2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty BHNT
2.2. Sơ lược về công ty BHNT Prudential
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Được thành lập vào năm 1848 tại Luân Đôn, Prudential là tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ lớn nhất Vương quốc Anh và cũng là một trong những tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ lớn và lâu đời nhất trên thế giới. Quản lý trên 250 tỷ đô la Mỹ và có trên 20 ngàn nhân viên, Prudential phát triển vững
mạnh đáp ứng nhu cầu của hơn 11 triệu khách hàng trên toàn thế giới. Hiện nay, Prudential cung cấp các dịch vụ Bảo hiểm Nhân thọ, hưu trí, quỹ tương hỗ, ngân hàng, quản lý đầu tư và Bảo hiểm Phi nhân thọ. Ơ bất cứ một lĩnh vực nào, Prudential cũng đều tỏ rõ nguồn sức mạnh đoàn kết, tiềm lực kinh tế vững vàng của mình. Chính vì lẽ đó, tập đoàn Prudential đã được các công ty chuyên đánh giá như Standard & Poor's và Moody's xếp hạng AAA- thứ hạng cao nhất về khả năng tài chính.
Tại Châu A, với hơn 80 năm kinh nghiệm, Prudential hiện đang hoạt động thành công tại 12 nước bao gồm: Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Ân Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với hơn 3000 nhân viên, hơn 50 ngàn đại lý và quản lý xấp xỉ 20 tỷ Mỹ kim, Prudential Châu A hứa hẹn sẽ phát triển và mở rộng ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước còn lại trong khu vực.
Tập đoàn Prudential khai trương văn phòng đại diện đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1995 và được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép hoạt động vào tháng 10 năm 1999. Sau hơn 4 năm hoạt động công ty BHNT Prudential Việt Nam có 4 văn phòng đại diện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cùng với hơn 20 trung tâm phục vụ khách hàng trên cả nước gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Đồng Nai, Dak Lak, Quảng Ninh, Long Xuyên, Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, công ty BHNT Prudential đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Bảo hiểm. Nếu như năm 2000, doanh thu phí Bảo hiểm của Prudential đạt trên 260 tỷ đồng, thì sang năm 2001, mức doanh thu này đã tăng gấp hơn 3 lần với trên 800 tỷ đồng Việt Nam, chiếm 29,5% thị phần thị trường Bảo hiểm. Năm 2002, mức doanh thu phí tiếp tục tăng khoảng 50% so với năm trước, đạt hơn 1.613 tỷ đồng, chiếm gần 35% thị phần của ngành BHNT và chiếm gần 1% GDP của Việt Nam. Với chiến lược cụ thể cùng mục tiêu rõ ràng, lời hứa của ông Huỳnh Thanh Phong- Tổng Giám đốc công ty BHNT Prudential Việt Nam với Bộ trưởng Tài chính là: “Sẽ tăng gấp đôi tỷ lệ doanh thu phí BHNT/GDP từ mức 1% trong năm 2002 lên 6,5% vào năm 2005” sẽ không
2.2.2. Tình hình hoạt động, phát triển của công ty BHNT Prudential Việt Nam: Việt Nam: CHỈ TIÊU 1999 2000 2001 2002 Tổng số nhân viên 77 439 974 1448 Tổng số đại lý 281 5687 17201 36418 Tổng số trung tâm phục vụ khách hàng 2 5 11 20 Tổng số phí bảo hiểm đã thu trong năm (Tỷ đồng) 0.3 257 830 1635
GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI BẢO HIỂM
Số Hợp đồng đã được đền bù Bảo hiểm trong năm NA 21 162 445 Tổng số tiền đền bù trong năm (Tỷ đồng) NA 2.8 11 20.8
MIỄN NỘP PHÍ BẢO HIỂM
Số hợp đồng được miễn nộp phí NA 7 56 178 Số phí Bảo hiểm được miễn hàng năm(Triệuđồng) NA 15.8 102.8 347.1
Chú thích:NA- là chưa phát sinh.
2.2.3. Các hoạt động đầu tư khác của công ty BHNT Prudential Việt Nam:
Ngoài các hoạt động về kinh doanh Bbảo hiểm, Prudential còn chú trọng vào công tác đầu tư tại Việt Nam. Với phương châm sử dụng vốn "Thận trọng - An toàn - Hiệu quả - ổn định" Prudential khởi đầu việc đầu tư của mình là vào trái phiếu ngoại tệ sau đó là trái phiếu chính phủ, cổ phiếu niêm yết của các công ty, cổ phần. Năm 2002 vừa qua, Prudential Việt Nam còn mở rộng thị trường đầu tư của mình vào bất động sản. Tuy các danh mục đầu tư của công ty Prudential còn chưa nhiều nhưng lại rất an toàn và có hiệu quả tốt. Nhận xét về vai trò của Prudential đối với thị trường BHNT nói riêng và thị trường đầu tư nói chung, bà Lê Thị Băng Tâm- Thứ trưởng Bộ Tài chính đã phát biểu: "Từ khi vào Việt Nam, Prudential đã góp phần chuyển giao công nghệ quản lý và kinh nghiệm kinh doanh vào lĩnh vực Bảo hiểm Nhân thọ. Trong 3 năm hoạt động tại Việt Nam, Prudential đã tạo ra một nguồn vốn khá lớn để đầu tư trở lại Việt
Nam... Những việc làm của Prudential đã đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam".
Dưới đây là các hình thức đầu tư của công ty Prudential Việt Nam:
(Đơn vị tính: Tỷ đồng VNĐ)
2.3. Những cột mốc thời gian đánh dấu sự phát triển của công BHNT Prudential Việt Nam: Prudential Việt Nam:
-Năm 1995: Khai trương văn phòng đại diện lần thứ nhất tại Hà Nội. Tổ chức các cuộc hội thảo về Bảo hiểm Nhân thọ và đào tạo về Bảo hiểm ở nước ngoài cho các quan chức nhà nước.
- Năm 1996: Bắt đầu chương trình “Học bổng Prudential” trong vòng 10 năm cho các sinh viên của trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội và trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
+ Được Học viện Quản trị Bảo hiểm Nhân thọ Hoa Kì ủy quyền thành lập trung tâm khảo thí LOMA đầu tiên tại Việt Nam.
- Năm 1997: Khai trương văn phòng đại diện thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết hợp với chính phủ Anh tài trợ “Học bổng Prudential Chevening” hàng năm cho cán bộ Việt Nam du học tại các trường Đại học hàng đầu của Anh.
- Năm1998: Khai trương quỹ đầu tư Prudential Việt Nam với số vốn ban đầu là 10 triệu đô la Mỹ.
- Năm 1999: Thành lập Trung tâm Thông tin Giáo dục Anh tại Hà Nội nhằm cung cấp thông tin về giáo dục cho sinh viên Việt Nam.
- Ngày 19/ 11/ 1999: Khai trương công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- Ngày 16/ 12/ 1999: Nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm nhân thọ đầu tiên. - Ngày 28/ 03/ 2000: Nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm thứ 10.000 - Ngày 21/ 12/ 2000: Nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm thứ 100.000 - Ngày 21/ 05/ 2001: Nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm thứ 200.000 - Ngày 7/ 06/ 2001: Tăng vốn đầu tư từ 15 triệu lên 40 triệu đô la Mỹ. - Ngày 3/ 10/ 2001: Nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm thứ 300.000
- Ngày 19/ 11/ 2001: Thành lập Trung tâm Thông tin Giáo dục Anh tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 25/ 01/ 2002: Nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm thứ 400.000 - Ngày 19/ 04/ 2002: Công ty BHNT Prudential đã khai trương hoạt động Tư vấn Bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) theo thoả thuận hợp tác với Ngân hàng Thương mại Cổ phần A Châu ACB nhằm đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm.
- Ngày 29/ 10/ 2002: Công ty Prudential toàn cầu quyết định tăng thêm vốn đầu tư tại Việt Nam lên 61 triệu đô la Mỹ.
- Ngày 14/ 12/ 2002: Công ty BHNT Prudential Việt Nam vinh dự nhận giải "Dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng nhất"- là giải thưởng dành cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Vụ quản lý dự án (Bộ kế hoạch và đầu tư) tổ chức.
- Ngày 16/ 12/ 2002: Prudential nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm thứ 1.000.000.
2.4. Các sản phẩm chính của công ty BHNT Prudential Việt Nam:
2.4.1. Các sản phẩm chính có bảo tức: bao gồm Phú Trường An, Phú tích luỹ An Khang, Phú tích luỹ Giáo Dục, Phú tích luỹ Định Kỳ. Các sản phẩm luỹ An Khang, Phú tích luỹ Giáo Dục, Phú tích luỹ Định Kỳ. Các sản phẩm này có một số tính chất sau:
- Hợp đồng Bảo hiểm sẽ có giá trị giải ước sau khi đã đóng phí (Giá trị giải ước là giá trị mà Chủ hợp đồng sẽ nhận lại trong trường hợp tự ý huỷ bỏ Hợp đồng Bảo hiểm. Giá trị giải ước được hình thành sau khi khách hàng đóng đủ 2 năm phí).
- Được áp dụng phương thức sử dụng giá trị giải ước để đóng phí tự động.
- Được chuyển đổi Hợp đồng sang dạng Hợp đồng duy trì với số tiền Bảo hiểm giảm.
- Được tạm ứng giá trị giải ước.
- Được nhận số tiền Bảo hiểm cùng bảo tức vào cuối thời gian hợp đồng.
2.4.2. Sản phẩm chính không có bảo tức: gồm Phú Hoà Nhân An. Sản phẩm này không có giá trị giải ước nhưng Người chủ Hợp đồng sẽ nhận lại phẩm này không có giá trị giải ước nhưng Người chủ Hợp đồng sẽ nhận lại toàn bộ số phí Bảo hiểm đã đóng (không có lãi) khi kết thúc Hợp đồng.
2.4.3. Các sản phẩm bổ xung kèm theo và bổ trợ:
- Sản phẩm kèm theo: Bảo hiểm Nhân thọ có kì hạn.
- Sản phẩm bổ trợ: Bảo hiểm Từ bỏ Thu phí, Bảo hiểm chết do tai nạn, Bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn, Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo và từ bỏ thu phí bệnh hiểm nghèo.
Các sản phẩm này không tham gia chia lãi với hoạt động của công ty (không có bảo tức) tức là cũng không có giá trị giải ước.
2.4.4. Các sản phẩm trọn gói: Phú- Tương Lai, Phú- An Nghiệp, Phú- Thành Đạt, Phú- Bảo Gia, Phú- Trường Khang, Phú- Hoàn Mỹ. Các sản Thành Đạt, Phú- Bảo Gia, Phú- Trường Khang, Phú- Hoàn Mỹ. Các sản phẩm này là sự kết hợp của một sản phẩm Bảo hiểm chính cùng một số sản phẩm bổ trợ với mục tiêu nhằm cung cấp dịch vụ Bảo hiểm cho một đối tượng thị trường cụ thể.
* Phú- Tương Lai:
- Sản phẩm Bảo hiểm chính: Phú- Tích luỹ Giáo Dục. - Sản phẩm Bảo hiểm bổ trợ: Bảo hiểm Từ bỏ thu phí.
* Phú- Bảo Gia:
- Sản phẩm Bảo hiểm chính: Phú- Tích luỹ An Khang.
* Phú- Thành Đạt:
- Sản phẩm Bảo hiểm chính: Phú- Tích luỹ Định kỳ.
- Sản phẩm Bảo hiểm bổ trợ: Bảo hiểm Nhân thọ có kì hạn, Bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn.
* Phú- Trường Khang:
- Sản phẩm Bảo hiểm chính: Phú- Tích luỹ An khang.
- Sản phẩm Bảo hiểm bổ trợ: Bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn.
* Phú- An Nghiệp:
- Sản phẩm Bảo hiểm chính: Phú- Hoà nhân an.
- Sản phẩm Bảo hiểm bổ trợ: Bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn. Trong suốt quá trình hoạt động các sản phẩm của công ty BHNT Prudential luôn được cải tiến để phù hợp hơn với thị hiếu và yêu cầu của đối tượng khách hàng. Với phương trâm “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” công ty BHNT Prudential nhận thức được rằng “Chỉ khi nào lắng nghe chúng tôi mới thực sự thấu hiểu được nhu cầu của các khách hàng địa phương, từ đó chúng tôi mới có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo đáp ứng các nhu cầu của họ. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là nâng cao đời sống con người trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam”.
3. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY BHNT THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY BHNT PRUDENTIAL VIỆT NAM:
3.1. Cơ cấu tổ chức:
3.1.1. Sơ đồ tổ chức trong công ty BHNT Prudential:
Công ty BHNT Prudential Việt Nam là một công ty Trách nhiệm Hữu hạn, 100% vốn đầu tư từ nước ngoài. Cách thức tổ chức bộ máy quản lý bao gồm:
* Tổng Giám đốc: 1 người
* Phó Tổng Giám đốc 9 người gồm:
- 1 Phó TGĐ điều hành Kinh doanh Bảo hiểm. - 1 Phó TGĐ điều hành Quản lý Đầu tư.
- 1 Phó TGĐ Phát triển Kinh doanh. - 1 Phó TGĐ Tài chính.
- 1 Phó TGĐ Giao dịch Bảo hiểm. - 1 Phó TGĐ Kế toán.
- 1 Phó TGĐ Quan hệ Đối ngoại. - 2 Phó TGĐ Đầu tư.
* Giám đốc công ty gồm 10 người: - 1 GĐ Quản trị.
- 1 GĐ Công nghệ thông tin- Quản lý cơ sở dữ liệu.
- 1 GĐ Công nghệ thông tin- Phát triển phần mềm ứng dụng. - 1 GĐ Công nghệ thông tin- Viễn thông.
-2 GĐ Phát triển Kinh doanh khu vực- HCM.
- 1 GĐ Phát triển Kinh doanh khu vực- HN, kiêm Giám đốc huấn luyện Đại lý toàn quốc.
- 1 GĐ Nhân sự.
- 1 GĐ Phát triển chiến lược Kinh doanh.
- 1 GĐ Pháp chế Đại lý và Phát triển Kinh doanh các tỉnh. * Phó giám đốc 8 người và Trưởng phòng 1 người gồm: - 1 PGĐ Hỗ trợ và Quản lý Đại lý.
- 1 PGĐ Tính phí Bảo hiểm. - 1 PGĐ Quản lý Bất động sản.
- 1 PGĐ Công nghệ thông tin- Cơ sở hạ tầng. - 1 PGĐ Đào tạo- Phát triển và Phúc lợi. - 1 PGĐ Phát triển Chiến lược.
- 1 PGĐ Kế toán.
3.1.2. Cơ cấu và chức năng hoạt động của các phòng: * Phòng Phát triển Kinh doanh:(AD) * Phòng Phát triển Kinh doanh:(AD)
- Huấn luyện Đại lý. - Pháp chế Đại lý.
* Phòng Đầu tư:(FMO)
- Chuẩn bị và thực hiện các chiến lược, đầu tư tại Prudential Việt Nam. - Thiết lập các hạng mục đầu tư.
- Đảm bảo tất cả các hoạt động đầu tư được thực hiện đúng theo quy định nội bộ cũng như của Chính phủ.
* Phòng Kế toán: (ACC)
- Kế toán doanh thu. - Kế toán thu chi. - Báo cáo tài chính.
* Phòng Quản trị: (CA)
- Kiểm toán nội bộ. - Mua hàng.
- Hành chính.
* Phòng Tính phí Bảo hiểm và Quản lý chiến lược: (ACS)
- Phát triển sản phẩm.
- Thống kê và quản lý tài chính. - Tái Bảo hiểm.
- Tư vấn Luật/ Y khoa. - Tính hoa hồng cho Đại lý. - Thiết lập Điều khoản Bảo hiểm. - Nghiên cứu tính phí.
- Hỗ trợ Marketing.
* Phòng Operation: (OP)
- Bộ phận Dịch vụ Khách hàng (CS)
+ Thu phí Bảo hiểm tại quầy.
+ Giải đáp thắc mắc qua điện thoại.
- Bộ phận Tiếp nhận Hồ sơ và Phát hành Hợp đồng (NB)
+ Nhập dữ liệu vào máy. + Phát hành Hợp đồng.
- Bộ phận Thẩm định (UW)
+ Thẩm định nhanh. + Thẩm định kỹ.
+ Nhập dữ liệu và quản lý hành chính. + Quản lý trung tâm thẩm định y khoa.
- Bộ phận Quản lý Hợp đồng: (PS)
+ Thu phí. + Hoàn phí.
+ Điều chỉnh Hợp đồng. + Quản lý Hợp đồng.
- Bộ phận Chăm sóc Khách hàng: Giải quyết khiếu nại, thẻ ưu đãi, thư báo, điều tra ý kiến khách hàng.
- Bộ phận Giải quyết Quyền lợi Bảo hiểm: Đánh giá và chi trả quyền lợi Bảo hiểm.
*Phòng Hỗ trợ Đại lý và Quản lý Đại lý: (ASA)
- Quản lý dữ liệu và dự án. - Quản lý Đại lý (AA).
- Quản lý chi nhánh (BO).
* Phòng Công nghệ thông tin: (IT)
- Phát triển phần mềm ứng dụng. - Quản lý mạng và cơ sở hạ tầng.
- Trung tâm dữ liệu giao dịch Bảo hiểm. - Viễn thông.
* Phòng Quan hệ Đối ngoại: (ER)
- Đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty đúng theo quy định của