Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 72 - 77)

- Chiến lược đầu tư chủ động:

c, Hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2002-2007:

2.3.2. Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán

Hoạt động đầu tư chứng khoán của PVFC hiện tại tuân thủ theo các quy trình sau:

I. Tìm kiếm, thu thập thông tin, lập báo cáo nghiên cứu cơ hội đầu tư và đề xuất danh mục đầu tư

Việc tìm kiếm, thu thập thông tin về cơ hội đầu tư do Bộ phận khách hàng (CVKH) tại đơn vị đầu tư có trách nhiệm triển khai, cụ thể như sau:

- CVKH chủ động tìm kiếm, xây dựng kế hoạch chương trình cụ thể để tìm kiếm cơ hội đầu tư thông qua các kênh thông tin trực tiếp và gián tiếp từ các phương tiện thông tin đại chúng, qua tiếp xúc trực tiếp với chủ thể phát hành…

- Thu thập thông tin về cơ hội đầu tư: CVKH tiến hành chọn lọc, nghiên cứu thông tin về cơ hội đầu tư phù hợp với định hướng đầu tư của PVFC theo Quy chế hoạt động đầu tư của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt nam.

* Các thông tin liên quan: Các thông tin về nền kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế có liên quan đến nền kinh tế. Các chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ. Các thông tin về động thái của các tổ chức tài chính khác.

* Các thông tin liên quan trực tiếp đến Chứng khoán định đầu tư:

+ Điều lệ hoạt động, năng lực tài chính chiến lược phát triển kinh doanh của Doanh nghiệp, Công ty hay Tổ chức.

+ Các thông tin về đợt phát hành (nếu là đợt phát hành mới) như: Tổng giá trị phát hành, mục đích, đối tượng , hình thức…

+ Đối với cổ phần là thông tin về các đợt phát hành lần đầu ra công chúng, các đợt phát hành tăng vốn,…

II. Lập báo cáo nghiên cứu cơ hội đầu tư và để xuất danh mục đầu tư

- Sau khi tiếp xúc, tìm hiểu sơ bộ về cơ hội đầu tư, CVKH có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Bộ phận khách hàng phương án xử lý. Nếu cơ hội đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư của PVFC, CVKH tiếp tục hoàn thiện hồ sơ cơ hội đầu tư.

- Trên cơ sở thông tin và tài liệu thu thập được về cơ hội đầu tư, trong vòng không quá 03 ngày làm việc, CVKH lập báo cáo nghiên cứu sơ bộ cơ

hội đầu tư trình lãnh đạo đơn vị đầu tư xem xét để chuyển hồ sơ sang cán bộ bộ phận đầu tư CTCG và đề xuất danh mục đầu tư trình Tổng Giám đốc Tổng Công ty xem xét phê duyệt.

- Trường hợp cơ hội đầu tư không được phê duyệt, CVKH kết thúc nghiên cứu cơ hội đầu tư và lưu hồ sơ.

- Trường hợp cơ hội đầu tư được phê duyệt, CVKH hoàn thiện hồ sơ về cơ hội đầu tư, chuyển một bộ sang bộ phận đầu tư CTCG để lập phương án đầu tư chi tiết.

III. Lập phương án đầu tư chi tiết

- Dựa trên những thông tin thu thập được, chuyên viên đầu tư CTCG xây dựng phương án đầu tư chi tiết. Phương án đầu tư phải bao gồm đầy đủ các nội dung sau: Phương thức đầu tư, giá mua, thời điểm đầu tư, khối lượng đầu tư, phương thức nguồn vốn và tính toán hiệu quả của phương án đầu tư

- Sau khi nhận định về hiệu quả tài chính từ kết quả tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của phương án đầu tư như: Giá trị hiện tại ròng NPV và Lãi suất hoàn vốn nội bộ IRR và xem xét đến các yếu tố khác như tính thanh khoản, tình hình thị trường, mức độ rủi ro, chuyên viên đầu tư đưa ra kết luận về cơ hội đầu tư và lập Tờ trình phương án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời chuyển một bản sao cho bộ phận thẩm định độc lập (đối với những trường hợp phải qua thẩm định độc lập.

Nội dung tờ trình bao gồm: Phần I: Giới thiệu về cơ hội đầu tư

- Giới thiệu về hồ sơ pháp lý, năng lực của đơn vị phát hành CTCG đầu tư.

- Giới thiệu về CTCG đầu tư: + Lãi suất, lợi nhuận kỳ vọng; + Kỳ hạn

+ Dự đoán biến động của thị trường, tính thanh khoản của CTCG Phần II: Hiệu quả của phương án đầu tư

Phần III: Đề xuất phương án đầu tư: + Đối tượng đầu tư

+ Phương thức đầu tư + Thời gian thực hiện + Mức giá đầu tư + Khối lượng đầu tư + Giá trị đầu tư

+ Nguồn vốn sử dụng + Thời gian nắm giữ

IV. Thẩm định độc lập

Việc thẩm định độc lập được thực hiện theo “Hướng dẫn Thẩm định độc lập của PVFC”.

Sau khi hoàn tất công tác thẩm định độc lập, Bộ phận thẩm định độc lập có Báo cáo thẩm đinh độc lập về khoản đầu tư theo đúng quy định tại Quy chế Tổ chức và hoạt động Thẩm định độc lập của PVFC.

V. Phê duyệt

Sau khi hoàn tất việc lập phương án đầu tư chi tiết và thẩm định độc lập (nếu có) đối với khoản đầu tư, CVĐT trình hồ sơ về khoản đầu tư tới cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:

Tờ trình về phương án đầu tư.

Báo cáo thẩm định độc lập (nếu có).

Hồ sơ pháp lý của Đơn vị phát hành CTCG

Các giấy tờ liên quan khách như: thư mời, bản chào,…

Trước khi trình tới cấp có thẩm quyền phê duyệt, CVĐT phải trình các cấp trung gian để có ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Trường hợp không đồng ý phê duyệt: Kết thúc phương án đầu tư. + Trường hợp đồng ý phê duyệt : Thực hiện các thủ tục đầu tư.

Lưu ý: Sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt trên Tờ trình phương án đầu tư, CVĐT phô tô 01 bản Tờ trình phương án đầu tư cho Bộ phận thẩm định độc lập lưu.

VI. Thực hiện các thủ tục đầu tư

Sau khi phương án được phê duyệt, đơn vị đầu tư phối hợp với các Phòng Ban liên quan tiến hành các thủ tục sau :

* Đối với CTCG (không bao gồm cổ phiếu)

Thoả thuận với Tổ chức phát hành nếu có yêu cầu Lập dòng tiền dự kiến gửi Ban quản lý Dòng tiền Lập Hợp đồng mua bán CTCG

- Phối hợp với Phòng kế toán để thực hiện các thủ tục liên quan đến việc mua bán.

* Đối với đầu tư cổ phiếu phát hành lần đầu (IPO) :

- Phối hợp với Phòng kế toán để chuyển tiền đặt cọc đến Công ty chứng khoán mà PVFC đặt lệnh.

- Tổ đấu giá chứng tiến hành đặt lệnh mua chứng khoán theo đúng thời gian quy định và giá đã được phê duyệt.

- Phối hợp với Ban Quản lý Dòng tiền và Phòng Kế toán để chuyển tiền mua cổ phần nếu có thông báo kết quả đấu giá thành công.

* Đối với đầu tư cổ phiếu OTC :

- Thoả thuận với khách hàng và lập hợp đồng mua bán ;

- Phối hợp với Phòng Kế toán thực hiện các thủ tục chuyển nhượng sở hữu cổ phiếu từ khách hàng sang PVFC và thanh toán tiền mua cổ phần.

* Đối với đầu tư cổ phiếu niêm yết và đăng ký giao dịch : - Đặt lênh mua bán bằng phương thức khớp lệnh ;

VII. Giải ngân

Căn cứ vào Phương án đầu tư đã được phê duyệt, vào thông báo chuyển vốn của đơn vị phát hành CTCG, CVĐT thực hiện:

- Lập hồ sơ giải ngân bao gồm :

+ Phương án đầu tư đã được phê duyệt (bản sao);

+ Thông báo chuyển vốn của đơn vị phát hành (nếu có) ; + Lập kế hoạch dòng tiền;

- Trình hồ sơ giải ngân tới lãnh đạo cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Sau khi cấp có thẩm quyền ký duyệt dòng tiền, CVĐT chuyển hồ sơ giải ngân đến Bộ phận Kế toán, Bộ phận Quản lý dòng tiền để tiến hành chuyển tiền cho Bên bán CTCG.

VIII. Quản lý sau đầu tư

CVĐT phải tiến hành đánh giá các khoản đầu tư được thực hiện tối thiểu 06 tháng/lần theo trong quý 2 và quý 4 hàng năm theo quy định tại Quy chế hoạt động đầu tư của PVFC và Hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động đầu tư của PVFC.

Việc đánh giá các khoản đầu tư bao gồm một số nội dung chính sau : - Tình hình hoạt động của đơn vị, Doanh nghiệp mà PVFC đầu tư ; - Tình hình biến động của CTCG trên thị thường ;

- Xu hướng tăng/giảm giá CTCG trong tương lai ; - Đề xuất các giải pháp thực hiện.

IX. Đánh giá và đề xuất cơ cấu khoản đầu tư

Căn cứ vào thời điểm, hiệu quả của khoản đầu tư nắm giữ và các điều kiện khác quy định trong hợp đồng mua bán/hợp đồng góp vốn mua cổ phần, các đơn vị đầu tư lập Tờ trình đề xuất phương án cơ cấu khoản đầu tư.

X. Kết thúc khoản đầu tư và lưu hồ sơ – Quy định về chế độ báo cáo

- Báo cáo theo quy định chế độ báo cáo tại Quy chế đầu tư tại PVFC.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w