Thực trạng thị trường chứng khoán:

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH ĐỊNH GIÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 29 - 36)

3. Thực tiễn áp dụng mô hình tài chính vào thị trường chứng khoán Việt Nam:

3.2 Thực trạng thị trường chứng khoán:

TTCK Việt Nam bắt đầu hoạt động kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2000 với hai mã chứng khoán ban đầu là REE và SAM, được giao dịch tại sàn chứng khoán Hồ Chí Minh. Trong suốt những năm đầu hoạt động, TTCK Việt Nam chưa được đông đảo các nhà đầu tư

trong và ngoài nước quan tâm đến nhiều, bởi quy mô thị trường còn quá nhỏ cả về số

lượng mã chứng khoán niêm yết giao dịch cũng như về giá trị vốn hoá thị trường.

Năm 2001 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Giá trị vốn hóa thị trường /GDP (%)

(Biểu đồ tăng trưởng của thị trường từ 28/07/2000 đến 29/10/2010)

Như vậy, ta có thể phân chia quá trình phát triển của thị trường chứng khoán thành hai giai đoạn: trước khủng hoảng, và sau khủng hoảng:

• Giai đoạn trước khủng hoảng:

Giai đoạn này bắt đầu từ ngày đầu chính thức giao dịch cho đến cuối năm 2007, đây là giai đoạn khởi sự và tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam.

VN-Index với mốc khởi điểm 100 điểm đã tăng liên tục suốt 12 tháng đạt đỉnh 570

điểm vào ngày 25/06/2001. Thời kỳ này do số công ty niêm yết còn ít, cầu lớn hơn nhiều so với cung, dẫn tới hiện tượng các nhà đầu tư tranh mua giá trần khiến VN-Index tăng liên tục.

D 2001 A M J J A S O N D 2002 A M J J A S O N D 2003 A M J J A S O N D 2004 A M J J A S O N D 2005 A M J J A S O N D 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 VNINDEX (277.540, 289.330, 275.630, 289.330, +10.9800)

Vì vậy, để bảo vệ nhà đầu tư, ủy ban chứng khoán Nhà nước đã tác động vào thị

trường bằng nhiều biện pháp như tăng cung chứng khoán, giảm biên độ giao dịch, quy

định mỗi lệnh mua chỉđược mua 2000 chứng khoán.

Qua đỉnh 570, VN-Index đã có đợt điều chỉnh giảm trong khoảng 3-5 tháng, VN- Index mất 64% giá trị, chỉ còn 203 điểm vào ngày 5/10/2001. Kế đến là một sự phục hồi của VN-Index lên mức 301 điểm trước khi đi vào giai đoạn suy giảm kéo dài 2 năm từ

tháng 11/2001 đến tháng 11/2003. Qua thời gian suy giảm kéo dài, thị trường chứng khoán tiếp tục đi ngang trong 2 năm 2004 và 2005.

Đến tháng 2/2006 VN-Index tăng với tốc độ cao do ngân hàng đầu tư thế giới Merrill Lynch đánh giá cơ hội đầu tư vào Việt Nam rất cao; so sánh tốc độ tăng trưởng 33% của VN-Index từ cuối năm 2004 so vớ mức 25% chỉ số Châu Á – Thái Bình Dương của Morgan Stanley). Theo Merril Lynch các nhà đầu tư nên dành 3% danh mục đầu tư vào Châu Á cho chứng khoán Việt Nam. Thông điệp của Merrill Lynch được đăng tải rộng rãi trên báo chí trong nước, tạo hiệu ứng đẩy, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước đổ

Septem ber October Novem ber December 2006 February March April May June July August Septem ber 250 300 350 400 450 500 550 600 650 VNINDEX (491.180, 491.180, 491.180, 491.180, -1.59000)

Kể từ sau ngày 25/4/2006 VN-Index giảm, tuy nhiên giảm không lâu chỉ hơn 3 tháng nguyên nhân do giá chứng khoán đã tăng quá cao trong thời gian ngắn, VN-Index đã tăng gấp 3 lần trong thời gian chưa đầy 3 tháng. Do các nhà đầu tư đặt kỳ vọng quá lớn vào việc cổ phiếu sẽ còn tăng giá mạnh mà không phân tích rõ cơ sởđể tăng giá này. Hơn nữa tâm lý bầy đàn diễn ra, các nhà đầu tư không phân tích các yếu tố về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, triển vọng lợi nhuận…mà thấy giá cổ phiếu lên đua nhau mua theo. Có nhà đầu tư sử dụng công cụ Repo để tiếp tục mua cổ phiếu với hy vọng giá sẽ

còn tăng mạnh nữa mặc cho những cảnh báo của các chuyên gia về đầu tư cổ phiếu về

tình trạng “sốt” của thị trường chứng khoán, dường như mọi người vẫn còn hi vọng giá sẽ

lên nữa, lại tiếp tục đi cầm cố chứng khoán để lấy tiền mua tiếp. Kết quả là giá tăng quá cao, mà theo triết lý thị trường thì tăng cao tất phải có giảm, tăng càng nhanh, sẽ có nguy cơ giảm cũng nhanh.

Một số công ty công bố mức lợi nhuận đáng thất vọng, làm các nhà đầu tư bắt đầu nghi ngờ "phải chăng mình đã định giá cao các cổ phiếu", cộng thêm đúng lúc đó số

lượng cổ phiếu trên thị trường tăng lên. Cung tăng trong khi sức cầu bắt đầu chững lại cộng với một số tin tức không tốt sẽ là lý do để các nhà đầu tư có kinh nghiệm và tổ chức

đầu tư bán cổ phiếu kiếm lợi nhuận, từđó dẫn theo hiệu ứng bầy đàn của thị trường. Tuy nhiên, sau 3 tháng giảm của Vn-Index, chỉ số này lại tăng thần tốc:

April May June July August September October November December 2007 February April 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800 850 900 950 1000 1050 1100 1150 1200 VNINDEX (1,071.33, 1,071.33, 1,071.33, 1,071.33, +2.62000)

Từ giữa tháng 8/2006 đến cuối năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng thần tốc và đạt đỉnh 1.174 điểm vào ngày 12/03/2007, do những hiệu ứng khả quan từ nền kinh tế:

Ngày 7/11/2006 Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 150 của WTO. Khi đó theo các cam kết tại WTO của Việt Nam cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Hiện nay, tỷ lệ giới hạn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty chứng khoán là 49%.

Năm 2006 vốn FII vào Việt Nam tăng cao so với năm 2004 (165 triệu USD) và năm 2005 (1,015 tỷ USD). Cuối năm 2006, khoảng trên 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp được công bố thông qua các quỹ đầu tư chính thức đã làm cho VN-Index chỉ

trong chưa đầy 4 tháng đã vọt lên đỉnh điểm mới, ở mức 750 điểm vào cuối năm 2006. Đầu năm 2007, mặc dù có hàng trăm công ty lên sàn niêm yết, nhưng do

đầu tư gián tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh, kéo theo hàng trăm ngàn các nhà

đầu tư trong nước đổ vốn vào thị trường chứng khoán, đã làm cho VN-Index thẳng tiến đạt đỉnh cao nhất 1.170,67 điểm vào 12/3/2007. Thị trường chứng khoán bắt đầu phát triển mạnh mẽ từđầu tháng 11/2006, khi Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC.

Tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn mà tăng trưởng một cách vượt bậc như vậy, nhiều chuyên gia đã cảnh báo về tình trạng tăng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Karl Derek John - giám đốc điều hành Công ty tư vấn quốc tế thuộc tập đoàn TCK của Australia ví thị trường chứng khoán của Việt Nam giống như người chơi lướt sóng đang

ở trên đầu ngọn sóng, nếu bản thân người lướt sóng không biết cách điều chỉnh và kiên trì thì sẽ bị ngã, thậm chí bị thương rất nặng. Chỉ số P/E bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang là 38,18 lần. So sánh với mức trung bình của các thị trường khác, P/E chỉ dao động từ 10 đến 17 lần. Điều này cho thấy rằng giá cổ phiếu hiện nay đã vượt quá cao so với giá trị thực của nó.

Sự "nóng lên quá mức" của chứng khoán đã kéo theo giá của hàng loạt cổ phiếu tăng theo, ảnh hưởng mạnh nhất không thể không kểđến giá đất , giá vàng... và hàng loạt thứ

hàng hóa khác đều theo đó mà tăng lên không ngừng. Việc tăng giá cổ phiếu đã khiến cho một số bộ phận dân cư, doanh nghiệp tăng thu nhập một cách đột biến, thúc đẩy và tăng trưởng tiêu dùng, tăng nhập khẩu, gây sức ép thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu trong năm 2006 là 4,8 tỷ USD.

• Giai đoạn sau khủng hoảng:

Sau giai đoạn chứng khoán tăng khá nóng vào năm 2007, đến 2008, thị trường đột ngột lao dốc không phanh. Lý do rất đơn giản, những nhà đầu tư lớn đã dùng chiến thuật hiệu quả, đặt các lệnh giao dịch mua ảo nhằm ru ngủ các nhà đầu tư thiêu thân khiến những đối tượng này cứ nghĩ rằng, mua cổ phiếu hôm trước, hôm sau tăng kịch trần là đã

có lãi nên đã không ngớt đặt lệnh mua giá cao càng khiến cho cổ phiếu trở lên tăng giá và khan hiếm hơn. Đến khi tỉnh ngộ thì các nhà đầu tư mới bán tháo các cổ phiếu mà mấy hôm trước họđổ xô ôm vào, khiến cho giá giảm một cách liên tiếp và đột ngột. Mặt khác, việc cung cấp thông tin bất nhất của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi không công bằng giữa các cổ đông khiến nhà đầu tư nhỏ bất bình. Đồng thời tâm lý e ngại chờ đợi mua vào khi chạm đáy càng làm cho khối lượng giao dịch giảm. Đồng thời thông tin về việc HOSE thực hiện khớp lệnh liên tục làm cho nhà đầu tư lo ngại trong giai đoạn

đầu làm quen với phương thức khớp lệnh mới.

Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cũng có những biện pháp can thiệp vào thị trường. Ngày 1/2, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành Quyết định 03 thay thế

Chỉ thị 03 về cho vay đầu tư chứng khoán, hệ số rủi ro của các khoản cho vay đầu tư

chứng khoán để tính hệ số an toàn vốn tối thiểu là 250% (trước đây là 150%); tổng dư nợ

cho vay loại này không vượt quá 20% vốn điều lệ. Quyết định này hạn chế tiền đầu tư

của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán. Cũng do chính sách tiền tệ thắt chặt nên nguồn vốn ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam rất khó chuyển sang VNĐ vì Ngân hàng Nhà nước không mua vào hay hạn chế mua vào, tỷ giá VND/USD liên tục xuống thấp. Các nhà đầu tư nước ngoài thiếu vốn đầu tư trên thị trường.

Yếu tố tâm lý cũng là một nguyên nhân làm cho thị trường chứng khoán không thể

hồi phục, chỉ số chứng khoán liên tục giảm, giá cổ phiếu xuống thấp, hàng loạt nhà đầu tư

thua lỗ, hụt vốn gây tâm lý chán nản cho các nhà đầu tư, khiến họ chạy sang vàng và bất

động sản.

Ủy ban chứng khoán Nhà nước phải 4 lần điều chỉnh biên độđể hạn chế sự giảm sâu của thị trường: Ngày TP HCM HÀ NỘI 27/03/2008 +/-1% +/-2% 07/04/2008 +/-2% +/-3% 19/06/2008 +/-3% +/-4% 18/08/2008 +/- 5% +/-7%

Hơn nữa cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bất ngờ bộc phát và lan nhanh trên diện rộng ảnh hưởng nhanh chóng đến chứng khoán Việt Nam. Bắt đầu vào tháng 8 và rõ hơn vào tháng 10, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng. Tâm lý nhà đầu tư trong nước vốn quan sát động thái mua bán của nhà đầu tư nước ngoài để ra quyết định cũng hoảng sợ và

đổ xô bán cổ phiếu, góp phần kéo Vn-Index giảm xuống. Mua ít, bán nhiều khiến cho gía trị giao dịch mua khối ngoại tính đến tháng 12 chỉ đạt 41.076 tỷđồng, sụt 38,5% so với 2007. So năm trước, chênh lệch giá trị mua bán khoảng 35,4% thì năm 2008, khoảng cách này thu hẹp lại còn 19,4%.

Những tháng đầu năm 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không có gì khả

quan, VN-Index vẫn ở mức trên dưới 300 điểm, thị trường cũng không có diễn biến gì

đặc biệt. Trong tháng tư VN-Index có tăng nhẹ do đây là thời gian diễn ra các đại hội cổ đông, sẽ công bố những chính sách, chiến lược đểđưa các doanh nghiệp vượt qua thời kỳ

khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Như vậy nhìn tổng quan thị trường chứng khoán trong chín năm qua đã có nhiều chuyển biến. Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua hai đợt tăng nóng, đợt một trong năm 2001 do thị trường mới đi vào hoạt động còn non nớt nên không lâu chỉ số VN- Index giảm mạnh. Tiếp theo sau đó là những năm trầm lắng chỉ số VN-Index duy trì xung quanh mức 200 điểm cho đến đầu năm 2006, năm mà có nhiều chuyển sự kiện diễn ra làm chuyển biến thị trường chứng khoán Việt Nam. Bắt đầu từ đó chỉ số VN-Index liên tục tăng điểm và đạt kỷ lục 1170.07 điểm vào ngày 12/3/2007. Nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu lan rộng toàn cầu đã làm VN-Index chao đảo trong năm 2007 và giảm mạnh trong năm 2008. Và cho đến giờ thị trường chứng khoán cũng không mấy lạc quan, chỉ số VN-Index lên xuống thất thường.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH ĐỊNH GIÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)