Công tác điều phối hoạt động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010 (Trang 36 - 37)

- Phụ trách cơ sở; thăm hộ GĐ; phân phát các biện pháp tránh phi lâm sàng; Vào sổ hộ gia đình, làm công tác tuyên truyền

3.1.3. Công tác điều phối hoạt động.

Công tác DS-KHHGĐ là lĩnh vực hoạt động vô cùng rộng lớn, nó liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp và chịu sự ảnh hưởng lớn của vấn đề kinh tế- chính trị -xã hội, phong tục, tập quán…. do vậy để thực hiện thành công công tác này đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của toàn Đảng, toàn dân, sự nỗ lực của tất cả các ngành các cấp, các tổ chức xã hội và của từng cá nhân. Giai đoạn từ năm 1993 trở về trước, tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ chưa được quan tâm, chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng; Cơ chế hoạt động chưa được xây dựng, do vậy các hoạt động của chương trình còn mang tính đơn lẻ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp dẫn đến kết quả trong công tác DS- KHHGĐ ở giai đoạn này chưa cao.

Giai đoạn từ năm 1995 đến nay, bộ máy tổ chức đã được thành lập và từng bước được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của công tác này. Cơ chế phối hợp hoạt động cũng được quan tâm xây dựng, trên cơ sở xác định rõ từng công việc của từng chương trình để có sự phân công nhiệm vụ cụ thể. Đảm bảo từng công việc phải

có cơ quan chủ trì và phối hợp hoạt động. UBDS,GĐ&TE huyện tổ chức ký hợp đồng trách nhiệm với cơ quan, đơn vị, như Phòng Văn Hoá- Thông Tin, Trung Tâm Y Tế, Đài Truyền Thanh- Truyền Hình, Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, Đoàn Thanh Niên, Ban dân số các xã, thị trấn. Trong đó xác định rõ khối lượng công việc, người chủ trì thực hiện, thời gian tổ chức, thời gian hoàn thành và các điều kiện đảm bảo cho triển khai các hoạt động. Phố hợp với các ngành xây dựng kế hoạch liên ngành và tổ chức triển khai một cách kịp thời: Việc tổ chức tốt các nội dung điều phối hoạt động của chương trình cuốn hút được các ngành, các cấp vào cuộc và tham gia một cách tích cực, tạo ra phong trào rộng lớnđối với đối tượng công chức và quần chúng nhân dân. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xã hội hoá công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện, góp phần vào sự thành công chung trong việc thực hiện các mục tiêu về DS-KHHGĐ trên phạm vi cả nước như chiến lược dân số Việt Nam năm 2001-2010 đề ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w