Những thành tựu.

Một phần của tài liệu Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam từ nay đến năm 2003 (Trang 46 - 48)

II. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG DỰA VÀO

1.Những thành tựu.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong hai năm 1996, 1997 tăng bình quân trên 9% năm. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục đạt được những tiến bộ đáng kể cùng với tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tiến bộ, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Cơ cấu công nghệ kỹ thuật trong các ngành kinh tế đã có những biến chuyển quan trọng. Một số công nghệ tiên tiến đang được ứng dụng và triển khai như công nghệ thông tin, điện tử, tin học...

Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, hạt điều, rau quả... đều tăng khá. Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển, sản lượng đánh bắt hàng năm khoảng 1,4 triệu tấn.

Một số lĩnh vực công nghiệp đã được đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, bước đầu khắc phục được tình trạng yếu kém lạc hậu về công nghệ, đang ổn định và phát triển nhanh như công nghiệp chế biến nông , lâm, thuỷ sản, may mặc... Những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao như đầu thô, than, xi măng...

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân năm 1996, 1997 vào khoảng 9%, trong đó đặc biệt là các ngành dịch vụ như thương mại, vận tải, bưu điện đã tăng khá, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển.

Xuất khẩu tăng nhanh đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu, thị trường được củng cố và mở rộng, mặt hàng xuất khẩu đa dạng, chất lượng được nâng cao hơn chênh lệch xuất nhập khẩu được khép lại dần.

Đầu tư phát triển 2 năm 1996-1997 trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân ước thực hiện 14 -15 tỷ USD bằng 34-35% mức kế hoạch 5 năm 1996 -2000. Hướng sử dụng vốn nhìn chung phù hợp với mục tiêu, nhiều khu công nghiệp xây dựng, khu chế xuất được xây dựng và đi vào hoạt động, các tỉnh đều nhận được vốn đầu tư của nước ngoài.

Các hoạt động giáo dục đào tạo, văn hoá, y tế xã hội... đều có bước tiến mới, song song với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, thúc đẩy kinh tế phát triển. Hai năm 1996 -1997 có thêm 2,6 triệu lao động được giải quyết việc làm, đời sống của các tầng lớp nhân dân ở các vùng đều được cải thiện, số hộ nghèo giảm, nhiều địa phương đã thanh toán được nạn đói. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em. Các hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ thể dục thể thao có bước phát triển.

Về chính sách thị trường, ta đã chuyển từ việc phân chia thị trường thành hai khu vực XHCN và TBCN sang phân chia thị trường thế giới thành nhiều khu vực theo địa lý, theo trình độ phát triển kinh tế với các mức độ thâm nhập thị trường khác nhau nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu. Nhiều công nghệ tiên tiến phục vụ cho sự nghiệp phát triển.

Về cơ chế chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đã chuyển từ quản lý theo mô hình nhà nước độc quyền cao độ về ngoại thương, quản lý bằng các biện pháp hành chính mệnh lệnh tập trung sang cơ chế Nhà nước thống nhất, quản lý bằng pháp luật kế hoạch thông qua sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế. Từng bước chuyển sang tự do hoá thương mại trong nền kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tích cực tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì họ đóng góp rất có hiệu quả vào quá trình công nghiệp hoá và mở rộng xuất khẩu, họ tạo ra giá trị gia tăng trong ngành chế biến, tạo ra nhiều việc làm hơn

so với công nghiệp quy mô lớn đầu tư nhiều vốn, giúp đẩy nhanh các chương trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn, tận dụng nhiếu hơn các loại nguyên liệu tại chỗ tạo cơ hội cải tiến công tác quản lý.

Quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng và hoàn thiện, vai trò vị trí của Việt nam đang được nâng nên trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương và hiện nay đang thu hút dược sự chú ý của nhiều người trong giới lãnh đạo và kinh doanh trên thế giới.

Một phần của tài liệu Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam từ nay đến năm 2003 (Trang 46 - 48)