Phương hướng hoàn thiện công tác thu BHXH

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hiểm xã hội và quản lý thu bảo hiểm xã hội (Trang 53)

Thường xuyên giáo dục rèn luyện cán bộ làm công tác thu có tình thần thái độ phục vụ tận tình chu đáo, tránh máy móc đòi hỏi sách nhiễu gây phiền hà; tổ chức học tập các quy định mới theo Luật BHXH, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thu

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng phong phú về các chính sách BHXH chế độ quyền lợi đối với người lao động.

Khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHYT Tự nguyện. Thực hiện đúng nguyên tắc BHXH đó là có nộp tiền vào quỹ BHXH thì mới được hưởng các chế độ BHXH, giải quyết kịp thời, đúng chế độ BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động có tham gia BHXH tạo niềm tin cho người lao động. Đối với đơn vị nợ BHXH kéo dài hoặc nộp BHXH chậm kiên quyết không giải quyết bất cứ trường hợp nào khi chưa đóng đủ tiền BHXH theo quy định đồng thời phải xử lý theo luật định.

Thành lập bộ cán bộ phận thuộc phòng thu chuyên theo dõi, hướng dẫn BHXH các huyện, thị thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình thu BHXH của các huyện thị xã để kịp thời đề ra các biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ cùng với chính quyền địa phương, đơn vị, để hoàn thành bằng được chỉ tiêu thu hằng năm.

Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các nghành chức năng (cơ quan thuế, tài chính, Lao động thương binh xã hội, Kế hoạch đầu tư, Thống kê, Giáo dục, Y tế, công an), tăng cường công tác kiểm tra giám sát, nắm bắt tình hình đơn vị để kịp thời phát hiện những sai phạm, phản ảnh những tồn tại chấn chỉnh kịp thời và kiến nghị những biện pháp giải quyết với cấp uỷ và chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách BHXH của từng đơn vị.

II . Một số giải pháp về công tác thu BHXH tại Tuyên Quang

1) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Trong công cuộc đổi mới đất nước và đang trên con đường hội nhập quốc tế, đòi hỏi các chính sách được thể hiện trong các bộ Luật phải ngang tầm với khu vực và thế giới trong đó có chính sách Bảo hiểm xã hội.

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI, đã thông qua Luật BHXH Ngày 29/6/2006; ngày 22/12/2006 Chính phủ đã ban hành nghị định số 152/N Đ-CP hướng dẫn thực hiện Luật BHXH, đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai thực hiện các chế độ về BHXH. Mỗi cán bộ viên chức phải thường xuyên học tập nắm vững các điều luật, đồng thời cơ quan phải có kế hoạch tập huấn cho cán bộ những nội dung cần thiết, tăng cường thông tin tuyên truyền tới mọi ngành, mọi đối tượng trên phạm vi toàn tỉnh về các quy định về BHXH.

Nâng cao chất lượng cũng như khả năng thực thi của các văn bản mang tính pháp lý về hoạt động bảo hiểm xã hội, hình thành hệ thống các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội phù hợp với mọi thành phần kinh tế và mọi hoạt động kinh tế trong cả nước để đảm bảo tính chất xã hội hoá của bảo hiểm xã hội. Cần xác định rõ trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, vai trò của công đoàn, để đảm bảo đầy đủ quyền lợi hợp pháp và quyền bình đẳng cho mọi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Chính phủ cần tăng cường sự điều hành, thanh tra, kiểm tra và kiểm soát việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động bảo hiểm xã hội và đề ra các chính sách bảo hiểm xã hội phù hợp. tăng cường bảo hiểm xã hội để phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm hoặc những điểm không phù hợp với thực tế.

2) Có chương trình quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ

Là một ngành được thành lập hơn mười năm , quá trình hoạt động cũng là quá trình đào tạo, Cán bộ nhân viên đều chuyển từ các ngành sang cho nên không tránh khỏi những tồn tại yếu điểm từ nhận thức đến chuyên môn nghiệp vụ kể cả tác phong nề lối làm việc chưa thật sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành mà Đảng và nhà nước giao cho.Trong nh ững n ăm gần đây BHXH các Tỉnh đã quan tâm giải quyết cho hầu hết cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp vừa công tác vừa đi học tại chức tại các trường đại học để họ nâng cao được trình độ nghiệp vụ cũng như trình độ quản lý. Song đó mới chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế nên khó tránh khỏi tình trạng chắp vá cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, chúng ta phải xây dựng một định hướng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ của toàn ngành bảo hiểm xã hội.

Quản lý, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, muốn xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội của Việt Nam vững mạnh thì Đảng và Nhà nước phải tăng cường đầu tư cho ngành để có một chương trình đào tạo và sử dụng hợp lý và khoa học. Bên cạnh đó bản thân ngành bảo hiểm xã hội cũng phải nỗ lực triển khai các chương trình đào tạo đó.

Để có một lực lượng CBVC ngành BHXH vững mạnh đủ sức đảm nhận nhiệm vụ ngày càng nặng nề chúng ta cần quan tâm tới nguồn nhân lực mà phải

bắt đầu từ việc tuyển dụng cán bộ ngành bảo hiểm xã hội không chỉ chú ý đến số lượng mà phải quan tâm đến chất lượng cán bộ, đặc biệt là đối với chức danh giám đốc và kế toán trưởng, trưởng, phó phòng. Cần lựa chọn các có nhân tiêu biểu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có quan điểm lập trường đúng đắn,

3) Mở rộng nguồn thu bảo hiểm xã hội

Nước ta đang trên con đường hội nhập quốc tế, kinh tế tăng trưởng không ngừng, đời sống xã hội của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nguyện vọng của người lao động và phương hướng xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động ở tất cả các thành phần kinh tế thể hiện trong Luật Bảo hiểm xã hội . Khi mọi người lao động đều được tham gia bảo hiểm xã hội chính là đã tạo ra mạng lưới bảo vệ rộng khắp, che chắn cho mọi người lao động không bị rơi vào cảnh nghèo khó, Nước ta là một nước nông nghiệp, 80% dân số sống bằng nghề nông, ngoài ra còn có thợ thủ công, người buôn bán nhỏ... Các đối tượng này chiếm đại bộ phận trong tổng số lao động nước ta vẫn chưa được tham gia bảo hiểm xã hội. Trên thực tế mới chỉ có khoảng 4 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội còn hơn 30 triệu lao động chưa có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội. Do vậy, Để mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 09/01/2003; từ này 01/01/2007 thực hiện Luật bảo hiểm xã hội: số đối tượng bắt buộc tham gia BHXH được mở rộng như: Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể không còn phụ thuộc vào số người như quy định trước (doanh nghiệp phải có từ 10 lao động trở lên mới được tham gia BHXH) như vậy mọi người lao động đều được tham gia bảo hiểm xã hội. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp khu vực (từ 01/01/2007 không thu phụ cấp khu vực), phụ cấp chức vụ, phụ

cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng. Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

Tổng mức đóng được tăng theo từng mốc thời gian cụ thể: Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009 mức đóng bằng 20%, trong đó: NLĐ: 5%; NSDLD: 15% Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 mức đóng bằng 22%, trong đó: NLĐ: 6%; NSDLD: 16% Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 mức đóng bằng 24% trong đó: NLĐ: 7%; NSDLD: 17% Từ tháng 01/2014 trở đi mức đóng bằng 26% trong đó: NLĐ: 8%; NSDLD: 18%

Nên có quy định bắt buộc các doanh nghiệp này khi đăng ký kinh doanh đồng thời phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội thì mới cấp giấy phép kinh doanh. Đây là một vấn đề bức xúc cần được làm ngay.

4) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội.

Luật BHXH đã được ban hành đối với đối tượng BHXH bắt buộc thực hiện từ ngày 01/01/2007, BHXH tự nguyện thực hiện từ ngày 01/01/2008 và BH thất nghiệp thực hiện từ ngày 01/01/2009. Đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có nhiều nội dung thay đổi so với các văn bản quy định về BHXH trước đây, bởi vậy muốn triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách chế độ BHXH ngành BHXH phải tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau mang đến cho đối tượng những điều cần thiết khi tham gia BHXH. Bảo hiểm xã hội Việt Nam mới đi vào hoạt động theo cơ chế mới, hạch toán độc lập, cân đối thu chi nên việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội là hết sức cần

thiết. Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo hiểm xã hội trong những năm qua đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả đáng ghi nhận:

Đã nâng cao nhận thức xã hội đối với bảo hiểm xã hội, đưa ra những hình thức tuyên truyền hiệu quả hơn và đã xây dựng được đội ngũ đông đảo cộng tác viên. Nhưng so với yêu cầu và nhiệm vụ chung của ngành, công tác thông tin tuyên truyền về bảo hiểm xã hội còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Nhìn chung vẫn còn không ít người lao động, chủ sử dụng lao động chưa có hiểu biết rõ ràng về bảo hiểm xã hội, thêm vào đó công tác tuyên truyền chưa được quan tâm một cách đúng mức, kinh phí tuyên truyền còn quá ít ỏi, hiệu quả tuyên truyền thấp. Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền cần phải thực hiện theo các hướng sau:

Về nội dung: Ngoài tuyên truyền chính sách, pháp luật và các chế độ bảo hiểm xã hội, giải đáp hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, kết quả các mặt hoạt động của ngành... Cần đặc biệt quan tâm đến nội dung mà lâu nay ít được đề cập đến đó là tuyên truyền về mục đích, bản chất nhân đạo nhân văn của bảo hiểm xã hội. Nếu chúng ta làm được điều đó thì sẽ từng bước thay đổi được tâm lý nặng nề của họ hiện nay là "bắt buộc" phải đóng bảo hiểm xã hội. Từ đó hình thành ở họ thái độ tự giác, tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội và có trách nhiệm nộp bảo hiểm xã hội. Mục đích thu BHXH không đơn thuần là thu tiền về quỹ BHXH mà chúng ta nên hiểu cặn kẽ ngọn nguồn của công tác thu là thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động , đó mới là biện pháp để thực hiện mục đích nhân đạo. Nội dung tuyên truyền mới chỉ dành riêng cho nội bộ ngành, chưa thu hút được đông đảo người lao động, chủ sử dụng lao động và các thành viên khác trong xã hội.

Về hình thức tuyên truyền: Tạp chí bảo hiểm xã hội Việt Nam ra đời đánh dấu một mốc lịch sử trong công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội. Để phục vụ độc giả tốt hơn, tạp chí bảo hiểm xã hội phải đa dạng hoá nội dung và hình thức

thực hiện. Trước hết là đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên phải có những bài viết sát thực tế và có chất lượng cao. Đòi hỏi đội ngũ biên tập viên, cộng tác viên trong và ngoài ngành phải có trình độ chuyên môn, trách nhiệm cao.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng (Đài truyền hình, truyền thanh, báo chí...) để tuyên truyền sâu rộng hơn về bảo hiểm xã hội. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, gây được sự chú ý của mọi người.

Tổ chức các hội nghị khách hàng, các cuộc họp trong đó có các đại diện của cơ quan bảo hiểm xã hội, chủ sử dụng lao động, đại diện của người lao động để nhằm mục đích tuyên truyền về bảo hiểm xã hội giúp các bên tham gia hiểu rõ tính pháp luật của các bảo hiểm xã hội, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đồng thời qua đó thu nhập tổng hợp các ý kiến thắc mắc đóng góp từ phía người lao động, chủ sử dụng lao động để đưa ra các biện pháp phù hợp với nguyên vọng của họ.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các nội dung về BHXH được quy định trong luật BHXH theo từng nội dung, theo từng chuyên đề với các hình th c : thi viết, tiểu phẩm văn nghệ...thi tuyên truyền viên giỏi...

Phấn đấu mỗi cán bộ bảo hiểm xã hội là một tuyên truyền viên vì hơn ai hết họ hiểu rõ mục đích, bản chất, tác dụng và cách thức thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội .

Hiệu quả của tuyên truyền phải được đánh giá bởi mức độ ảnh hưởng thay đổi nhận thức, thái độ của đối tượng tham gia theo mục đích đã định, số lượng đối tượng được tuyên truyền, chi phí cho tuyên truyền, kết quả thể hiện số người tham gia BHXH và được hưởng các quyền lợi BHXH tăng lên.

5. Hoàn thiện nghiệp vụ thu và chống thất thu quỹ BHXH.

Những cán bộ làm công tác thu đòi hỏi phải năng động, sáng tạo, nhiệt tình say mê trong công việc, có đức tính trung thực, tinh thông nghiệp vụ. Công tác thu

rất phức tạp và nhiều khó khăn bởi vì không đơn thuân là thu mà để có được một số tiền thu chính xác đối với một người đòi hỏi cán bộ thu phải xác định đúng đối tượng với quá trình công tác của người lao động, mức và tiền lương tiền công, thời gian... phải nộp, Do vậy cần có những chế độ ưu đãi đối với họ như: phương tiện đi lại, thanh toán công tác phí theo chế độ riêng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên quan tâm đến các tổ chức, đơn vị mà chúng ta quản lý. Chúng ta tiến hành các hình thức biểu dương khen thưởng các đơn vị luôn thực hiện đúng tiến độ thu bảo hiểm xã hội. Còn đối với các đơn vị nộp chậm, nộp thiếu tiền bảo hiểm xã hội thì chúng ta nên xem xét tình hình cụ thể của đơn vị. Nếu đơn vị thực sự gặp khó khăn thì đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi, giúp họ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn. Nếu đơn vị cố tình chiếm dụng quỹ trong khi có đủ khả năng nộp tiền bảo hiểm xã hội thì phải có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc. Chúng ta không thể dừng lại ở các biện pháp xử phạt hành chính vì nhiều đơn vị sẵn sàng chấp nhận nộp phạt nếu như họ thấy tiền lãi thu được do việc chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội vào hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn số tiền họ phải nộp phạt mà trong một số trường hợp chúng ta phải mạnh dạn đề nghị các cơ quan thực thi pháp luật tiến hành truy tố họ vì không đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đối với các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chất thời vụ thì cần xác định thời điểm thu hợp lý để tạo điều kiện cho họ nộp đúng, nộp đủ.

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hiểm xã hội và quản lý thu bảo hiểm xã hội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w