KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex (Trang 77 - 80)

- Doanh thu cung cấp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

6.1 Kết luận

Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đã được Nhà nước quan tâm và chỉ đạo thực hiện để có thể đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất

nước. Đồng thời, đó cũng là một xu thế để phát huy hơn nữa những tiềm năng, những thế mạnh, những ngành hàng chủ lực của đất nước. Cùng với xu thế chung của đất nước, công ty Cổ phần thủy sản Cafatex đã không ngừng phấn đấu, nổ lực, tự làm mới mình để tiếp tục tăng trưởng, phát triển , tạo thế vững mạnh cũng như tăng cường sức cạnh tranh trên trường thế giới và đã tạo được thương hiệu nổi tiếng, uy tín trong lòng người tiêu dùng ở khắp nơi.

Qua việc phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty trong 3 năm qua cho thấy Công ty làm ăn rất có hiệu quả. Đặc biệt năm 2004, tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty là cao nhất, trong đó hàng thủy sản được xem là hàng chủ lực mang lại lợi nhuận đáng kể cho Công ty mà đáng kể nhất là mặt hàng cá tra Fillet xuất khẩu. Chính sự ra đời của những nhà máy này đã tạo không ít công ăn việc làm cho người dân địa phương góp phần không nỏ vào sự phát triển kinh tế Tỉnh nhà.

Như vậy, Công ty Cafatex đang tạo được uy tín và có vị thế đáng kể trên trường thế giới, nơi mà sự cạnh tranh xãy ra vô cùng gay go, quyết liệt. Tuy nhiên, để vị thế này luôn được bền vững thì Công ty phải không ngừng đổi mới, đa dạng hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

6.2 Kiến nghị

6.2.1 Đối với Nhà nước:

Trong xuất khẩu thủy sản, nhà nước đóng vai trò là người nhạc trưởng, là nhà thương thuyết để tạo điều kiện môi trường thuận lợi, là nhà can thiệp tạo động lực hổ trợ cho các nhà kinh doanh thủy sản xuất khẩu, với sự hổ trợ nhiệt tình của nhà nước sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau:

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng, thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu và những điều luật để hạn chế việc phá giá xuất khẩu làm bất ổn và ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu và thị trường nguyên liệu.

- Chính phủ cần có nhiều biện pháp thực thi khác nhau để gíup đỡ, hổ trợ , hướng dẫn các doanh nghiệp khi xảy ra các tranh chấp thương mại quốc tế, các vụ kiện.

- Cần áp dụng các biện pháp để khuyến khích tạo mối liên kết giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi hợp tác với nhau sao cho các bên cùng có lợi.

- Cần nghiên cứu và qui hoach cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ.

- Cần có biện pháp hướng dẫn người nuôi sử dụng đúng liều lượng kháng sinh và hóa chất, phương pháp chăm sóc sao cho vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo vệ sinh an tòan thực phẩm cho con người và giữ vệ sinh môi trường sinh thái.

- Nghiên cứu để tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao hơn và cũng nhằm mục đích làm phong phú thêm nguồn lợi thủy sản vốn là một thế mạnh của đất nước.

- Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người tiêu dùng của ngoài tỉnh và trên thế giới.

6.2.2 Đối với lãnh đạo tỉnh:

- Cung cấp các thông tin vĩ mô có liên quan đến công ty để Công ty kịp thời có những phản ứng hợp lý để không làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho Công ty.

- Hỗ trợ về mặt thủ tục giúp cho công ty thuận lợi trong hợp tác với khách hàng nước ngoài cũng như việc cử cán bộ đi khảo sát thị trường nước ngoài.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin.

6.2.3 Đối với công ty:

Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì sự phấn đấu, nổ lực của công ty đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đến sự thành bại của Công ty:

- Xây dựng thương hiệu chung cho một số sản phẩm và tập trung nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá phát triển thị trường.

- Xây dựng chính sách tiếp thị sản phẩm và nâng cao hiệu quả xuất khẩu - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực cao nắm bắt và phản ứng nhanh trước sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

- Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm ở các thị trường chủ lực ổn định trước đây.

- Hợp tác với nông dân ở các địa phương để cung ứng nguyên liệu có chất lượng và giá cả phù hợp.

- Khắc phục những yếu tố bất thường làm giảm lợi nhuận.

- Quan tâm hơn thị trường nội địa vì đây là một thị trường tiêu thụ rất lớn mà bấy lâu nay Công ty đã bỏ sót.

- Xây dựng trang Web sao cho khách hàng và người tiêu dùng ở các nước xuất khẩu có thể đọc và hiểu được.

Một phần của tài liệu Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex (Trang 77 - 80)