Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản (Trang 100 - 108)

II. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công

5. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước

Tiền lương là khoản thu nhập chính, nó là khoản chi phí thiết yếu đảm bảo duy trì cuộc sống hàng ngày của người công nhân và gia đình họ, do đó tiền lương luôn là vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng của toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó của tiền lương, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng và có sự quan tâm thích đáng đối với vấn đề lương bổng của người lao động. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta liên tục tăng lương cho người lao động bằng cách điều chỉnh các hệ số lương và nâng mức lương tối

thiểu của người lao động từ 180.000 đồng/người/tháng năm 2000 lên mức 210.000 đồng/người/tháng năm 2001 và đến năm 2003 mức lương tối thiểu là 290.000 đồng/người/tháng, đến ngày 01/10/2005 mức lương tối thiểu tăng lên mức 350.000 đồng/người/tháng. Theo quy định mới nhất ngày 01/10/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu là 450.000 đồng/người/tháng.

Việc Nhà nước không ngừng tăng lương tối thiểu cho người lao động đã phần nào cải thiện đời sống hàng ngày của họ và gia đình họ, nghĩa là tăng lương đồng nghĩa với số lượng tư liệu sinh hoạt có được hàng tháng từ đồng lương của người lao động năm sau sẽ nhiều hơn năm trước, thậm chí tháng sau sẽ nhiều hơn tháng trước do mức lương họ nhận được nhiều hơn; nhưng xem ra việc tăng lương trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay lại không mấy phát huy tác dụng của họ, vì trong thực tế mỗi khi Nhà nước có quyết định chuẩn bị tăng lương thì mặc dù mức lương tối thiểu chưa tăng nhưng giá cả tư liệu sinh hoạt, giá cả hàng hoá trên thị trường đã tăng lên và thậm chí còn tăng với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ gia tăng của mức lương tối thiểu. Bởi vậy mặc dù việc tăng lương là thực tế xảy ra nhưng đời sống của người lao động trên thực tế lại không được cải thiện. Do đó Nhà nước cần có biện pháp quản lý chặt đối với vấn đề giá cả thị trường mỗi khi có quyết định tăng lương để việc tăng lương thật sự là sự cải thiện và ngày càng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân chứ không phải là mối lo ngại của nhân dân về vấn đề vật giá leo thang mỗi khi Nhà nước chuẩn bị có quyết định tăng lương.

Mặt khác, tiền lương là một khoản chi phí được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo nguyên tắc tiền lương tăng trên cơ sở tăng năng suất lao động. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì một điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động là doanh nghiệp cần trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phù hợp với trình độ tay nghề của người lao động. Vấn đề đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp hiện nay, khi muốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc thì

cần phải có một khoản vốn rất lớn. Tổng công ty cũng có thể bớt một phần lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng, kêu gọi sự góp vốn của các thành viên trong Tổng công ty nhưng con số đó chỉ là một phần rất nhỏ đối với các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Vậy Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ về vốn đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng.

Hơn nữa, doanh nghiệp muốn vay vốn phải trải qua rất nhiều thủ tục (gây phiền hà) nên đôi khi vốn vay được thì cơ hội đầu tư đã qua mất. Nhà nước nên xây dựng chính sách, thủ tục vay vốn gọn nhẹ hơn; hợp lý hơn giúp cho quá trình vay vốn nhanh chóng, thuận lợi hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng tái sản xuất, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ.

Muốn cho sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn cao để có thể cạnh tranh với hàng hoá ngoại nhập đang tràn lan trên thị trường thì cũng đòi hỏi người lao động phải không ngừng học hỏi, rèn luyện nâng cao năng lực bản thân, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị hiếu luôn biến đổi của khách hàng. Muốn vậy thì Nhà nước không những chỉ chú trọng tới công tác đào tạo tay nghề, trình độ cho người lao động mà còn cần phải chú trọng hơn nữa tới công tác đào tạo lại nhằm bổ sung kịp thời kiến thức cho người lao động để họ có thể thích nghi với mọi thay đổi của thị trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi của khách hàng. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư cải thiện hệ thống giáo dục đào tạo, thành lập thêm các cơ sở dạy nghề, gắn học đi đôi với hành để người lao động có thể làm việc thành thạo ngay sau khi ra trường, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và không phải trải qua quá trình đào tạo lại, từ đó làm giảm bớt chi phí đào tạo của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, để doanh nghiệp thực sự yên tâm hoạt động sản xuất thì Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật như: Luật lao động, Luật doanh nghiệp…tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của người lao động.

KẾT LUẬN

Tiền lương là một vấn đề liên quan không chỉ với người lao động mà còn liên quan đến tất cả mọi người dân và toàn xã hội. Một sự thay đổi nhỏ trong chính sách tiền lương cũng kéo theo sự thay đổi về thu nhập của người lao động và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Tiền lương và các nhân tố như chính trị, văn hoá, lịch sử, kinh tế và xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, các chính sách về tiền lương luôn phải thay đổi để phù hợp với từng thời kỳ của xã hội. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cũng phải tìm con đường riêng để hoàn thiện công tác trả lương, một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra một hướng đi đúng, một cách thức trả lương hợp lý. Hoàn thiện công tác trả lương là một trong những trọng tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nhằm thu hút lực lượng lao động có tay nghề, có trình độ cao, nhiệt tình với công việc.

Qua quá trình thực tập và nghiên cứu vấn đề tiền lương tại Tổng công ty Rau quả, nông sản, em đã đưa ra cách nhìn tổng quan về công tác tiền lương trong các doanh nghiệp nói chung cũng như trong Tổng công ty Rau quả, nông sản nói riêng. Từ những thực trạng còn tồn tại của công tác trả lương trong Tổng công ty, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác trả lương với mong muốn Tổng công ty sẽ thực hiện tốt hơn cách tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên.

Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong các thầy cô giáo và các cô chú trong Tổng công ty đóng góp ý kiến để bài luận văn của em có giá trị trong thực tiễn.

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Vũ Thuỳ Dương cùng các thầy cô trong bộ môn Quản trị doanh nghiệp đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty Rau quả, nông sản, đặc biệt là phòng Tổ chức – Hành chính đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Tổng công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Tổng công ty Rau quả, nông sản – Năm 2004, 2005, 2006.

2. Lê Anh Cường và Nguyễn Thị Mai – Hướng dẫn xây dựng Thang, bảng lương và quy chế trả lương (theo chế độ tiền lương mới) – Nhà xuất bản Lao động-xã hội – Hà Nội-2005.

3. Chính sách tiền lương mới (Thực hiện từ tháng 10/2004) – Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội – 2005.

4. ThS. Vũ Thuỳ Dương và TS. Hoàng Văn Hải – Giáo trình Quản trị nhân lực – Nhà xuất bản Thống kê - 2005.

5. PGS.TS. Phạm Công Đoàn và TS Nguyễn Cảnh Lịch – Kinh tế doanh nghiệp thương mại – Nhà xuất bản Thống kê- 2004.

6. GS.TS. Phạm Vũ Luận – Quản trị doanh nghiệp thương mại – Nhà xuất bản Thống kê - 2004.

7. Nguyễn Khải Nguyên và Đinh Thảo – Chế độ chính sách mới về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội – Nhà xuất bản Thống kê - 2004.

8. PGS.TS. Nguyễn Tiệp (Chủ biên) và TS. Lê Thanh Hà - Giáo trình Tiền lương và Tiền công – Nhà xuất bản Lao động-xã hội - 2006.

9. Xây dựng Quy chế Trả lương và Thang bảng lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản năm 2006.

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu ...1

Chương I: Một số lý luận cơ bản về tiền lương của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường...3

I. Khái niệm, bản chất và vai trò của tiền lương...3

1. Khái niệm...3

2. Bản chất của tiền lương...4

3. Vai trò của tiền lương...5

4. Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương...7

II. Tổ chức công tác trả lương trong doanh nghiệp...7

1. Xây dựng chính sách tiền lương của doanh nghiệp...7

1.1. Nguyên tắc, căn cứ và yêu cầu xây dựng chính sách tiền lương của doanh nghiệp...7

1.1.1. Các nguyên tắc xây dựng chính sách tiền lương...7

1.1.2. Các căn cứ xây dựng chính sách tiền lương...8

1.1.3. Yêu cầu đối với chính sách tiền lương...10

1.2. Nội dung chính sách tiền lương...11

1.2.1. Mức lương tối thiểu chung...11

1.2.2. Hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp...12

1.2.3. Quy chế trả lương...15

2. Thực hiện chính sách tiền lương của doanh nghiệp...16

2.1. Đánh giá thành tích công tác của người lao động...16

2.2. Các hình thức trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp...18

2.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian...18

2.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm...20

2.2.3. Hình thức trả lương hỗn hợp...26

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc trả lương cho người lao động của doanh

nghiệp...29

1. Các yếu tố khách quan...29

2. Các yếu tố chủ quan...31

IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác trả lương...34

Chương II: Thực trạng công tác trả lương tại Tổng công ty Rau quả, nông sản...36

I. Khái quát về Tổng công ty Rau quả, nông sản...36

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty...36

1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của Tổng công ty Rau quả, nông sản...36

1.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay của Tổng công ty...37

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng công ty...38

2.1. Cơ cấu tổ chức...38

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống tổ chức của Tổng công ty Rau quả, nông sản...42

2.3. Đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty...44

2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty những năm qua...47

II. Thực trạng công tác trả lương tại Tổng công ty Rau quả, nông sản...51

1. Chính sách tiền lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản...51

1.1. Mức lương tối thiểu của Tổng công ty Rau quả, nông sản...51

1.2. Thang bảng lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản...53

1.3. Quy chế trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản...55

2. Thực trạng công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản...57

2.1. Công tác đánh giá thành tích của người lao động trong Tổng công ty Rau quả, nông sản...57

2.2. Công tác xác định tiền lương trả cho người lao động của Tổng công ty Rau quả, nông sản...59

2.2.2. Xây dựng đơn giá tiền lương...60

2.2.3. Cách thức trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản...64

III. Đánh giá chung về công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản...72

1. Những thành tựu đạt được...72

2. Những khó khăn, hạn chế...74

3. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế...75

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản...77

I. Phương hướng phát triển của Tổng công ty Rau quả, nông sản trong thời gian tới...77

1. Mục tiêu tổng quát...77

2. Định hướng chiến lược...78

3. Mục tiêu cụ thể...80

II. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản...83

1. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân sự...83

2. Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng định mức lao động...88

3. Giải pháp hoàn thiện quy chế trả lương...91

4. Các giải pháp khác...94

5. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước...97

Kết luận...100

Danh mục tài liệu tham khảo...101

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w