian ngắn lại không phù hợp nên phải bổ sung hoặc sửa đổi. Đối với các doanh nghiệp CPH, đây là một khó khăn, gây ảnh hưởng đến quá trình CPH. Vì vậy các nhà hoạch định chính sách nên nghiên cứu kỹ để ban hành các văn bản sao cho các văn bản thực sự tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định để các cấp các ngành thuận lợi trong công tác CPH.

Bên cạnh đó cũng cần phải tạo một khuôn khổ pháp lý ngày càng đồng bộ cho việc tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Chú trọng việc hướng dẫn thi hành các điều khoản về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán vì nếu hoạt động của nó phát triển sẽ giúp công ty cổ phần tạo và tăng được nguồn vốn và định mức được giá thị trường cổ phần của công ty.

III/ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến về cổ phần hoá:

Thực tế cho thấy đây là một công tác rất quan trọng trong tiến trình thực hiện CPH, thực hiện tốt công tác này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc đẩy

Với ý nghĩa đó, khi thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến về chủ trương CPH cần chú ý một số vấn đề sau:

Xác định những vấn đề thiết thực : Ngoài những nội dung chung về chủ trương chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, cần xác định những nội dung trọng tâm cần phổ biến, đối tượng cần phổ biến là ai, tránh sự dàn trải không cần thiết. Ví dụ như đối với người lao động, cái họ quan tâm hơn cả là những lợi ích được hưởng và những trách nhiệm phải gánh chịu khi doanh nghiệp mà họ làm việc tiến hành CPH, họ cũng muốn biết kết quả hoạt động của những doanh nghiệp đã tiến hành CPH…

Thực hiện tuyên truyền với hình thức đa dạng, phong phú, cần bảo đảm tính dân chủ và cởi mở trong việc trao đổi những vấn đề liên quan đến CPH. Những thắc mắc của người lao động, dù lớn hay nhỏ, phổ biến hay cá biệt đều phải được giải đáp cụ thể, thấu đáo.

Công tác truyên truyền phổ biến vể CPH cần phải được tiến hành trong toàn bộ qua trình cổ phần hoá. Trong suốt quá trình chuẩn bị CPH, xây dựng phương án CPH, tổ chức thực hiện CPH… các cấp các ngành chỉ đạo quá trình CPH phải nắm được diễn biến tư tưởng của người lao động, phát hiện kịp thời những băn khoăn vướng mắc của người lao động để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Thực hiện xã hội hoá công tác tuyên truyền phổ biến về chủ trương CPH DNNN nói riêng và chủ trương sắp xếp, đổi mới hoạt động của hệ thống

DNNN nói chung. Làm sao để mọi doanh nghiệp, mọi nhà quản lý, mọi người lao động cũng đều có thể hiểu rõ về công tác cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Đề tài : Thực trạng cổ phần hoá- Những kết quả tích cực và những khó khăn cần tháo gỡ pot (Trang 40 - 43)