Khái quát về ngành dệt may Cămpuchia hiện nay

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY (Trang 25 - 27)

Ngành dệt may Cămpuchia là một trong những ngành có vị trí quan trọng ở Cămpuchia. Hiện nay, đây là ngành chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao (trên 80% tổng giá trị hàng xuất khẩu) và tạo công ăn việc làm cho khoảng 350.000 lao động nữ. Việc nghiên cứu và khảo sát ngành dệt may Cămpuchia và ngành dệt may ở các nước khác cho thấy:

Thứ nhất : Trình độ công nghệ ngành dệt may còn thấp, máy móc thiết bị của ngành dệt may phần lớn là cũ kỹ, lạc hậu và có xuất sứ từ nhiều nước. Ngành dệt may có gần 50% thiết bị đã sử dụng trên 10 năm nên bị hư hỏng nhiều, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao. Như vậy, vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may phải đặt ra yêu cầu kết hợp đầu tư xây dựng mới, đồng thời chú ý thoả đáng hình thức liên doanh để hiện đại hoá, đồng bộ hoá thiết bị hiện có.

Thứ hai : Ngành dệt may Cămpuchia thường xuyên ở trong tình trạng bị động về nguồn nguyên liệu. Các loại nguyên liệu chủ yếu cho ngành dệt may như bông, hoá chất, thuốc nhuộm hầu hết đều phải nhập từ nước ngoài.

Nguyên liệu phục vụ sản xuất đối với xí nghiệp dệt may có tầm quan trọng rất lớn, trung bình chiếm 30% cơ cấu giá thành. Mức phụ thuộc về nguyên liệu của 20 công ty dệt may được điều tra thì trung bình 50% trong số đó phải 100% nhập ngoại tơ sợi tổng.

Các xí nghiệp may công nghiệp lớn của Cămpuchia hiện nay, chủ yếu nhận may gia công cho các công ty nước ngoài, nên nguyên liệu do nước ngoài cung cấp, các doanh nghiệp của Cămpuchia chỉ là nguyên vật liệu phụ trợ.

Cămpuchia là do nước ngoài làm ra.

Như vậy, chúng ta thấy ngành dệt may là ngành có tỷ trọng nguyên vật liệu rất lớn, việc cung cấp tại chỗ chưa có phải nhập khẩu hoàn toàn cho nên càng phát triển càng bị động, càng mất cân đối. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém như Cămpuchia thì đó cũng là một trong những lý do làm giảm khả năng thu hút tư bản nước ngoài đối với các dự án dệt may. Đặc điểm này cần phải đặc biệt chú ý khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khi xây dựng các xí nghiệp liên doanh phải đặc biệt chú ý đến khâu giải quyết nguyên vật liệu, phải đầu tư thích đáng cho khâu nguyên vật liệu.

Thứ ba : Về trình độ công nghệ ngành dệt bị mất cân đối với ngành may. Ngành dệt trình độ công nghệ lạc hậu, ngành may có trình độ công nghệ hiện đại hơn. Do đó, khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài phải lưu ý khuyến khích đầu tư vào ngành dệt, chú ý công nghệ đề đảm bảo sản phẩm của ngành dệt là đầu vào cho ngành may. Như vậy, đòi hỏi chính sách vĩ mô của Chính phủ phải khuyến khích đầu tư chiều sâu cho ngành dệt.

Thứ tư : Ngành dệt may Cămpuchia luôn luôn ở trong tình trạng thiếu vốn, kể cả vốn bằng tiền Cămpuchia và ngoại tệ mạnh Mỹ (USA). Đối với các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành dệt may hiện nay chỉ được Chính phủ khuyến khích và giúp đỡ quan hệ với địa phương. Số vốn còn lại để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tự đi vay.

Ngành công nghiệp dệt may của Vương quốc Cămpuchia luôn đi chậm so với công nghiệp dệt may trên thế giới. Chính vì vậy, hiện nay Chính phủ chủ trương đưa ngành này phát triển ngang tầm thế giới, đặc biệt phải quan tâm đến công nghệ và vốn đầu tư.

Thứ năm : Ngành dệt may hiện nay đang sử dụng lực lượng lao động rất lớn và một trong những lợi thế của ngành dệt may Cămpuchia là nhân công rẻ. Do vậy khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn công nghệ phải kết hợp giữa hiện đại và giải quyết công ăn việc làm.

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w