Hoạt động đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Kinh doanh xuất khẩu của công ty giầy Thăng Long, thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1 Kim ngạch xuất khẩu:

3. Hoạt động đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng xuất khẩu:

3.1. Tổ chức giao dịch và đàm phán:

Trong cơ chế thị trường hiện nay, công ty giầy Thăng Long áp dụng tất cả các hình thức đàm phán để tận dụng lợi thế của từng hình thức.

Đối với một số khách hàng quan hệ lâu năm thường đàm phán qua điện thoại, điện tín, Fax, đàm phán trực tiếp là việc không cần thiết. Chỉ cần nhận được đơn đặt hàng và mở L/C tại ngân hàng Việt Combank hay một ngân hàng nào đó.

Đối với khách hàng mới xây dựng quan hệ cần phải đàm phán, ký kết trực tiếp, trước đó công ty phải nghiên cứu rõ về khách hàng, khả năng tài chính và uy tín.

3.2. Kí kết hợp đồng:

*Nguyên tắc ký kết :

- Bình đẳng tự nguyện: Nguyên tắc này chỉ ra các bên tham gia ký kết hợp đồng phải dựa trên những lợi ích thu được từ hoạt động kinh tế quốc tế. Hợp đồng được ký kết khi hai bên đều cảm thấy nhất trí nguyên tắc này cho thấy nguyên tắc làm việc và nghĩa vụ của từng chủ thể và giữa các chủ thể với nhau.

- Thoả thuận song phương: Việc ký kết hợp đồng chỉ được tiến hành sau khi hai bên đã thoả thuận đàm phán và nhất trí đàm phán. Nguyên tắc này cho thấy hai bên phải tìm ra miền lợi ích có thể chấp nhận được của mình, nghĩa là “ hai bên cùng có lợi”.

- Tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế : Hợp đồng kinh doanh quốc tế là một văn bản có tính pháp lý quy định quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên. Do bản chất của mình, quan hệ kinh doanh quốc tế vượt ra

ngoài phạm vi quốc tế cho nên còn phải chịu sự kiểm soát của các nguồn luật quốc tế, tập quán quốc tế đầu tư thương mại và chuyển giao công nghệ.

* Phương thức ký kết:

- Ký kết hợp đồng trực tiếp: Việc ký kết nà được diễn ra trong trường hợp đại diện của các bên( theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền ) trực tiếp gặp nhau để thoả thuận và thống nhất các vấn đề kinh doanh giữa các bên xác định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm cùng ký vào văn bản hợp đồng.

- Ký kết hợp đồng gián tiếp: Đây là cách ký kết trong đó các bên ký kết thông qua trung gian, điện thoại, fax, điện tín, môi giới,uỷ thác…Mỗi bên gửi các tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đặt hàng…có nội dung của công việc giao dịch.

Tại công ty giầy Thăng Long thông thường việc ký kết được thực hiện theo cách trực tiếp, khi đơn chào hàng được gửi đi hoặc việc sản xuất thử theo đơn đặt hàng của khách hàng được chấp nhận thì hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Đối với một số khách hàng quen thuộc như: Hàn Quốc, Đức, Italia…thì việc ký kết hợp đồng thường thông qua fax. Việc ký kết này có nhiều ưu điểm đỡ mất thời gian và kinh phí đi lại giữa các bên.

3.3. Thực hiện hợp đồng trong cơ chế thị trường :

Sau khi ký kết hợp đồng cần xác định rõ trách nhiệm nội dung trình tự công việc phải làm, cố gắng không sai sót gây nên thiệt hại. Tất cả các sai sót là cơ sở phát sinh khiếu nại.

Trình tự thực hiện hợp đồng gồm các bước sau:

31 Ký kết HĐXK Kiểm tra L/C Chuẩn bị h ngà Uỷ thác thuê t uà Kiểm nghiệm h ngà L m à thủ tục hải quan Giải quyết L m à thủ tục Mua bảo Giao h ng à

Trong những năm gần đây do đúc rút được kinh nghiệm cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ trong công tác xuất nhập khẩu ở công ty do đó có tác động tích cực trong quan hệ buôn bán ngoại thương, tránh được những tranh chấp khiếu nại giữa các bên, có được điều này là do kiện toàn từ công tác tổ chức sản xuất cho đến khâu cuối cùng là giao hàng, mọi công việc đều được kiểm tra chặt chẽ theo thoả thuận từ hợp đồng đã ký. Do đó không xảy ra tranh chấp, khiếu nại khi giao hàng và nhận hàng giữa các bên.

Một phần của tài liệu Kinh doanh xuất khẩu của công ty giầy Thăng Long, thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w