Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng vớI việc phấn đấu thực hiện tốt chỉ tiêu, hướng dẫn của Ngân hàng cấp trên đề ra về tốc độ tăng trưởng tín dụng, Ngân hang luôn tìm kiếm khách hang mớI và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng, chu cấp vốn cho các ngành kinh tế trong huyện làm cho tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005So sánh2007/2006
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền % Số tiền % Nông nghiệp 171.364 69,38 175.382 65,58 199.859 61,52 4.018 2,34 24.477 13,96 TTCN 4.646 1,88 6.064 2,27 19.179 5,90 1.418 30,52 13.115 216,28 TM -DV 20.867 8,45 34.228 12,80 58.896 18,13 13.361 64,03 24.668 72,07 Cơ sở hạ tầng 34.477 13,96 32.770 12,25 37.162 11,44 -1.707 -4,95 4.392 13,40 Khác 15.649 6,34 18.990 7,10 9.775 3,01 3.341 21,35 -9.215 -48,53 Tổng 247.003 100 267.434 100 324.871 100 20.431 8,27 57.437 21,48
( Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT huyện Long Hồ) - Ngành nông nghiệp:
Ngành nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2005 dư nợ là 171.364 triệu đồng chiếm tỷ trọng 69,38%. Năm 2006 dư nợ là 175.382 triệu đồng chiếm tỷ trọng 65,58%, tăng 4.018 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007, dư nợ ngành lên đến 199.859 triệu đồng, so với năm 2006 tỷ lệ tăng là 13,96%. Nguyên nhân tăng là do doanh số cho vay ngành này tăng nhiều hơn sự gia tăng của doanh số thu nợ.
- Ngành tiểu thủ công nghiệp:
Dư nợ ngành tiểu thủ công nghiệp, năm 2005 là 4.646 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,88%. Năm 2006 dư nợ là 6.064 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,27%, tăng 1.418 triệu đồng so với năm 2005 tỷ lệ tăng là 30,52%. Năm 2007, dư nợ tăng lên đến 19.179 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,90%, dư nợ tăng 13.115 triệu đồng so vớI năm 2006 tỷ lệ tăng rất cao 216,3%. Qua 3 năm liền dư nợ ngành đều tăng chứng tỏ ngành nghề truyền thống có nhiều tiềm năng phát triển nên Ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tư vốn giúp các cơ sở thay đổi dây chuyền công nghệ, người dân cải tiến
kỹ thuật tăng năng suất do đó dư nợ ngày càng tăng và đặc biệt tăng rất nhanh ở năm 2007.
- Ngành thương mại – dịch vụ:
Qua 3 năm, dư nợ ngành cứ tăng liên tục. Cụ thể, năm 2005 dư nợ là 20.867 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,45%. Năm 2006, dư nợ là 34.228 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,80% dư nợ tăng 64,03% so với năm 2005. Sang năm 2007 dư nợ ngành này tiếp tục tăng lên 58.896 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,13% tăng 24.668 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 72,07%. Nguyên nhân làm cho dư nợ ngành này liên tục tăng là do chính sách của huyện khuyến khích các loại hình dịch vụ như ăn uống, nhà nghỉ dọc theo quốc lộ 1A, quốc lộ 53 phục vụ khách vãng lai, quanh khu công nghiệp. Đặc biệt doanh số cho vay ngành thương mại dịch vụ năm 2007 tăng gấp 2 lần so với năm 2006.
- Cơ sở hạ tầng:
Dư nợ năm 2005 là 34.477 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,96%. Năm 2006 dư nợ còn 32.770 triệu đồng chiếm tỷ lệ 12,25%, giảm 1.707 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho dư nợ giảm là do công tác thu hồi nợ của Ngân có hiệu quả. Năm 2007, dư nợ là 37.162 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,44% trong tổng dư nợ, so với năm 2006 tăng 13,40%.
- Dư nợ ngành khác:
Năm 2005, dư nợ là 15.649 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,34%. Sang năm 2006 thì dư nợ là 18.990 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,10%, tăng 3.341 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007, dư nợ là 9.775 triệu đồng chiếm tỷ lệ 3,01%, giảm 9.215 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tỷ lệ giảm 48,53%. Chỉ qua 3 năm, dư nợ của ngành khác có biến động rất lớn, riêng ở năm 2007 dư nợ giảm gần 2 lần so với năm 2006 mà thu nợ năm 2007 lại tăng chứng tỏ việc thu nợ của Ngân hàng có hiệu quả cao.