Trong kinh doanh, mua bán là sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Đối với người mua, mục tiêu của họ là giá trị sử dụng hàng hoá. Đối với người bán, mục tiêu của họ là lợi nhuận. Vì vậy doanh nghiệp (cụ thể ở đây là chi nhánh dược phẩm Văn giang) cần phải bán đuợc hàng hoá và bán được nhiều mới có khả năng thu được lợi nhuận cao, đứng vững trên thị trường và phát triển tốt. Ngược lại nếu hàng hoá không bán được thì chi nhánh sẽ bị thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Do đó, trong hoạt động bán hàng của chi nhánh, việc sắp xếp bố chí các địa điểm bán hàng thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh bán được nhiều hàng. Đây là một trong những lợi thế quan trọng để chiến thắng trong cạnh tranh.
Chi nhánh dược phẩm Văn giang hiện nay có 5 cửa hàng đặt trong địa bàn huyện Văn giang. Mạng lưới bán hàng của chi nhánh không phân bổ rộng khắp trong toàn huyện đã hạn chế sự phân phối thuốc của chi nhánh đến tận tay người tiêu dùng, giảm tính cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường. Hoạt động kinh doanh hiện nay của chi nhánh:
- Hình thức bán buôn: Bán cho bệnh viện huyện, các trạm xá trong toàn huyện.
- Hình thức bán lẻ: Được thực hiện thông qua mạng lưới các cửa hàng. Đây là hình thức bán hàng đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng (có 5 cửa hàng).
- Bán hàng qua các cửa hàng đại lý: Đây là một hình thức bán hàng của chi nhánh áp dụng để chiếm lĩnh và quản lý thị trường thuốc.
II. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH: 1. Tình hình kinh doanh của chi nhánh
1.1. Công tác nhập hàng: [7]
Chi nhánh nhập thuốc và vật tư y tế theo các nguồn sau:
* Nguồn thuốc nhập từ công ty dược, cụ thể là công ty cổ phần dược Hưng yên: đây là nguồn nhập chính.
- Chủ yếu là chi nhánh nhập các loại thuốc quản lý theo qui định của Bộ y tế: thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc bán theo đơn, thuốc dự trù cho phòng chống thiên tai, dịch bệnh thất thường.
- Thuốc qui định theo danh mục thuốc thiết yếu của các tuyến xã phường.
- Các loại thuốc chuyên khoa, thuốc thông thường, bán lẻ cho người bệnh.
- Các loại máy móc thiết bị y tế
* Nguồn thuốc mà chi nhánh tự khi thác: đó là thuốc được mua tại các công ty dược, các trung tâm dược phẩm, các công ty liên doanh, các xí nghiệp sản xuất thuốc, thuốc mua ở nguồn này chủ yếu là biệt dược và thuốc đông dược. * Nguồn thuốc do chi nhánh pha chế theo đơn của bác sỹ (nay ít áp dụng).
1.2. Công tác bán hàng:
- Ý nghĩa của công tác bán hàng: Bán thuốc là khâu cuối cùng của ngành dược, là sợi dây nối giữa xuất với tiêu dùng thông qua nhân viên bán hàng mà người dân thấy rõ. Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước chăm lo đến sức khoẻ của cộng đồng.
+ Chuẩn bị: Trước khi mở cửa phục vụ nhân viên, bán thuốc phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện bán sắp xếp ngăn lắp, ngắn gọn, sạch sẽ, mỹ thuật, chống nhầm lẫn, hiệu xuất cao và giảm cường độ lao động.
+ Bán thuốc: Người bán thuốc phải có trình độ chuyên môn về dược, có sức khoẻ, có đạo đức và không mắc bệnh truyền nhiễm.
Thực hiện bán thuốc qua 5 bước:
1) Tiếp khách hay tìm hiểu nhu cầu người mua.
2) Nhận đơn phiếu, giới thiệu thuốcvà giá tiền.
3) Chuẩn bị thuốc đóng gói và ghi nhãn.
4) Nhận tiền giao thuốc, hướng dẫn cách dùng và quản lý
5) Chép đơn hay ghi hoá đơn cho khách hàng.
Trong quá trình giao tiếp với khách hàng chú ý những điều sau: a.Thái độ phục vụ:
+ Phải vui vẻ, niềm nở hoà nhã với khách hàng
+ Thực hiện khẩu hiệu: “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”, “giữ được lòng tin với khách hàng”.
+ Trường hợp có bất đồng với khách phải bình tĩnh, nói năng thận trọng, giải quyết ôn hoà không nên to tiếng tại quầy hàng.
b. Chống nhầm lẫn:
Nhân viên bán thuốc phải thực hiện đầy đủ các qui chế, chế độ chuyên môn ban hành: chống nhầm lẫn trong bán thuốc, chế độ ghi chép ban đầu, bàn giao, thanh quyết toán… để tránh nhầm lẫn giữa tiền và thuốc ( thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu).
1.3. Qui mô kinh doanh:
Theo cơ chế quản lý của nước ta, khi các doanh nghiệp Nhà nước được quyết định thành lập đều được nhà nước cấp vốn để hoạt động. Còn các công ty cổ phần thì vốn kinh doanh là do các cổ đông đóng góp. Chi nhánh
dược phẩm Văn giang trước là doanh nghiệp nhà nước nên do nhà nước cấp vốn, nhưng từ năm 2004 do chuyển đổi thành công ty cổ phần thì vốn là do các cổ đông đóng góp.
Biểu 1: Nguồn gốc hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nguồn: [1] Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 04 / 03 (%) 05 / 04 (%) 06 / 05 (%) Nguồn kinh doanh 50,856 227,187 227,187 238,187 346,7 0 4,62 1.Ngân hàng nhà nước 50,856 0 0 0 -100 0 0 2. Vốn tự bổ sung 0 227,187 227,187 238,187 100 0 4,62
Từ biểu hiện trên ta thấy vốn kinh doanh có sự thay đổi rõ rệt Cụ thể:
- Năm 2004 tăng hơn năm 2003 là 176,331 triệu đồng, tức là tăng 346,7%: Trong đó nguồn gốc tự bổ sung tăng 100%. Nguyên nhân là do chi nhánh thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp, do đó không còn vốn của ngân sách Nhà nước mà vốn năm 2004 là vốn do các cổ đông đóng góp (vốn tự bổ sung). (thực chất là năm 2004 chi nhánh đã có sự chuẩn bị đầy đủ cho cổ phần hoá, nhưng do sự trục trặc của phía công ty nên năm 2005 (tháng 8 năm 2005) công ty cũng như chi nhánh mới có quyết định chính thức để chuyển đổi thành công ty cổ phần)
- Năm 2005 không tăng so với năm 2004. Nguyên nhân là do chi nhánh chưa tiến hành cổ phần hoá xong. (vì tháng 8 năm 2005 mới có quyết định chính thức để chuyển đổi doanh nghiệp).
-Năm 2006 tăng 11 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do chi nhánh kêu gọi mỗi cổ đông đóng thêm 1 triệu đồng bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
2.1.1. Doanh thu:
Biểu 2: Tình hình kinh doanh của chi nhánh. Nguồn [1]
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 04 / 03 (%) 05 / 04 (%) 06 / 05 (%) 1.Tổng doanh thu 954,73 1007 1468 1749 5,47 45,78 19,14 2.Doanh thu 954,73 1007 1468 1749 5,47 45,78 19,14 3. Giá vốn hàng bán 796,93 840,8 1267 1546 5,5 50,7 22,02
Qua biểu đồ trên ta nhận thấy rằng tổng doanh thu và doanh thu của chi nhánh tăng dần theo các năm.
Cụ thể:
+ Doanh thu của năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 52,27 triệu đồng, tương ứng với 5,47% (tăng 5,47%)
Doanh thu của năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 461 triệu đồng, tương ứng 45,78%.
Doanh thu của năm 2006 tăng so với năm 2005 là 281 triệu đồng, tương ứng19,14%
+Giá vốn hàng bán của năm 2004 tăng so với năm 2003 là 43.87 triệu đồng, tương ứng 5,5%
Giá vốn hàng bán của năm 2005 tăng so với năm 2004 là 426,2 triệu đồng, tương ứng 50,7%.
Giá vốn hàng bán của năm 2006 tăng so với năm 2005 là 279 triệu đồng tương ứng22,02%
Nguyên nhân: Do chi nhánh phát huy được thể mạnh trên thị trường, tạo được niềm tin trong khách hàng. Thêm vào đó do có sự chuyển đổi doanh nghiệp sang doanh nghiệp cổ phần do đó chi nhánh có lượng vốn nhiều hơn để mở rộng qui mô kinh doanh, đa dạng hoá các chủng loại hàng hoá do đó doanh thu tăng.
2.1.2.Chi phí.
Chi phí là toàn bộ khoản tiền mà chi nhánh bỏ ra cho một chu kỳ hoạt động kinh doanh (thường là 1 năm) của mình nhằm đạt được lợi nhuận tối đa.
Biểu 3: Chi phí sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Nguồn [1]
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 04 / 03 (%) 05 / 04 (%) 06 / 05 (%) 1. Thuế môn bài,
lệ phí 5 1,5 1,6 1,5 70 6,0 -6,6
2. Lãi vay ngân
hàng 2,4 1,2 0 0 0 -50 -100
3. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn 20,65 22,5 23 26,6 8,9 2,2 15,7 4. Lương cán bộ nhân viên 88,082 98 119,1 131,6 11,3 21,5 10,5 5. Chi phí bán hàng 17,4 18 22 33,6 3,5 22,2 52,7 6. Chi phí quản lý 24,268 17,7 26,3 46,7 -27,9 49 77,5 Cộng 157,8 158,9 192 240 0,6 20,8 25
Qua biểu đồ 3 ta thấy chi phí kinh doanh của chi nhánh dược Văn giang mấy năm gần đây tăng.
Cụ thể:
Chi phí kinh doanh của chi nhánh năm 2004 tăng hơn so với chi phí kinh doanh năm 2003 là 1,1 triệu đồng tương ứng tăng 0,6%
Chi phí kinh doanh của chi nhánh năm 2005 tăng hơn so với chi phí kinh doanh năm 2004 là 33,1 triệu đồng tương ứng tăng 20,8%
Chi phí kinh doanh của chi nhánh năm 2006 tăng hơn so với chi phí kinh doanh năm 2005 là 48 triệu đồng tương ứng tăng 25%
Nguyên nhân làm tăng chi phí:
+ Năm 2004/2003: Ta có chi phí thuế môn bài, Lãi vay ngân hàng, chi phí quản lý giảm. Nhưng chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn tăng; lương cán bộ công nhân viên tăng, chi phí bán hàng tăng.
+ Năm 2005/2004: Chỉ có lãi vay ngân hàng giảm 100%, còn các chi phí khác đều tăng lên.
+ Năm 2006/ 2005: Chỉ có thuế môn bài giảm, lãi vay ngân hàng không có, còn các chi phí khác đều tăng.
Nguyên nhân là do mặc dù cổ phần hoá kinh doanh, nên chi nhánh mở rộng qui mô kinh doanh nên làm tăng chi phí: Thuế, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Mặc khác do qui định tăng lương của nhà nước nên chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và lương cho cán bộ công nhân viên cũng tăng lên.
2.1.3. Nộp ngân sách:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có nghĩa vụ nột thuế. Nộp thuế đầy đủ là một trong những biểu hiện của hoạt động kinh doanh hợp pháp. Chi nhánh dược phẩm Văn giang thuộc công ty cổ phần dược phẩm Hưng yên là một doanh nghiệp luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước
Biểu 4: Tình hình nộp thuế của chi nhánh. Nguồn [1]
Đơn vị: đồng
1. Thuế doanh thu 0 1.485.282 0 0 2. Thuế giá trị gia tăng
phải nộp 9.775.781 8.538.836 9.102.501 12.729.211
3. Thuế giá trị gia tăng
hàng nhập 37.960.722 41.823.022 66.799.418 72.232.362 4. Thuế nội tức 0 0 0 0 5. Thuế vốn phải nộp 0 0 0 0 6. Thuế nhà đất 1.682.300 2.665.000 4.638.000 5.490.000 7. Thuế và lệ phí khác 0 0 0 0 Cộng 49.418.703 54.512.140 70.539.919 90.451.573
Qua biểu 4 ta thấy tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước của công ty tăng lên:
Năm 2003 nộp 49418.703 đồng
Năm 2004 nộp 54.512.140 đồng tăng 5.093.437 đồng so với năm 2003 Năm 2005 nộp 70.539.919 đồng tăng 16.026.779đồng so với năm 2004
Năm 2006 nộp 90.451.573 đồng tăng 19.911.654 đồng so với năm 2004
Nguyên nhân: Do nhà nước áp dụng luật thuế giá trị giá tăng thay thuế doanh thu khiến chi nhánh gặp nhiều khó khăn về vốn do phải nộp thuế giá trị gia tăng ngay từ đầu vào. Mặt khác, thuế giá trị gia tăng phải nộp cho nhà nước thường cao hơn gấp nhiều lần so với thuế doanh thu trước kia.
Thuế nhà đất tăng cao: Năm 2003 là 1682300 đồng.
Năm 2004 là 2665000 đồng.(tăng 972700 đồng so với năm 2003) Năm 2005 là 4638000 đồng. (tăng 1973000 đồng so với năm 2004) Năm 2006 là 5490000 đồng. (tăng 852000 đồng so với năm 2005)
Do tình hình nộp thuế của chi nhánh tăng lên đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.
2.1.4. Lợi nhuận:
Trong kinh doanh thì lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất vì nó quyết định tới việc tồn tại hay không tồn tại của cơ sở kinh doanh đó. Do đó các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải tìm mọi cách để tối đa hoá lợi nhuận (với đều kiện phải hợp pháp) để tồn tại và phát triển và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Văn Giang.
Biểu 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nguồn [1]
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
1. Lợi tức nộp 157,8 166,2 201 203
2. Lợi tức từ hoạt động kinh
doanh 2,4 7,3 9 13,28
3. Lợi tức gộp từ hoạt động
tài chính 0 0 1,4 3,7
4. Lợi tức bất thường 0 0 0 0
5. Tổng lợi tức trước thuế 2,4 7,3 10,4 16,98
6. Tổng lợi tức phải nộp 0 0 0 0
7. Thuế vốn phải nộp (lợi
Chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất tình hình kinh doanh của chi nhánh đó là lợi nhuận. Qua biểu 5 ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng sau mỗi năm.
Cụ thể:
Năm 2004 tăng 4,9 triệu đồng so với năm 2003, tương ứng với 20,4% Năm 2005 tăng 3,1 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng với 42,46%
Năm 2006 tăng 6,58 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với 63,26%
Như vậy trong những năm hoạt động kinh doanh chi nhánh luôn kinh doanh có hiệu quả, làm ăn có lãi.
2.1.5. Tiền lương:
Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo khối lượng công việc mà người lao động cống hiến cho doanh nghiệp.
Đối với người lao động, tiền lương có ý nghĩa như đòn bẩy kinh tế, có tác dụng thúc đẩy người lao động quan tâm đến kết quả sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động.
Biểu 6: Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên chi nhánh dược phẩm Văn giang. Nguồn [1]
Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 1. Tổng quĩ lương 88.082.000 98.000.000 119.121.000 131.586.000 2. Tiền thưởng 0 0 0 0 3. Tổng thu nhập 88.082.000 98.000.000 119.121.000 131.586.000 4. Số lao động 12 12 12 11 5. Tiền lương bình quân 611.681 680.555 838.800 996.864 6. Thu nhập bình quân 611.681 680.555 838.800 996.864
Qua biểu 6 ta thấy, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh được cải thiện qua các năm. Năm 2003 thu nhập của mỗi nhân viên là 611.681 đồng. Năm 2004 thu nhập của mỗi nhân viên là 680.555đồng (tăng 68874 đồng so với năm 2003). Năm 2005 thu nhập của mỗi nhân viên là 838800 đồng (tăng 158.245 đồng so với năm 2004). Năm 2006 thu nhập bình quân của mỗi nhân viên là 996.864 đồng ( tăng 158.064 đồng so với năm 2005 ).
Điều đó chứng tỏ doanh thu tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh tăng hàng năm, dẫn đến lợi nhuận, tổng quĩ lương tăng, tiền lương bình quân tăng, thu nhập bình quân tăng.
2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của chi nhánh:
Từ ngày chuyển đổi doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng được mở rộng về qui mô, phạm vi kinh doanh…, hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Việc phân tích một số chỉ tiêu của chi nhánh dưới đây nhằm đánh giá chính xác và toàn diện hơn về tình hình kinh doanh của chi nhánh nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng.
2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận của chi nhánh
Biểu 7. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của chi nhánh. Nguồn [1] Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 04/03 (%) 05/04 (%) 06/05 (%) 1. Doanh thu Triệu đồng 954,73 1007 1468 1749 4,4 45,8 19,14 2.Lợi nhuận Triệu đồng 2,4 7,3 10,4 16,98 204 42,5 63,3 3.Vốn kinh Triệu đồng 50,856 227,18 7 227,187 238,187 346,7 0 4,62
doanh 4. Tỷsuất -Lãi doanh thu % 0,25 0,725 0,71 0,97 190 -2,1 36,6 -Lãi vốn kinh doanh % 4,72 3,2 4,58 7,13 -32,2 43 55,7
Dựa vào biểu 7 ta thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh đạt được chỉ tiêu lợi nhuận có tốc độ tăng trưởng khá cao.
Cụ thể:
+ Về tỷ suất lãi doanh thu:
Năm 2004 tăng lên 190% so với năm 2003 Năm 2005 giảm 2,1% so với năm 2004 Năm 2006 tăng 36,6 % so với năm 2005 + Về tỷ suất lãi vốn kinh doanh: