Bảng 14: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu thuần triệu đồng 27.099 33.093 49.112
Vốn cố định triệu đồng 5.141 7.724 9.880 Tổng tài sản triệu đồng 13.727 20.200 30.225 Hàng tồn kho triệu đồng 4.723 6.539 10.671 Số vòng quay vốn lưu động lần 3,15 2,65 2,41 Số vòng quay vốn cố định lần 5,27 4,28 4,97 Số vòng quay tổng tài sản lần 1,97 1.64 1,62 Số vòng quay hàng tồn kho lần 5,35 4,65 4,27
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán và tự tính)
4.4.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Qua bảng trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động qua các năm có chiều hướng giảm. Năm 2005 một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh mang lại 3,15 đồng doanh thu. Nhưng sang năm 2006 số vòng quay vốn lưu động giảm còn 2,65 tức giảm 0,50 lần so với năm 2005, đến năm 2007 tình hình vẫn không được cải thiện, số vòng quay vốn lưu động tiếp tục giảm còn 2,41 (giảm 0,24 lần so với năm 2006). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giảm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn tốc độ tăng của vốn lưu động. Để cải thiện tình hình này công ty cần phải điều chỉnh lượng hàng tồn kho sao cho hợp lý, có những biện pháp hữu hiệu để thu hồi các khoản nợ của khách hàng đồng thời tăng tốc độ tăng trưởng của doanh thu thông qua việc đẩy mạnh tiêu thụ.
4.4.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Ở Bảng 14 cho thấy năm 2005 số vòng quay vốn cố định là 5,27 lần. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn cố định ở năm này là tương đối hiệu quả. Nhưng đến năm 2006 do nhu cầu nâng cấp, đầu tư xây dựng mới tài sản cố định làm cho tài sản cố định tăng cao mà phần lớn tài sản cố định đầu tư mới chưa được sử dụng, không góp phần làm tăng doanh thu nên làm cho số vòng quay vốn cố định giảm còn 4,28. Đến năm 2007, phần vốn cố định đầu tư thêm ở năm 2006 đã được đưa vào sử dụng làm cho số vòng quay cố định ở năm 2007 tăng lên 0,69 lần, tức đạt 4,97 lần.
4.4.2.3. Hiệu quả sử dụng tổng số vốn: Qua bảng số liệu được dùng phân tích trên ta thấy số vòng quay toàn bộ vốn năm 2005 là 1,97 lần, điều này có nghĩa là một đồng vốn được sử dụng sẽ tạo ra 1,97 đồng doanh thu. Sang năm 2006, một đồng vốn tạo ra 1.64 đồng doanh thu (giảm 0,33 đồng) và đến năm 2007 thì một đồng vốn bỏ ra chỉ còn tạo được 1,62 đồng doanh thu (giảm 0,02 đồng). Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của công ty giảm dần qua ba năm. Nguyên nhân là do công ty có chính sách tồn kho chưa hợp lý, lượng tồn kho quá lớn, nhiều khoản nợ chưa thu hồi được, song song đó, do nhu cầu sử dụng xăng dầu một tăng cao nên công ty cần phải có sự đầu tư mua sắm lớn về máy móc, thiết bị, xây dựng kho bãi phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình vì thế làm cho số vòng quay tổng vốn giảm, mặc dù doanh thu có tăng nhưng không thể tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng vốn.
4.4.2.4. Tình hình luân chuyển hàng tồn kho: Qua bảng phân tích ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2005 là 5,35 lần, năm 2006 là 4,65 lần (giảm 0,70 lần) so với năm 2005 và sang năm 2007 là 4,27 lần, tức giảm 0,38 lần so với năm trước đó 2006. Số vòng quay hàng tồn kho nhanh thể hiện tình hình tiêu thụ tốt, tuy nhiên điều này có thể là do lượng hàng tồn kho thấp, vì vậy khối lượng tiêu thụ bị hạn chế do không có đủ hàng hoá kịp thời cung cấp cho khách hàng. Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho chậm có thể hàng hoá bị kém phẩm chất không tiêu thụ được hoặc do tồn kho quá mức cần thiết và như vậy sẽ làm mất nhiều vốn hơn cho việc dự trữ, quản lý hàng tồn kho. Trong trường hợp này thì số vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng chậm lại, nhưng không phải vì hàng hoá công ty kém phẩm chất không tiêu thụ được mà là vì công ty dự trữ hàng tồn kho chưa hợp lý, quá mức cần thiết và chính vì vậy đã làm cho hiệu quả sử dụng
vốn giảm theo như phân tích ở trên, cho nên cần có những giải pháp hợp lý hơn trong khâu dự trữ hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.