Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Trang 42 - 46)

Trong những năm gần đây, ngành Công nghiệp tàu thuỷ luôn được coi là ngành kinh tế mũi nhọn được Nhà nước ưu tiên bảo hộ và phát triển rất nhanh, đạt mức 35%/ năm. Xuất phát từ nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường trong và ngoài nước, việc huy động được một lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh là một việc hết sức cần thiết. Một trong

những giải pháp huy động vốn của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam là tăng khả năng vốn đầu tư, vốn kinh doanh thông qua kênh dẫn vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ. Sự tăng trưởng rất nhanh của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn, đây chính là thuận lợi to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với Công ty.

Được sự hỗ trợ của tập đoàn cùng sự năng động và sáng tạo trong hoạt động nghiệp vụ, Công ty luôn có nguồn vốn ổn định, đảm bảo thanh toán cho mọi hoạt động của mình. Nhờ chủ động thiết lập và củng cố quan hệ với các khách hàng là các tổ chức kinh tế và cá nhân cũng như các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước trên cơ sở xây dựng và củng cố uy tín của Công ty trong quan hệ với các tổ chức tín dụng, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đã giải quyết tốt khâu huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, tổng nguồn vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ luôn tăng trưởng đều, điều đó chứng tỏ Công ty đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tài chính Việt Nam. Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ tăng trưởng tổng nguồn vốn giai đoạn 2001 - 2008 của Công ty như sau:

Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng tổng nguồn vốn giai đoạn 2002 - 2008

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2002 - 2008

Qua biểu đồ, có thể thấy nguồn vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ trong những năm qua có xu hướng tăng và tăng với tốc độ ngày càng nhanh. Nếu như năm 2001, tổng nguồn vốn của Công ty là 303,4 tỷ đồng thì đến năm 2002, tổng nguồn vốn của Công ty là 390,4 tỷ đồng, tăng 29%. Năm 2003, tổng nguồn vốn tăng lên 856,6 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng đạt 119,5%. Đà tăng này lại tiếp tục, đến năm 2006, đạt 148,2% so với năm 2005 lên 3.666,6 tỷ đồng. Năm 2007, tổng nguồn vốn của Công ty là 7.211,5 tỷ, tăng 96,7%, gấp 23,77 lần so với năm 2001. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên tổng nguồn vốn của Công ty đã giảm 17% xuống còn 5.983 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ nhanh và ổn định sau hơn 9 năm đi vào hoạt động đã chứng tỏ được tiềm năng phát triển rất lớn của Công ty. Nhưng tổng nguồn vốn này còn nhỏ so với tổng nguồn vốn của các Ngân hàng Thương mại, điều này đã gây khó khăn trong việc cạnh tranh của Công ty so với các Ngân hàng Thương mại.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006 -2008

Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 I Vốn tự có 640 1023 1023 II Vốn huy động 2410,9 5508,4 3460 1 Tiền gửi các TCTD 600 307 981,2 2 Tiền vay các TCTD 874 400 1471,8 3 Nguồn vốn uỷ thác 908,4 4499 705,8 4 Giấy tờ có giá 21 300 300

5 Tiền gửi của các cá nhân, TCKT 7,5 2,4 1,2

6 Nợ phải trả khác 615,7 680,1 1500

III Tổng nguồn vốn 3666,6 7211,5 5983

Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2006 – 2008

Theo quy định của pháp luật thì Công ty Tài chính thuộc tập đoàn kinh doanh được phép huy động vốn thông qua 2 hình thức chính, đó là huy động vốn chủ sở hữu và huy động nợ. Trong đó, hình thức huy động vốn chủ sở hữu chủ yếu là từ việc tăng vốn góp, từ lợi nhuận không chia, và phát hành cổ phiếu mới. Còn huy động nợ thì bao gồm: nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ

chức kinh tế có kỳ hạn từ một năm trở lên; làm đại lý bảo hiểm; vay các tổ chức trong và ngoài nước; phát hành giấy tờ có giá và tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Hiện nay, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ cơ bản đều tận dụng được hầu hết các phương thức được phép nhằm huy động vốn tài trợ cho các hoạt động của mình cũng như hỗ trợ Tổng Công ty. Nhìn chung, nhờ những định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo cũng như sự giúp đỡ của Tổng Công ty, Ngân hàng Nhà nước, vốn huy động của Công ty đã không ngừng tăng lên cả về chất lượng lẫn số lượng, điều này đã tạo cơ sở vững chắc cho mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

Tình hình huy động vốn của Công ty sẽ được phân tích thông qua tình hình huy động vốn chủ sở hữu cùng tình hình huy động nợ cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Trang 42 - 46)