Cho vay trung hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh Long Châu (Trang 40 - 43)

- Về nhân sự: Do ngân hàng được chuyển từ Công ty Vàng bạc nên có một số

c. Cho vay khác:

4.1.2.2 Cho vay trung hạn

Do địa bàn hoat động của Ngân hàng nằm ở khu vực chợ và các phường và khách hàng chủ yếu là bà con tiểu thương và các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, nên nhu cầu vốn về lâu dài của họ cũng còn khá ít. Do đó doanh số cho vay trung hạn của Ngân hàng chiếm tỉ trong khá thấp. Tình hình cho vay trung hạn được biểu hiện qua bảng số liệu dưới đây.

Đơn vị tính: triệu đồng Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2005 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Các doanh nghiệp - 1.500 500 1500 - -1000 -66,66 Hộ sản xuất, KD 19.037 25.569 42.190 6.532 34,31 16.621 65,00

Cho vay khác 160 505 328 345 215,62 -177 -35,05

Tổng cộng 19.197 27.574 43.018 8.377 43,63 15.444 56,01

(Nguồn : Phòng kế toánNHN0 & PTNT Long Châu)

Hình 8: Biểu đồ cơ cấu tình hình cho vay trung hạn qua 3 năm 2005-2007

Nhìn chung, tình hình cho vay trung hạn của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2005 cho vay được 19.197 triệu đồng, sang năm 2006 thì con số này là 27.574 triệu đồng, chỉ số tăng tuyệt đối là 8.377 triệu đồng với tốc độ tăng là 43,63%. Đến năm 2007 thì doanh số cho vay là 43.108 triệu đồng, cao hơn so với năm 2006 một lượng là 15.444 triệu đồng với tốc độ tăng là 56,01%. Nhưng doanh

số chỉ tập trung vào khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh, cụ thể như phân tích dưới đây.

a. Doanh nghiệp:

Năm 2005 không phát sinh, điều này là do Ngân Hàng mới đi vào hoat động gần 3 năm nên chưa có nhiều quan hệ với các doanh nghiệp.

Sang năm 2006, Ngân hàng chỉ cho vay được món tiền là 1.500 triệu đồng. Đến năm 2007 doanh số cho vay chỉ còn là 500 triệu đồng. Điều này cần có sự giải quyết và hướng phù hợp cho hoạt động cho vay trung hạn đối với các doanh nghiệp. Vì đây là một hướng hoạt động mang lại lợi nhuận tương đối lớn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải mở rộng và nâng cao hơn nữa những mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp.

b. Hộ sản xuất kinh doanh:

Nhìn chung, tình hình cho vay trung hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh tăng đều qua 3 năm. Cụ thể là năm 2005 là 19.037 triệu đồng đến năm 2006 thì số tiền cho vay là 25.569 triệu đồng, chỉ số tuyệt đối tăng 6.532 triệu đồng với tốc độ 34,31%. Trong năm 2006, nhu cầu vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, các cơ sở sản xuất kinh doanh, trang bị và mở rộng cơ sở vật chất để thực hiện sản xuất trong hoàn cảnh cạnh tranh kinh tế thị trường là nhu cầu rất cần thiết.

Sang năm 2007 để tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển thì nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh ngày càng tăng mạnh. Cụ thể là doanh số cho vay trung hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh năm 2007 là 42.190 triệu đồng, cao hơn năm 2006 với số tiền là 16.621 triệu đồng, về tốc độ thì tăng trưởng là 56,01%.

Tuy nhiên, xét về cơ cấu thì tỷ lệ cho vay trung hạn này chiếm tỉ lệ còn khiêm tốn, do đó Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thẩm định cho vay đối với dạng khách hàng nay.

c. Cho vay khác:

Chủ yếu là cho vay cầm cố giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành và cho vay cầm vàng. Tuy nhiên hầu hết các loại giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành đều có thời hạn dưới 12 tháng nên doanh số của hình thức cho vay này chiếm tỉ lệ rất ít.

Cụ thể là năm chỉ cho vay được số tiền là 160 triệu đồng, đến năm 2006 con số này tăng lên 505 triệu đồng, tốc độ tăng 215,62%. Đến năm 2007 thì con số cho vay giảm xuống chỉ còn 328 triệu, giảm đi một lượng là 177 triệu đồng. Giảm với tốc độ 35,05%.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh Long Châu (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w