Về phía các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam. Giải pháp thu hút sau hội nhập (Trang 60 - 64)

1. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý của đối tác doanh nghiệp Việt Nam.

Trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, phía đối tác Việt Nam đã bộc lộ rõ những hạn chế về khả năng quản lý, điều hành xí nghiệp liên doanh của cán bộ quản lý, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm được giao. Do trình độ chuyên môn, trình độ quản lý khác nhau nên có sự bất đồng trong việc ra quyết định, nhiều quyết định mang tính thời cơ bị bỏ lỡ do thiếu dứt khoát và quyết đoán. Ngoài ra sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau về phong tục tập quán, phong cách làm việc gây cản trở lớn trong công việc. Chính những điều này là một trong những nguyên nhân chính làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao, có nhiều dự án đã bị giải thể mà nguyên

nhân từ mâu thuẫn trong công việc giữa hai bên đối tác. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết về phong tục tập quán, lối sống của bên đối tác, đồng thời phải rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, khoa học có hiệu quả.

2.. Đảm bảo vốn đối ứng.

Nhiều chuyên gia đã cho rằng tình hình các dự án triển khai hiện nay nguyên nhân chủ yếu là phần góp vốn bằng hiện vật hoặc bằng tiền của Việt Nam là rất ít, trong đó giá trị vốn góp chủ yếu là quyền sử dụng đất chiếm đến 90%, 8 - 9% là giá trị nhà xưởng, tài sản hiện có và chỉ 1 - 2% bằng tiền, mà giá đất ở thị trường Việt Nam hiện nay lại quá cao là nguyên nhân khiến đối tác nước ngoài rất ngần ngại. Vì vậy cần có những giải pháp về mở rộng nguồn vốn đối ứng đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ phía doanh nghiệp là đối tác Việt Nam như: Huy động vốn nhàn rỗi trong dân, đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hoá sẽ cho phép các doanh nghiệp Nhà nước mở nguồn tài chính để góp vốn liên doanh với các công ty nước ngoài thay vì chủ yếu dựa vào giá trị quyền sử dụng đất như hiện nay. Cổ phần hoá cũng tạo điều kiện nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý Việt Nam giúp họ sẵn sàng tham gia vào bộ máy quản lý của xí nghiệp liên doanh và nâng cao vai trò của đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh.

Kêt luận

Sau gần hai mươi năm thực hiện chính sách cải cách kinh tế, mở cửa thu hút FDI, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước, Từ một nước nghèo nàn lạc hậu chúng ta đã dần tạo được nền tảng vững chắc trong tương lai gần có chỗ đứng trên trường quốc tế.

Hàn Quốc là một quốc gia có số vốn FDI vào Việt Nam có số lượng lớn, là nước đứng thứ 4 trên thế giới có số vốn FDI vào Việt Nam, đặc biệt là nước đúng đầu trong năm 2006 vừa qua.

VÌ vậy để thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam hơn nữa chúng ta phải có chính sách thu hút hơn nữa để dòng chảy FDI hơn nữa góp phần vào nguồn vốn xây dựng đât nước.

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ : Nguyễn Thị Ái Liên đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Tài liệu tham khảo

- Các văn bản báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2000,2002,2003,2004,2005,2006- cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư

- Báo cáo tổng kêt đầu tư Hàn Quốc 1988-2006- Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư

- Website “ Hanquocngaynay.com” - Website “ Kotra.com”

MỤC LỤC

Lời mở đầu... 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM... CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM...

Một phần của tài liệu Thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam. Giải pháp thu hút sau hội nhập (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w