Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của khu vực đô thị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 (Trang 49 - 55)

II. Các giải pháp phát triển mạng lưới giao thông

3. Nhóm các giải pháp về vốn đầu tư

3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư

Để giảm thiểu những sai phạm gây lãng phí, thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng các cong trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cần phải tiến hành đồng thời các giải pháp trong tất cả các khâu của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Đồng thời phải có sự lựa chọn và bổ nhiệm các nhà quản lý có năng lực chuyên nghiệp, đạo đức tốt.

3.2.1. Trong khâu lập kế hoạch về vốn đầu tư

Khi đưa ra quyết định đầu tư, cần căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng trên phạm vi toàn quốc, từng vùng, từng ngành, từng địa phương để tránh dẫn đến quyết định đầu tư sai, lãng phí vốn đầu tư. Thực hiện việc xác định rõ cơ cấu vốn đầu tư, kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân cho từng dự án tránh tình trạng do nhu cầu vốn đầu tư lớn hơn khả năng cung cấp vốn của NSNN dẫn đến khi đầu tư

thường bị dàn trải, đầu tư không dứt điểm, kéo dài từ đó gây ra những khó khăn trong việc theo dõi, quản lý, cấp phát vốn, hiệu quả quản lý vốn đầu tư thấp. Phải cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo hướng giảm dần bao cấp từ nguồn Ngân sách, tăng nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước. Kinh nghiệp của các nước và của Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy việc bao cấp nguồn vốn đầu tư qua Ngân sách Nhà nước bằng hình thức cấp phát không hoàn trả trực tiếp một cách tràn lan sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả so với hình thức tín dụng đối với các dự án có thể thu hồi vốn.

Cần quy định cụ thể trách nhiệm của từng cấp trong việc lập, phân bổ và thực hiện kế hoạch vốn hàng năm. Thiết lập cơ chế thưởng phạt khi ra quyết định đầu tư dàn trải, sai mục đích, dự án không thực hiện đúng tiến độ chủ đầu tư bị phạt tiền, cảnh cáo, cắt chức. Dự án nào thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình thì được thanh toán vốn theo đúng giá trị công trình nghiệm thu trong pham vi tổng mức đầu tư được duyệt. 3.2.2. Trong khâu lập, thẩm định, phể duyệt dự án và quyết định đầu tư Cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan lập, thẩm định và phê duyệt dự án. Chủ đầu tư phải được chủ động tổ chức lập thiết kế, dự toán thông qua đấu thầu hoạc các hình thức khác. Khi đó, chủ đầu tư phải xác định rõ trách nhiệm của tổ chức thiết kế. Tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của thiết kế, dự toán mà mình đã thẩm định. Trường hợp cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện thiết kế, dự toán sai thì tổ chức thẩm định phải bồi thường thiệt hại gây ra. Chủ đầu tư có quyền phê duyệt thiết kế, dự toán sau khi đã được thẩm định, tuy nhiên sau đó phải công bố rộng rãi cho mọi người biết.

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của địa phương để đảm bảo cân đối vốn đầu tư thực hiện dự án và phải chiu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư.

Chủ đầu tư là người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Thực hiện cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong đầu tư kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, trên cơ sở quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư để tránh đầu tư dàn trải, không tính toán hiệu quả đầu tư, gây thua lỗ và thiệt hại kinh tế.

3.2.3. Trong khâu lựa chon nhà thầu.

Trong thời gian qua, công tác đấu thầu đã bộc lộ nhiều yếu kém làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của các công trình. Nguyên nhân là do các quy định về đấu thầu chưa hoàn thiện, thiếu thông tin, việc quản lý công tác đấu thầu còn nhiều hạn chế chưa được khắc phục. Vì vậy các trong thời gian tới phải tăng cường công tác quản lý đấu thầu để chấm dứt tình trạng đấu thầu giá thấp, thực hiện đầy đủ trách nhiệm tài chính giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong việc chậm giải phóng mặt bằng, chậm thanh toán nghiệm thu... Trong quá trình chuẩn bị và tổ chức công tác đấu thầu cần xây dựng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực tài chính và kỹ thuật thi công, hạn chế những nhà thầu “tay trái” không có đủ khả năng thực hiện dự án.

Phải quy định rõ ràng việc phân chia dự án thành các gói thầu và các trường hợp không bắt buộc phải tiến hành đấu thầu (luật đấu thầu). Việc phân chia gói thầu phải được xác định ngay khi thiết kế để vừa đảm bảo chất lượng công trình, vừa đảm bảo tính khách quan trong việc phân chia, đồng thời tránh tình trạng cố ý chia nhỏ gói thầu để không phải đấu thầu.

Khuyến khích các nhà thầu tham gia đấu thầu, cạnh tranh lành mạnh bằng cách cho phép các doanh nghiệp được kinh doanh độc lập với ngành hàng mời thầu được tham gia đấu thầu. Cần tiến hành đấu thầu cạnh tranh rộng rãi trong tuyển chọn nhà thầu; phân chia gói thầu đủ lớn, hoặc theo cả phân đoạn để tránh lãng phí, không đảm bảo tính tổng thể. Ngoài ra, cần có các chế tài cụ thể xử lý các vi phạm trong đấu thầu như hiện tượng mua - bán thầu, nghiêm cấm các nhà thầu “cấu kết” để nhường phần thắng cho một nhà thầu rồi nhận lại phần việc được chia từ người thắng thầu theo hợp đồng.

Quy định rõ ràng điều kiện áp dụng cho từng loại hợp đồng, có biện pháp khuyến khích áp dụng loại hợp đồng trọn gói. Khi thực hiện các dự án bằng nguồn vốn Ngân sách, chỉ nên thực hiện theo hình thức hợp đồng trọn gói., không nên vận dụng hình thức chìa khóa trao tay để quản lý được chất lượng và giá cả của công trình. Khi đó các chi phí phát sinh đều được kiểm tra và làm rõ nguyên nhân. Trường hợp gói thầu có số phát sinh lớn thì phải tiến hành đấu thầu lại, tránh tình trạng chủ đầu tư và nhà thầu cố tình tạo nhiều phát sinh để rút tiền nhà nước. Bên cạnh đó, cần nâng cao trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng bằng cơ chế đặt cọc, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cơ chế xử lý vi phạm hợp đồng. 3.2.4. Trong khâu nghiệm thu và quản lý chất lượng.

Theo nguyên tắc chủ đầu tư chịu trách nhiệm chung đối với chất lượng công trình, người giám sát thi công chịu trách nhiệm giám sát việc sử dụng đúng, đủ vật liệu, thiết bị thi công, đảm bảo thi công theo đúng tiến độ. Người giám sát thi công được hưởng phụ cấp trách nhiệm cao, nhưng nếu phát hiện chất lượng công trình không đảm bảo đúng như thiết kế thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nhà thầu chịu

trách nhiệm về việc sử dụng đúng, đủ, kịp thời vật tư thiết bị... theo đúng hợp đồng. Trường hợp phát hiện có gian lận so với cam kết sẽ phải bồi thường, chịu phạt theo hợp đồng.

3.2.5. Trong khâu quyết toán vốn.

Thiết lập quy định xử phạt những sai phạm trong việc người đề nghị thanh toán cố tình khai tăng giá trị thanh toán, chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán sai nội dung, quyết toán sai khối lượng, biểu mẫu quy định, nộp báo cáo quyết toán chậm. Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán sai nội dung, quyết toán sai khối lượng, sai mẫu biểu quy định, nộp báo cáo quyết toán chậm sẽ bị phạt. Các báo cáo quyết toán vốn đầu tư hàng năm gửi cho các cơ quan thẩm quyền, công bố công khai. Đối với nhà thầu nếu quyết toán tăng giá trị khối lượng công việc thực hiện không đúng hợp đồng, thì ngoài việc chỉnh sửa lại thì nhà thầu phải chịu phạt về phần giá trị xác định tăng không đúng.

KẾT LUẬN

Cơ sở hạ tầng giao thông nói chung, hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng là mạch máu của nền kinh tế. Do vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hay bất kỳ quốc gia nào khác thì giao thông vận tải cũng luôn nhận được sự quan tâm đầu tư phát triển. Đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, muốn thúc đẩy phát triển kinh tế thì hệ thống hạ tầng giao thônng đường bộ, nhất là tại khu vực đô thị phải đi trước một bước để tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển. Hiện nay trong xu thế hội nhập toàn cầu, vai trò của hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng giao thông đường bộ của vùng đang ngày trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó là cầu nối con người với con người trong vùng cũng như quan hệ với các vùng khác, và rộng hơn nữa là giao lưu quốc tế.

Trong thời gian qua, hạ tầng giao thông đường bộ của khu vực đô thị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã nhận được sự quan tâm đầu tư lớn, và đã đạt được những thành tựu đáng kể như: đã xây mới được nhiều công trình với chất lượng cao, khôi phục nâng cấp được nhiều công trình, năng lực vận tải được cải thiện đáng kể, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu đi lại và giao lưu kinh tế. Tuy nhiên, nhìn chung thì hệ thống hạ tầng gia thông đường bộ vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu phát triển kinh tế ở khu vực đô thị của vùng kinh tế trong điểm Bắc Bộ. Với đề tài: “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của khu vực đô thị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020”, em hy vọng sẽ góp phần công sức mình vào việc

phát triển hạ tầng giao thông nói riêng, cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của khu vực đô thị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w