2. Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty
2.1.2.1. Biện pháp dự báo nhu cầu sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu của Công
chưa hợp lý. Các kho thường xây dựng lộn xộn không theo một quy hoạch và một trình tự sao cho việc sử dụng để thi công diễn ra trôi chảy. Các quy định về việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu chưa thật sự rõ ràng và chưa có ban hành thành những văn bản cụ thể. Bên cạnh đó vấn đề khên thưởng kỷ luật chưa dứt khoát, còn qua loa lấy lệ, còn nặng về hình thức. Vì thế việc chấp hành các quy định về việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu còn hạn chế và chưa mang lại nhiều hiệu quả.
2.1.2. Hình thức quản lý việc thu mua và cấp phát nguyên vật liệu của Công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân Công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân
2.1.2.1. Biện pháp dự báo nhu cầu sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu của Công ty của Công ty
Trong một doanh nghiệp, công tác dự báo nói chung và công tác dự báo nhu cầu sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu nói riêng là 1 nội dung quan trọng trong công tác quản lý. Như vậy dự báo nhu cầu sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu, và cấp phát nguyên vật liệu, là căn cứ để xác định nhu cầu sử dụng, nhu cầu cần dự trữ, là căn cứ khoa học để tìm ra nguyên nhân gây lãng phí nguyên vật liệu và theo dõi, đánh giá việc sử dụng nguyên vật liệu. Bên cạnh đó dự báo nhu cầu sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu còn là căn cứ để tính giá thành công trình, tính toán nhu cầu vốn lưu động và huy động các nguồn vốn một cách hợp lý.
Chính vì vai trò vô cùng quan trọng của dự báo nhu cầu sử dụng và sự trữ nguyên vật liệu đối với Công ty nên công tác dự báo nguyên vật liệu rất được các Công ty quan tâm chú trọng đến. Tại Công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân xuất phát từ vai trò xây dựng trong nền kinh tế quốc
dân nên việc dự báo nhu cầu sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu rất được quan tâm.
Nhu cầu cần sử dụng:
Việc xác định nhu cầu cần sử dụng được tính cụ thể cho từng chủng loại, theo quy cách, cỡ loại, chất lượng theo đúng yêu cầu đã được nêu ra trong hồ sơ mời thầu.
Đối với những loại nguyên vật liệu chính, quan trọng như xi măng, sắt thép…sẽ được phòng vật tư thiết bị mua. Lượng nguyên vật liệu cần sử dụng được tính toán theo phương pháp tính theo công trình:
Nci= KL*ĐMi*Hi
Trong đó: Nci: Loại nguyên vật liệu loại i cần dùng KL: Khối lượng công việc cần thi công
(Xác định KL căn cứ vào bản vẽ thiết kế công trình xây dựng theo hợp đồng, công việc này sẽ do phòng kĩ thuật đảm nhiệm )
ĐMi: Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu loại i cho 1 đơn vị công việc (ĐMi do Nhà Nước qui định tại văn bản TCVN 1242 về việc sử dụng nguyên vật liệu )
Hi: Hệ số dự phòng thi công được tính cho loại nguyên vật liệu i (Hiện đang áp dụng H= 1,025-1,05 tức là lượng dự phòng cho phép trong thi công từ 2,5% đến 5%. Phải tính đến lượng dự phòng này trong việc xác định nhu cầu sử dụng là do trong quá trình tổ chức thi công không thể tránh khỏi những sai số giữa tính toán thiết kế và thực tế thi công).
Đối với những loại nguyên vật liệu phụ, rẻ tiền, mau hỏng khó xác định chính xác nên thường Công ty sẽ giao cho các đội, xí nghiệp trực tiếp chịu trách nhiệm mua và toàn bộ chi phí đó được tính vào chi phí của công trình.
Việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng căn cứ vào các bản vẽ thiết kế công trình xây dựng theo hợp đồng, dựa vào chương trình sản xuất xây dựng của năm, quý, dựa vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu do Nhà nước ban hành.
Nhu cầu cần dự trữ:
Việc xác định nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của Công ty phụ thuộc vào các yếu tố sau: Khối lượng hạng mục công trình, tiến độ thi công dự án, vùng cung cấp nguyên vật liệu nhiều hay ít (nếu nhiều thì lượng dự trữ nguyên vật liệu sẽ giảm ít nhằm giảm chi phí lưu kho và ngược lại nếu ít thì lượng dự trữ sẽ nhiều), phụ thuộc vào mùa khai thác nguyên vật liệu (ví dụ đối với loại nguyên vật liệu cát: mùa cạn dễ khai thác, lượng cát nhiều trên thị trường thì lượng dự trữ là rất ít; mùa nước do việc khai thác bị hạn chế giá cát cao hơn và ít hơn trên thị trường nên lượng dự trữ sẽ nhiều), sự biến động giá cả nguyên vật liệu (lượng mua sẽ lớn hơn).
Như vậy nhìn chung, việc xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ phải căn cứ vào tình hình thực tế của công trình cũng như thị trường nguyên vật liệu để đưa ra chủng loại, số lượng cần thiết cho dự trữ; căn cứ vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu do Nhà nước quy định ban hành.
Theo kinh nghiệm trên công trường, trước khi khởi công công trình phải đảm bảo dự trữ 30% khối lượng các loại nguyên vật liệu chính của năm kế hoạch đầu tiên mới cho phép khởi công. Tiếp theo, thời gian dự trữ được lấy theo quy phạm, khối lượng dự trữ được tính theo tiến độ hoặc tính toán theo định mức dự trữ cho phép.
Lượng nguyên vật liệu dự trữ tại kho bãi công trường: (Dmax) Dmax = ( Rmax/T * k ) * Tdt
Rmax: là tổng khối lượng vật liệu sử dụng lớn nhất trong 1 kì kế hoạch T: Thời gian sử dụng vật liệu trong kì kinh doanh
k: Hệ số tiêu dùng vật liệu không điều hoà, thường lấy từ 1,2-1,6
Tdt: Số ngày dự trữ vật liệu (có thể lấy theo tính toán hoặc theo quy phạm).