Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn huy động

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH Liên Chính. Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

Khi đánh giá hoạt động đầu tư của bất kỳ một công ty, một tổ chức kinh tế nào thì việc đầu tiên là pơhải nghiên cứu về tổng nguồn vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn của công ty.

Trong giai đoạn hiện nay, Liên Chính đang dần dần mở rộng mạng lưới, đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh thì đòi hỏi cần phải có một lượng vốn lớn nhất định. Chính vì thế, công ty hiện đang có nguồn vốn khá đa dạng như: vốn tự có, vốn vay, vốn tái đầu tư và lợi nhuận để lại, vốn khác.

Về vốn tự có: Nguồn vốn tự có luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư của công ty. Đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Và là nguồn vốn tự có nên nó phụ thuộc rất nhiều vào tình hình tài chính của các thành viên góp vốn. Tuy nhiên nguồn vốn này cũng khá ổn định. Hàng năm, tỷ trọng này thường khoảng 55- 64% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty. Năm 2004, tỷ trọng này là 60,34%, đến năm 2005 là 63,58%.Những năm gần đây, nguồn vốn này đang có xu hướng tăng dần. Đây là một dấu hiệu cho thấy công ty đang dần dần đi vào quĩ đạo, ngày một tự chủ hơn trong đầu tư kinh doanh.

Nguồn vốn thứ hai cũng rất quan trọng đó là nguồn vốn vay, chiếm tỷ trọng từ 12-20% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty. Nguồn vốn này đang có xu hướng giảm dần dù rất ít. Nguồn vốn này giảm dần là do công ty phát triển mạng lưới tiêu thụ, doanh thu tăng lên qua các năm dẫn đến lợi nhuận tăng, trong đó một phần dành cho trả nợ đến hạn của công ty nhằm đảm bảo một số những chỉ tiêu của doanh nghiệp, giữ uy tín cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong kinh doanh. Từ năm 2002 đến năm 2005, tỷ trọng này đã giảm từ 18,45% xuống còn 12,66% trong tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn tái đầu tư và lợi nhuận để lại: Nguồn vốn này tăng lên theo các năm. Năm 2003, tỷ trọng nguồn vốn tái đầu tư và lợi nhuận để lại là

14,91% thì đến 2005 đã tăng lên 16,03%.Tuy tỷ lệ này còn rất thấp so với các nguồn vốn khác, nhưng sự gia tăng của nó chứng tỏ hoạt động của công ty đã đem lại những dấu hiệu đáng khích lệ, đang dần dần phát huy những thành quả của công cuộc đầu tư đem lại.

Ngoài ra, công ty còn huy động thêm các nguồn vốn khác như vay tín dụng nhà nước, vốn HSB...nhưng không đáng kể. Do đó có thể nói, nguồn vốn quan trọng nhất của công ty vẫn là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn của công ty đã có những thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực hơn.

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn theo nguồn huy động giai đoạn 2002-2005

Đơn vị: Triệu đồng, % Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Số tiền (tr đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr đ) Tỷ trọng (%) Vốn tự có 53,455 54,75 56,358 55,67 72,835 60,34 103,075 63,58 Vốn vay 18,02 18,45 15,957 15,76 16,412 13,59 20,516 12,66 Vốn tái đầu tư và

lợi nhuận để lại

13,7 14,05 15,101 14,91 17,128 14,18 25,993 16,03

Vốn khác 12,455 12,75 13,826 13,66 14,36 11,89 12,523 7,73 Tổng nguồn vốn 97,63 100,0 104,242 100,0 120,735 100,0 162,107 100,0

Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn theo nguồn huy động giai đoạn 2000-2005

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH Liên Chính. Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)