Sự tác động của chiến lược xuất khẩu đến năm 2010 đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

Một phần của tài liệu Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam (Trang 54 - 56)

III. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐẾN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

1. Sự tác động của chiến lược xuất khẩu đến năm 2010 đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001- 2010 dự kiến nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh gấp đôi nhịp độ tăng trưởng GDP tức là khoảng 14,4%. Tuy nhiên việc gia tăng xuất khẩu 14,4%/năm không phải là nhiệm vụ đơn giản. Xuất phát điểm của thời kỳ 2001 – 2010 cao hơn nhiều so với thời kỳ trước (13,5 tỷ USD so với thời kỳ 1991 – 2000 chỉ có 2,4 tỷ USD). Với những hạn chế còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những hạn chế mang tính cơ cấu thì việc tăng giá trị tuyệt đối ở trên mức 2 tỷ USD/ năm đòi hỏi sự nỗ lực cao độ trong công tác xuất nhập khẩu.

1.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu

- Nhóm nguyên nhiên liệu: Hiện nay nhóm này gồm hai mặt hàng chính là dầu thô và than đá, đang chiếm khoảng trên 20% kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên cho đến năm 2010 thì cả dầu thô, than đá và khoáng sản khác sẽ giảm cả về kim ngạch tuyệt đối và tỉ trọng. Tới năm 2005 nhóm nguyên nhiên liệu có khả năng chỉ còn đóng góp được khoảng 9% kim ngạch xuất khẩu (2,5 tỉ USD) so với trên 20% như hiện nay, đến 2010 tỉ trọng này chỉ còn khoảng chưa đầy 1% tức là dưới 500 triệu USD hoặc 3,5% tức là khoảng 1,75 tỷ USD tùy theo phương án khai thác dầu thô. Vì vậy sẽ cần phải tìm ra nguồn hàng xuất khẩu mới để thay thế cũng là một cách thức lớn vì kim ngạch xuất khẩu do dầu thô đem lại quá lớn.

- Nhóm hàng nông lâm thuỷ sản: Hiện nay nhóm này đang chiếm gần 25% kim ngạch xuất khẩu với những mặt hàng chủ yếu là gạo, cà phê, cao su, chè, rau quả, thủy sản, hạt tiêu, điều. Do những hạn chế mang tính cơ cấu nên mặc dù kim ngạch tuyệt đối vẫn tăng nhưng tỷ trọng của nhóm sẽ giảm dần xuống còn 22% vào năm 2005 và 17,2% vào năm 2010. Hạt nhân tăng trưởng của nhóm sẽ là thủy sản bởi tiềm năng khai thác và nuôi trồng còn nhiều, nhu

cầu thế giới tăng khá và ổn định, thuế suất thấp. Với sản lượng dự kiến đạt 3,7 triệu tấn thì kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ta sẽ đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2005 và 3,2 ≈ 3,5 tỷ USD vào năm 2010, chiếm 40% kim ngạch của nhóm nông lâm hải sản. Thị trường chính sẽ là Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc.

- Nhóm sản phẩm hàm lượng công nghệ và chất xám cao: Hạt nhân là hàng điện tử và tin học. Tuy mới xuất hiện nhưng đã mang lại kim ngạch khá cao, khoảng 700 triệu USD năm 2000. Dự kiến sẽ đạt khoảng 2,5 tỉ USD vào năm 2005 trong đó phần mềm dự kiến đạt 350 – 500 triệu USD, còn lại là phần cứng, sản phẩm điện tử.

- Nhóm ngành dịch vụ: Lâu nay ở Việt Nam ít chú trọng đến xuất khẩu dịch vụ, thậm chí không có số liệu thống kê một cách hệ thống. Tuy nhiên qua tổng hợp số liệu của các ngành có thể sơ bộ ước tính thương mại dịch vụ của Việt Nam năm 2000 đạt 3,2 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 2 tỷ USD và nhập khẩu là 1,2 tỷ USD. Các ngành dịch vụ thu ngoại tệ bao gồm du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải hàng không, bưu chính viễn thông và dịch vụ ngân hàng.

Dự kiến cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu đến năm 2010

Đơn vị: triệu USD, %

Tên hàng 2005 2010

Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng

Khoáng sản 2520 9,3 1750 3,5

Nông lâm thuỷ sản 5845 21,6 8600 17,2

Hàng chế biến 11500 42,6 20600 41,2

Hàng chế biến cao 2500 9,3 7000 14,0

Các hàng khác 4635 17 12050 24

Tổng kim ngạch 27000 50000

(Nguồn: Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010 Bộ thương mại năm 2000)

Có thể thấy ngay rằng chính sách cơ cấu hàng xuất khẩu như trên sẽ là yếu tố tích cực để mở rộng thị trường vận tải hàng không trong 10 năm tới. Xuất phát từ đặc điểm của phương thức vận tải hàng không là có vận tốc cao, tốn ít thời gian, không thể chở những hàng hoá quá cồng kềnh, không thể chở hàng

hoá khối lượng quá lớn mà chỉ có thể chuyên chở các loại hàng hoá tươi sống (bảo quản trong thời gian ngắn) như: thuỷ sản, hải sản, rau quả ...; các loại hàng hoá chế biến và chế biến cao (liên quan đến vấn đề thời vụ, mẫu mã, kiểu cách, đồ dễ hỏng ...) như thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm ...; và chiến lược phát triển xuất khẩu với cơ cấu mặt hàng tập trung phát triển các nhóm hàng như sản xuất chế biến, thủy hải sản; hàng hoá có công nghệ chất xám cao, phát triển xuất khẩu dịch vụ sẽ tạo ra cho HKVN một thị trường chuyên chở rộng lớn.

Một phần của tài liệu Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w