Phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NN 1 THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI (Trang 41 - 46)

tới:

3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển của thị trường sản phẩm máy công cụ trong thời gian tới:

Để thúc đẩy nhanh chóng tốc độ phát triển kinh tế nước ta, và tốc độ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, trong đề cương chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2007 của Chính Phủ thì :

- Tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp và công dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hoàn thành cơ bản về sắp xếp, tổ chức lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp của Nhà nước, nâng cao hiệu quả và năng lực thực hiện chính sách phát triển các thành phần kinh tế như: Kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường, Nhà nước xúc tiến việc hình thành đồng bộ các loại thị trường đi đôi với việc tạo dựng pháp lý bảo đảm sự quản lý và giám sát của Nhà nước. Coi trọng công tác tiếp thị và tổ chức thị trường. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các cá nhân tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng, tự chủ và chịu trách nhiệm kinh doanh. Giảm tới mức tối đa sự can thiệp hành chính của các cơ quan Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong kinh doanh.

- Tăng cường hiệu lực các công cụ, chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật: luật thương mại, luật phá sản doanh nghiệp, luật lao động, luật các tổ chức tín dụng, luật ngân

sách Nhà nước, luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh.

- Đất nước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại, tham gia hội nhập mậu dịch kinh tế khu vực và quốc tế như: APEC, AFTA, WTO... Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tham gia sản xuất kinh doanh xuất - nhập khẩu các sản phẩm dịch vụ mà pháp luật cho phép, Nhà nước có thể hỗ trợ, triển lãm... Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như vậy, đứng trước xu hướng hội nhập, phát triển của nền kinh tế đất nước, thị trường sản phẩm máy công cụ sẽ được mở rộng và phát triển, đặt ra cho ngành cơ khí Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội nói riêng những thách thức và cơ hội mới.

3.1.2. Thách thức và thời cơ của Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội trong thời gian tới:

Trong thời gian tới, Công ty đứng trước những thời cơ rất thuận lợi để phát triển :

- Công ty sẽ tiếp tục được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công nghiệp và Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp.

- Việc Nhà nước chủ trương ưu tiên phát triển ngành cơ khí và tăng cường nội địa hoá chế tạo sản phẩm đã tạo đầu ra lớn cho ngành chế tạo cơ khí nói chung và đặc biệt là Công ty nói riêng, trong tương lai tiếp tục hình thành xu hướng liên doanh, liên kết giữa các Tổng công ty và các công ty lớn trong nước. Hợp sức về năng lực thiết kế, chế tạo, lắp đặt và công nghệ để tham gia đấu thầu các công trình có đầu tư rất lớn như: nhà máy giấy, nhà máy đường, nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện...

- Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết và việc Việt Nam gia nhập AFTA năm 2003, là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế

giới WTO cuối tháng 12/2006 đã tiếp tục tạo những cơ hội mới cho Công ty có thể phát triển thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường nước ngoài.

- Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và sản xuất của Công ty ( giai đoạn 2000 - 2020 ) đã đạt được nhiều thành công, dây chuyền đúc đã được lắp đặt, các hạng mục đầu tư khác trong dự án đầu tư chiều sau sẽ được triển khai, tất cả sẽ góp phần nâng cao cơ bản năng lực công nghệ của Công ty về : năng lực thiết kế, khả năng tạo các sản phẩm có chất lượng vật liệu ổn định, độ chính xác gia công cao, khả năng áp dụng các thành tựu tự động hoá, điẹn tử và công nghệ thông tin vào các sản phẩm của Công ty. Giúp Công ty đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp sản phẩm của Công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Bên cạnh đó, Công ty có ưu thế về năng lực thiết bị và uy tín với ngành chế tạo cơ khí trong nước, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm.

Tất cả những ưu thế trên của Công ty cộng với những cơ hội thị trường tạo ra cho Công ty những thuận lợi trong thời gian tới để Công ty phát triển, xứng đáng là cánh chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam.

Tuy nhiên, Công ty cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức to lớn trên con đường phát triển của mình. Dự đoán trong thời gian tới, với xu thế hội nhập của nền kinh tế, cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn. Với thị trường trong nước, tình hình thị trường sản phẩm máy công cụ vẫn trong tình trạng cung lớn hơn cầu do nhiều cơ sở sản xuất mở rộng quy mô và sẽ có nhiều doanh nghiệp mới tham gia sản xuất và kinh doanh trên thị trường, chưa kể sự thâm nhập của sản phẩm nước ngoài vào thị trường trong nước... Nhìn lại hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty trong thời gian

qua, trước những thời cơ thuận lợi và thách thức, em thấy Công ty bộc lộ những yếu điểm sau, cần phải được khắc phục :

- Hệ thống sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua tuy đã có nhiều cố gắng nhưng khả năng phân tích thị trường còn yếu hoặc chưa được sự quan tâm đúng mức nên dẫn tới việc không chủ động xây dựng chiến lược sản phẩm cho Công ty trong từng giai đoạn, do vậy Công ty tiếp tục bị động về mặt thị trường. Trong xu thế hội nhập nhưng Công ty hầu như không phân tích các thông tin thương mại quốc tế, điều này làm cho Công ty gặp khó khăn trong kinh doanh quốc tế.

- Lực lượng kỹ thuật của Công ty rất khá về công nghệ gia công và thiết kế máy công cụ, nhưng lại tỏ ra hạn chế trong việc tính toán thiết kế sản phẩm mới, đặc biệt là dây chuyền thiết bị công nghệ. Lực lượng điều hành sản xuất cần phải khắc phục các yếu điểm về công tác xây dựng kế hoạc, nếu không sẽ gây cho Công ty nhiều khó khăn trong thời gian tới.

- Chi phí sản xuất cao, hiệu quả thấp tồn tại trong thời gian qua cũng gây khó khăn cho Công ty trong thời gian tới.

3.1.3. Mục tiêu của Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội trong thời gian tới:

Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của Công ty trong thời gian tới, Công ty đã đề ra mục tiêu tổng quát là :

- Công ty phải giữ vững sự phát triển ổn định, tiếp tục nghiên cứu và mở rộng các mảng thị trường đã định hướng, khai thác và tập trung hoàn thành dứt điểm cung cấp dây chuyền thiết bị cho các ngành sản xuất và có khả năng đảm nhận những công trình lớn. Chú trọng và làm chủ thị trường cung cấp máy công cụ ứng dụng công nghệ tự động tại thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu. Tiếp tục tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty. Nâng dần thế cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập. Khai thác kịp

thời và hiệu quả thiết bị và công nghệ hiện đại sau đầu tư. Đẩy mạnh hợp tác liên doanh liên kết với các tổng Công ty và doanh nghiệp mạnh trong nước để nâng cao năng lực toàn ngành. Tiếp tục cải tiến và tổ chức khoa học đồng bộ công tác điều hành sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Với mục tiêu về thị trường thì Công ty sẽ tiếp tục duy trì, hoạt động ổn đinh và phát triển thị trường truyền thống, bên cạnh đó Công ty nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

- Với mục tiêu về sản phẩm: Công ty thực hiện đúng theo yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, mục tiêu về sản phẩm của Công ty gồm 3 phần sau:

Phần 1: Công ty phải đặc biệt quan tâm đầu tư nâng cao năng lực chế tạo thiết bị toàn bộ nhằm chủ động tham gia các công trình lớn.

Phần 2: Công ty phải phát triển ngành sản xuất máy công cụ theo hướng đa dạng hoá sản phẩm ứng dụng công nghệ tự động.

Phần 3: Sản phẩm Công ty sản xuất ra phải phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

- Mục tiêu về cơ sở hạ tầng: Công ty sẽ tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng với yêu cầu thực tế, tạo điều kiện thuận lợi để Công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

- Mục tiêu về vốn kinh doanh: Vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp Công ty có thể mở rộng quy mô kinh doanh. Vì vậy Công ty sẽ phải tập trung sử dụng và khai thác nguồn vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, phấn đấu giảm tối đa nguồn vốn chậm luân chuyển, tích cực giải quyết hết lượng hàng tồn, giúp việc lưu chuyển hàng hoá được thông suốt. Đảm bảo vòng quay vốn nhanh để thu hồi vốn nhanh.

- Về công nghệ kinh doanh: Công ty chú trọng hoàn thiện công nghệ chiến lược cung trong cả thời kỳ và công nghệ chi tiết cho từng bộ phận, thiết lập bộ phận chuyên môn hoạch định chiến lược marketing cho Công ty. Trong xây dựng chiến lược chi tiết thì chú ý chiến lược marketing nhằm xuất phát từ nhu cầu thị trường một cách chính xác nhất, từ đó định hướng đầu tư cho từng sản phẩm cụ thể.

- Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng của Công ty, quyết định đến toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do cơ cấu của Công ty còn quá cồng kềnh từ cơ chế cũ để lại nên Công ty phải tổ chức lại cơ cấu bộ máy tổ chức nhằm đạt tới sự gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả, bổ sung thêm một số phòng ban, bộ phận nghiên cứu chức năng nghiên cứu thị trường.

Để thực hiện được các mục tiêu chiến lược của Công ty đòi hỏi phải có sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, để xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NN 1 THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w