CÁC DỊCH VỤ CHÍNH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu quá trình xây dựng thương hiệu tại công ty Internet Viettel (Trang 26)

III- NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

4. TÌNH HÌNH KINH DOANH

4.1 CÁC DỊCH VỤ CHÍNH CỦA CÔNG TY

Công ty Viettel Internet Kinh doanh các dịch vụ Internet công cộng (ISP)

và dịch vụ kết nối Internet

− Truy cập Internet gián tiếp 1278; băng thông rộng ADSl, HDSL.

− Truy cậo Internet trực tiếp Lease Line; Dịch vụ đầu nối Internet quốc tế - IXP.

− Dịch vụ điện thoại Internet; PC to Phone; Thư điện tử (Email).

− Dịch vụ tư vấn giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp phần mềm.

− Truyền tệp dữ liệu (FTP); cho thuê kênh riêng; dịch vụ đăng ký tên miền

Trong tương lai Viettel dự kiến tiếp tục đưa ra các dịch vụ cao cấp khác như: Thương mại điện tử. Các dịch vụ Multimedia. Truy cập Wap cho các thiết bị không dây mà đầu tiên là cho máy điện thoại di động. Dịch vụ điện thoại InternetIP video. Truyền hình cáp MPLSWifi, Wimax.

4.2 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

4.2.1Các văn bản pháp lý tác động tới quá trình kinh doanh của công ty:

Ngày 27/10/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 217/2003/QĐ-TTg về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông. Để các doanh nghiệp triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thống nhất và thuận lợi

Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet

4.2.2 Đối thủ cạnh tranh chính của công ty:  VDC  FPT  Sài gòn Postel  Netnam  OCI  Ha Noi Telecom  VNGT

Trong đó 2 đối thủ cạnh tranh chủ yếu là VDC, FPT

4.2.3 Nhà cung cấp chính

Dịch vụ internet có liên quan mật thiết chủ yếu đến các nhà cung cấp Thiết bị và cho thuê kênh quốc tế.

Nhà cung cấp thiết bị

- Viettel chủ động trong việc tìm kiếm đối tác cung cấp thiết bị dựa trên một số quan điểm: Tốt, rẻ và làm việc trực tiếp với các hãng lớn, đàm phán kỹ, gây áp lực có lợi cho mình với bất cứ nhà cung cấp nào. Chính vì vậy sức ép của các nhà cung cấp thiết bị đối với Viettel hầu như không có.

Nhà cung cấp kênh thuê quốc tế

- Với đối tác nước ngoài Viettel hoàn toàn chủ động và tìm kiếm được các đối tác cung cấp dịch vụ hợp lý nhất. Tuy nhiên trong nước thì đối tác liên quan đến dịch vụ đấu nối chuyển tiếp (VTI) thì gặp rất nhiều khó khăn gây chậm trễ cho các cơ hội kinh doanh của Viettel.

- Hiện nay Viettel đang sử dụng dịch vụ của 3 nhà cung cấp: Singtel, Dacom, Reach với các kênh lẻ. Trong thời gian tới Viettel sẽ định hướng vào một nhà cung cấp có chất lượng tốt để mua dung lượng lớn, giảm chi phí, đơn giản trong đấu nối mạng.

Với giấy phép cửa ngõ Quốc tế của mình và sự giảm giá thuê đường quốc tế, chắc chắn Viettel sẽ tháo gỡ được khó khăn trên trong một thời gian ngắn sắp tới.

4.2.4 Khách hàng

− Khách hàng sử dụng dịch vụ đấu nối Internet (IXP)

− Khách hàng truy nhập băng rộng (Leased Line, WI FI và ADSL)

− Khách hàng sử dụng dịch vụ ứng dụng (các dịch vụ gia tăng)

− Phần khách hàng xin phép được nói rõ hơn ở phần sau

4.3 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tổng số thuê bao quy đổi: 532718 Thị phần: 17,69%

Doanh thu:391,837,898,450 Mục tiêu cho 2006 – 2008:

Khách hàng phát triên (thuê bao quy đổi): 156978 thuê bao Thị phần thuê bao: 20 %

Thị trường cung cấp: 12 Tỉnh, TP

(Nguồn: Kế hoạch kinh doanh Internet đến 2007, phòng kinh doanh, công ty Internet Viettel)

II-THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY INTERNET VIETTEL

1. XÁC LẬP HÌNH ẢNH CỦA THƯƠNG HIỆU

1.1 CÁC NHẬN BIẾT CƠ BẢN CỦA THƯƠNG HIỆU 13

Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy hình tượng hai dấu nháy đơn.

Về màu sắc: Ba màu của logo là: xanh, vàng đất và trắng Màu xanh thiên thanh thể hiện màu của trời, màu của khát vọng vươn lên, màu của không gian sáng tạo

Màu vàng đất biểy thị cho đất, màu của sự đầm ấm, gần gũi, đôn hậu Màu trắng là nền của chữ Viettel, thể hiện sự chân thành thẳng thắn

Sự kết hợp giao hòa giữa trời đất và con người theo quan điểm của triết học và cũng gắn liền với lịch sử, định hướng của công ty thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu

1.2. CÁC LỢI ÍCH THƯƠNG HIỆU:

Lợi ích chức năng: Với lợi thế về hạ tầng cơ sở (được nhà nước định hướng cùng với VNPT trở thành hai đơn vị viễn thông chủ đạo), nên đã tạo dựng được một hệ thống mạng Internet với chất lượng cao, đường truyền ổn đinh sử dụng công nghệ WIMAX, tốc độ 3,3 – 3,4 GHz.

Lợi ích biểu tượng: Vì đặc thù là một ngành dịch vụ nên rất khó tạo dựng lợi ích biểu tượng một cách rõ ràng. Nhưng đây cũng là một yếu tố quan trọng

1.3. NIỀM TIN THƯƠNG HIỆU

Niềm tin nào chứng tỏ rằng thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cho người dùng. Internet Viettel thể hiện niềm tin thương hiệu với việc trả lời các câu hỏi:

Internet Viettel trung thực sẵn sàng giúp đỡ và có trách nhiệm cao với việc đưa ra các giải pháp sản phẩm sáng tạo phù hợp và cung cấp các dịch vụ của mình với sự cảm thông sâu sắc.

2. Làm cách nào để khách hàng thấy được cam kết đó?

Dịch vụ của Viettel Internet mang lại cho khách hàng những lợi thế:

− Công nghệ tiên tiến

− Tốc độ truy nhập cao, ổn định

− Tiết kiệm chi phí

− Thủ tục đăng ký nhanh và thuận tiện

− Hỗ trợ kỹ thuật 24/24

3. Sản phẩm và dịch vụ công ty loại bỏ để đảm bảo giứ đúng lời hứa thương hiệu: Ban đầu công ty sử dụng công nghệ Dial up nhưng sau khi ADSL xuất hiện với tính năng vượt trội, công ty đã thay thế hoàn toàn công nghệ cũ bằng ADSL.

4. Sản phẩm và dịch vụ doang nghiệp bổ sung để đáp ứng lời hứa thương hiệu: Bằng khả năng năng động vốn có Internet Viettel luôn tìm tòi nghiên cứu tìm những dịch vụ, công nghệ tiên tiến nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Điều này được thể hiện ở chỗ sắp tới rất nhiều những dịch vụ ra tăng sẽ được áp dụng như: Video on demand, video coference, VPN…

1.4.TÍNH CÁCH THƯƠNG HIỆU

Tính cách thương hiệu của Internet Viettel thể hiện ở triết lý thương hiệu: “Viettel là nhà sáng tạo với trái tim nhân từ”

Internet Viettel luôn coi mình là người bạn đồng hành đán tin cậy, luôn lắng nghe, đáp úng những nhu cầu, đem lại sự thỏa mãn tốt nhất cho mọi khách hàng.

Tuy nhiên thực sự công ty vẫn chưa tạo dựng được hình ảnh đó rõ nét trong lòng khách hàng.

1.5.TÍNH CHẤT THƯƠNG HIỆU 14

Tính chất thương hiệu của Internet Viettel được cô đọng trong câu slogan “Say it your way”

Hãy nói theo cách của bạn.

Thể hiện rõ ràng sự quan tâm, đáp ứng, lắng nghe của Internet Viettel, bên cạnh đó khuyến khích phản hồi, đóng góp. Tất cả đều hướng tới, quan tâm tới từng cá thể. Thể hiện tầm nhìn thương hiệu – sáng tạo để đáp ứng mọi nhu cầu riêng biệt, quan tâm chăm sóc tới khách hàng.

Tóm lại những gì nói đến Internet Viettel là:

− Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.

− Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng.

− Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội.

− Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.

− Chân thành với đồng nghiệp, cùng góp sức xây dựng ngôi nhà chung Viettel

2. ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CỦA INTERNET VIETTEL15

2.1. KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

1. Dịch vụ truy nhập (ISP) tập trung vào dịch vụ ADSL, đây là dịch vụ bùng nổ năm 2005 thay thế hoàn toàn dịch vụ dial up

ADSL: Doanh nghiệp nhỏ, người dùng thu nhập cao ở Thành phố lớn. Leased line: D.nghiệp, cơ quan, trường học, mạng riêng ở Thành phố 2. Dịch vụ đấu nối Internet (IXP)

Đấu nối quốc tế: Các ISP tại HN và HCM

Đấu nối trong nước (kênh IP và kênh trắng): Các ISP, tổ chức, trường. 3. Dịch vụ ứng dụng

Các dịch vụ gia tăng thông thường: Doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan... Dịch vụ PC to Phone: Cá nhân, doanh nghiệp nhỏ ở thành phố.

Dịch vụ phần mềm: Doanh nghiệp, tổ chức, Ngành ở tỉnh, thành phố 4. Dịch vụ mới

Các dịch vụ ứng dụng mới: Video on demand, Video conference, VPN: Định hướng trong tương lai.

2.2. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Vì là người đi sau nên Internet Viettel thực sự quan tâm tới việc phân tích đối thủ canh tranh. Công ty xác định đối thủ cạnh tranh chính của công ty là VDC ( trực thuộc VNPT) và FPT, bên cạnh đó là các công ty: NetNam, SPT và các nhà cung cấp mới như: Hà Nội Telecom, ETC…Qua việc đánh giá, phân tích đối thủ cạnh tranh, công ty đã rút ra những kết luận có lợi cho mình. Công ty thường phân tích đối thủ cạnh tranh qua các tiêu thức như

15 Phần này được tổng hợp từ: “Kế hoạch kinh doanh Internet đến năm 2007, phòng kinh doanh, công ty Internet Viettel, tr.5-13

1 Sản phẩm dịch vụ:

 Dịch vụ cung cấp

 Thị trường cung cấp dịch vụ  Tình hình phát triển dịch vụ

2 Chính sách kinh doanh

 Phương hướng phát triển  Chính sách giá

 Mô hình phân phối  Hình thức quảng cáo

3 Tổ chức đào tạo đội ngũ 4Hạ tầng cơ sở

5 Quy mô và hướng đầu tư

Và cuối cùng rút ra những đánh giá khách quan nhất

 Ví dụ: Sau khi phân tích VDC thông qua các tiêu thức kể trên công ty đã rút ra kết luận

− Hoạt động có tăng trưởng nhưng không nhanh chưa tương ứng với tiềm lực và đầu tư

− Hiện tại,Vẫn giữ thế độc quyền cao, chưa quan tâm nhiều đến việc chăm sóc khách hàng.

− Được Tổng công ty hỗ trợ lớn về nhiều mặt.

− Với tiềm lực hiện nay VDC là đối thủ số 1 của các doanh nghiệp mới.

− Viettel cần tìm một cách đi riêng cho mình để tránh sức ép cạnh tranh.

 Đối với FPT

− Tăng trưởng nhanh, họat động hiệu quả trên các thị trường

− Họat động kinh doanh linh họat, chấp nhận rủi ro, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh

Với tiềm lực hiện nay FPT là một đối thủ lớn.

Viettel cần học tập trên nhiều phương diện đặc biệt là về giải pháp công nghệ và kinh doanh tìm kiếm hình thức hợp tác để tăng sức cạnh tranh với VDC.

Đánh giá: - Từ phân tích đối thủ cạnh tranh ta thấy trên thị trường Internet đang ở thế bất cân bằng giữa một bên là VDC, FPT và các doanh nghiệp còn lại trong đó có Viettel.

- Xác định được VDC, FPT là hai đối kthủ nặng ký nhất, cạnh tranh khốc liệt và hiện Vietel Internet chưa cân sức.

- Vượt lên các đối thủ NetNam, SPT để tiếp cận FPT là nhiệm vụ hàng đầu.

- Hoàn thiện về các dịch vụ với chất lượng được đặt lên hàng đầu để tạo thế trong môi trường cạnh tranh.

- Tính toán việc đầu tư hạ tầng và tài nguyên để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

2.3. NGHIÊN CỨU CÁC THUỘC TÍNH SẢN PHẨM

 Truy nhập băng rộng (Leased Line, WI FI và ADSL)

- Các khách hàng sử dụng băng thông rộng chủ yếu là các tổ chức: Doanh nghiệp, cơ quan, Trường học.

- Loại hình dịch vụ này chưa phù hợp với người dùng cá nhân hiện nay, do chi phí lớn.

- Các khách hàng sử dụng dịch vụ này chủ yếu quan tâm đến chất lượng dịch vụ, họ chỉ rời nhà cung cấp khi chất lượng không đảm bảo hoặc giá quá cao.

 Dịch vụ đấu nối Internet (IXP)

- Hiện nay các khách hàng là các ISP mới, ISP dùng riêng với dung lượng sử dụng hiện nhỏ. Tuy nhiên trong tương lai dung lượng này sẽ tiếp tục tăng.

 Dịch vụ ứng dụng (các dịch vụ gia tăng)

- Hiện nay các khách hàng sử dụng các dịch vụ cơ bản như quảng cáo, thuê Webhosting, Mail, chỗ đặt máy chủ, phần lớn là các DN và các tổ chức. Các dịch vụ khác như thuê ứng dụng, thương mại điện tử, dịch vụ thoại... chưa được nhiều người sử dụng nên doanh thu còn thấp.

- Theo thống kê hiện nay số DN có Web chiếm khoảng 3% trong số trên 70000 doanh nghiệp Việt nam và tính đến hết tháng 9 số tên miền đăng ký tại VNNIC đạt được là 4653 tên miền .Trong thời gian tới sẽ có nhiều dịch vụ được ứng dụng rộng rãi như: PC to Phone, bán hàng trên mạng... sẽ thúc đẩy sự phát triển chung của Internet và loại hình dịch vụ ứng dụng, sẽ kích thích nhu cầu tạo đà cho gia tăng số lượng khách hàng.(Nguồn: Kế hoạch kinh doanh Internet đến năm 2007, phòng kinh doanh, công ty Internet Viettel)

2.4 PHƯƠNG ÁN ĐỊNH VỊ

Quá việc nghiên cứu môi trương vĩ mô và vi mô Internet viettel đã rút ra phương án định vị cho riêng mình.

 Định vị theo giá trị dịch vụ:

Theo phân tích của công ty Chính phủ đang có chỉ đạo giảm gia cước để phổ cập Internet

32/64 tỉnh thành có Internet, mức thu nhập trung bình thấp, dịch vụ Internet chủ yếu là các gói cước nhỏ

 Định vị theo vị trí trên thị trường: Theo cách định vị này Internet Viettel không dựa trên cái nhìn của khách hàng, của thị trường mà dựa vào từng đối thủ cạnh tranh để định vị vị trí của mình so với các đối thủ cụ thể:

Với VDC, Viettel tự nhận thấy với tiềm lực hiện nay VDC là đối thủ số một và để tránh sức ép cạnh tranh Internet Viettel đã chọn vị trí theo sau.

Với FPT, Internet Viettel chọn vị trí cạnh tranh trực tiếp.

Tóm lại về phương án định vị, Internet viettel đã chọn cho mình phương án định vị là: Giá thấp chất lượng vừa phải, tránh cạnh tranh trực tiếp.

3. CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU 16

3.1. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DỊCH VỤ

3.1.1.Mục tiêu chung:

− Cung cấp đa dạng dịch vụ với chất lượng tốt, Khách hàng có thể sử dụng trọn gói các dịch vụ của Vietel Internet nhằm đem lại doanh thu và hiệu quả kinh doanh cao.

− Nhanh chóng mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ để kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn nữa.

3.1.2.Quan điểm xây dựng chiến lược:

− Đa dạng dịch vụ với đặc tính sử dụng “bù nhau” để khai thác triệt để tài nguyên Internet.

− Tập trung phát triển các dịch vụ đem lại doanh thu cao và có lợi thế cung cấp.

− Chất lượng dịch vụ đặt lên hàng đầu.

16 Phần này được tổng hợp từ: “Kế hoạch kinh doanh Internet đến năm 2007, tr12-16, phòng kinh doanh, công ty Internet Viettel.

− Luôn hoàn thiện, cải tiến dịch vụ.

− Đầu tư nghiên cứu thiết kế dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

3.2.3.Các dịch vụ cung cấp

1. Dịch vụ truy nhập (ISP) ADSL, ADSL 2+, Leased line

2. Dịch vụ đấu nối Internet (IXP), Đấu nối trong nước (kênh IP và kênh trắng)

3. Dịch vụ ứng dụng :Dịch vụ GTGT thường, Dịch vụ PC to Phone, Dịch vụ phần mềm

4. Dịch vụ mới

Các dịch vụ ứng dụng mới: Video on demand, Video conference, Game, IPTV….

 Định hướng phát triển các dịch vụ.

Truy nhập:

1. Dịch vụ ADSL:

− Phát triển bám sát mạng điện thoại cố định để tận dụng hạ tầng.

− Tập trung phát triển mạnh ở HN và HCM và trên toàn quốc

− Triển khai một số điểm công cộng kết hợp WI FI 2. Leased Line:

− Phát triển theo hạ tầng truyền dẫn, tận dụng hạ tầng của VNPT

− Tập trung phát triển tại HN, HCM và một số thành phố lớn

Đấu nối Internet: 1. Đấu nối Quốc tế

− Cung cấp dịch vụ cho các ISP mới dựa trên hạ tầng truyền dẫn.

Một phần của tài liệu quá trình xây dựng thương hiệu tại công ty Internet Viettel (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w