Phân tích những kết quả giải quyết việc làm cho người lao động ở

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào – tỉnh Hưng Yên (Trang 38 - 47)

huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 – 2005

Với sự cố gắng của UBND huyện Mỹ Hào, các đơn vị đoàn thể, toàn thể nhân dân, các nhà đầu tư…thì qua các năm qua huyện Mỹ Hào đã giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Nhưng trong huyện vẫn còn rất nhiều lao động chưa có việc làm và còn rất nhiều lao động thiếu việc làm.

Bảng 2.8: Số lao động dư thừa ở huyện Mỹ Hào qua các năm.

(ĐVT : người)

Năm Dân số Số lao động có khả năng lao động

Hệ số nhàn dỗi

Số lao động dư thừa qua các năm

2001 81.343 33.749 31% 10.642

2002 82.156 34.434 30% 10.330

2003 82.997 35.138 29% 10.190

2004 83.827 35.844 27% 9.678

2005 84.655 36.522 26% 9.496

(Báo cáo chương trình việc làm huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005)

Từ những số liệu trên cho thấy mặc dù số lao động có khả năng lao động của huyện Mỹ Hào tăng qua tất cả các năm, hệ số nhàn dỗi tuy có giảm nhưng không đáng kể .Vì vậy mà số lao động dư thừa được quy đổi qua các năm tuy có giảm nhưng không đều giữa các năm. Năm 2002 số lao động dư thừa được quy đổi giảm 312 người so với năm 2001; năm 2003 giảm 140 người so với năm 2002; nhưng năm 2004 lại giảm 512 người so với năm 2003; năm 2005 giảm hơn năm 2004 là 182 người. Lượng lao động dư thừa này chủ yếu ở khu vực nông thôn, vì điều kiện tìm chỗ làm việc là khó khăn mà chủ yếu họ tập chung vào việc trồng trọt và chăn nuôi. Thời gian làm việc của họ mang tính mùa vụ do đó xảy ra tình trạng thiếu việc làm cho lao động ở nông thôn. Do trong những năm gần đây huyện Mỹ Hào đã có nhiều chuyển đổi trong những ngành kinh tế mà tạo thêm được nhiều việc làm cho lao động

trong huyện, giảm số lao động dư thừa. Trong hai năm 2003 – 2004 thì trên địa bàn huyện Mỹ Hào có nhiều công ty được đầu tư và đi vào hoạt động do vậy sẽ tạo điều kiện cho người lao động, đặc biệt là lao động ở nông thôn có thể đi làm, do đó mà số lao động nhàn dỗi được quy đổi giảm mạnh qua hai năm này. Mặt khác thì bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự thay đổi về cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, thị trường hoá ngành nông nghiệp do đó giảm tỷ lệ thiếu việc làm trong ngành nông nghiệp.

Như vậy thì mặc dù số lao động dư thừa được quy đổi qua các năm có giảm nhưng hệ số nhàn dỗi cũng rất lớn. Việc này là một tồn tại rất lớn ở huyện Mỹ Hào. Chúng ta cần phải có một chương trình tạo việc làm cho người lao động mà trước hết là lao động nhàn dỗi ở khu vực nông thôn

Trong những năm qua thì chúng ta đã giải quyết được việc làm cho nhiều người lao động. Nhưng giữa các ngành nghề, các thành phần kinh tế, giữa các khu vực là không giống nhau. Sau đây là những kết quả giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 – 2005.

Qua bảng số liệu 2.9 cho thấy số lao động được giải quyết việc làm mới tăng dần qua các năm: năm 2001 tạo được việc làm cho 1.170 người; năm 2002 tạo được việc làm cho 1.254 người và con số này ở năm 2003 là 1.270 người; năm 2004 là 1.325 người; nhưng đến năm 2005 thì giảm còn 1.315 người. Điều này chứng tỏ công tác tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào đã ngày càng đạt được nhiều thành công. Đó là sự cố gắng của toàn thể các ban ngành, đoàn thể và sự ủng hộ của toàn bộ nhân dân huyện Mỹ Hào.

Bảng 2.9 : Kết quả giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005,

phân theo nhóm ngành kinh tế

Chỉ tiêu

Tổng số LĐ

được

CN – XD cơ bản Nông nghiệp

Thương mại, dịch vụ

Số lượng (người) %so với số lao động được giải quyết VL Số lượng (người) %so với số lao động được giải quyết VL Số lượng (người) %so với số lao động được giải quyết VL 2001 1.170 587 50,2% 233 19,9% 350 29,9% 2002 1.254 670 53,43% 246 19,62% 338 26,95% 2003 1.270 695 54,72% 220 17,32% 355 27,95% 2004 1.325 750 56,61% 180 13,58% 395 29,81% 2005 1.315 737 56,04% 182 13,84% 396 30,11%

(Báo cáo chương trình việc làm huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 – 2005)

Trong đó số lao động được tạo việc làm mới ở ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản chiếm tỷ lệ cao nhất và không ngừng tăng qua các năm: năm 2001 tạo được việc làm cho 587 lao động làm việc trong ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản, chiếm 50.2% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm; năm 2002 con số này là 670 người chiếm 53,45%; năm 2003 là 695 người chiếm 54,72%; năm 2004 là 750 người chiếm 56,6%; nhưng đến năm 2005 giảm chỉ còn 737 người chiếm 56.04%. Trong ngành nông nghiệp số lao động được tạo việc làm biến động không đều qua các năm: năm 2001 tạo việc làm cho 233 người chiếm 19,9% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm; năm 2002 số lượng này tăng là 246 người nhưng chỉ chiếm 19.62% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm; năm 2003 thì lượng lao động được giải quyết việc làm trong ngành nông nghiệp giảm cả về mặt tuyệt đối và tương đối: số lao động được giải quyết việc làm là 220 người chiếm 17,37%; đến năm 2004 tiếp tục giảm còn 180 người chiếm 13,58%; năm 2005 tăng không đáng kể là 182 người chiếm 13,84%. Sở dĩ có sự biến động trên vì trong thời gian gần đây huyện Mỹ Hào tiến hành công nghiệp hoá nền kinh tế rất mạnh, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều công ty, doanh nghiệp đến đầu tư và hoạt động, do đó đã tạo nhiều việc làm cho người lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng cơ bản. Mặt khác trong ngành nông nghiệp

thì diện tích gieo trồng bị giảm nhường chỗ cho ngành công nghiệp, mặc dù đã có nhiều biện pháp tạo việc làm cho người lao động trong nông nghiệp như thâm canh, tăng vụ, phát triển mô hình trang trại nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do đó tạo được ít việc làm cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra công việc trong nông nghiệp lại nặng nhọc, thu nhập thấp mà lại mang tính thời vụ do đó người lao động có xu hướng tìm việc làm ở các ngành kinh tế khác. Cùng với tiến trình công nghiệp hoá thì ngành thương mại dịch vụ của huyện Mỹ Hào cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây và tạo việc làm cho nhiều lao động. Số lao động được giải quyết việc làm trong ngành thương mại dịch vụ tăng qua các năm và ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động được giải quyết việc làm: năm 2001 giải quyết việc làm cho 350 người trong ngành thương mại dịch vụ chiếm 29,9% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào; đến năm 2005 thì đã tăng thành 396 người chiếm 30,11%. Đây là những thành tựu nổi bật trong công tác tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào. Trong thời gian tới chúng ta phải tiếp tục giữ vững những thành tựu đã đạt được trong những năm qua và phải tạo việc làm cho nhiều người lao động hơn, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp vì lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp ở huyện Mỹ Hào vẫn là chủ yếu (trên 80%).

Số lượng lao động được giải quyết việc làm theo thành phần kinh tế là cũng rất khác nhau qua các năm.

Cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.10: Kết quả giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào giai đoạn đoạn

2001-2005, phân theo thành phần kinh tế

(ĐVT: người) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Nhà nước 18 19 11 8 7 Tư nhân 529 538 540 544 540 Nước ngoài 235 242 245 320 326 Hỗn hợp 388 455 474 453 442

Tổng số lao động được giải quyết VL

1.170 1.254 1.270 1.325 1.315

(Báo cáo chương trình việc làm huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 – 2005)

Trong khu vực Nhà nước thì hàng năm số lượng lao động vào làm việc mới chủ yếu là giảm: năm 2002 là 19 người; năm 2003 là 11 người; năm 2004 là 8 người; đến năm 2005 là 7 người. Những con số này giảm qua những năm gần đây là do một số doanh nghiệp Nhà nước ở huyện Mỹ Hào đã được cổ phần hoá, ngoài ra nhu cầu tuyển thêm lao động trong lĩnh vực này là rất ít. Khi có quyết định mới về chế độ hưu trí đối với các công nhân viên chức nhà nước thì có nhiều lao động làm việc trong lĩnh vực này thậm chí còn bị giảm biên chế nên số lao động được tạo việc làm trong thành phần kinh tế này giảm là điều không thể tránh khỏi.

Trong các thành phần kinh tế thì thành phần kinh tế tư nhân thu hút được nhiều lao động vào làm việc nhất, các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện chủ yếu là các công ty da giầy, may mặc nên tạo được nhiều việc làm cho người lao động có trình độ chuyên môn thấp. Lượng lao động được giải quyết việc làm ở thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động được giải quyết việc làm (năm 2001 chiếm 45,21%; năm 2002 chiếm 42,9%; năm 2003 chiếm 42,52%; năm 2003 chiếm 41,06%; năm 2005 chiếm 41,06%). Số lượng lao động mới vào làm việc trong thành phần kinh tế tư nhân tăng về mặt số lượng: năm 2001 có thêm 529 lao động vào làm việc; năm 2002 tăng lên thành 538 người; năm 2003 là 540 người; năm 2004 là 544 người và đến năm 2005 giảm xuống còn 540 người. Tuy tăng về mặt tuyệt đối nhưng tỷ lệ trong tổng số lao động được giải quyết việc làm của thành phần kinh tế này giảm trong những năm từ 2001 đến năm 2005. Lý do của sự biến động này là ở các công ty tư nhân có yêu cầu tuyển dụng thấp do đó người lao động có trình độ chuyên môn thấp có cơ hội được làm việc nhiều hơn ở các thành phần kinh tế khác. Nhưng cũng ở thành phần kinh tế tư nhân vấn đề đảm bảo quyền lợi cho người lao động như đóng bảo hiểm, đảm bảo thời gian

làm việc theo quy định không được chú trọng bằng các thành phần kinh tế khác nên người lao động có xu hướng chuyển sang các thành phần kinh tế khác. Do đó trong thời gian tới thì các cấp chính quyền ở huyện Mỹ Hào cần can thiệp nhiều hơn để người lao động làm việc trong thành phần kinh tế tư nhân được đảm bảo quyền lợi của mình. Ngày nay thành phần kinh tế tư nhân rất phát triển và tạo được rất nhiều chỗ làm cho người lao động, do đó chúng ta phải chú trọng đến những vấn đề trên để người lao động yên tâm làm việc trong thành phần kinh tế này.

Do có những chính sách thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào đầu tư và hoạt động như miễn giảm thuế, lới lỏng luật đầu tư…nên đã ngày càng có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động trên địa bàn huyện, do đó mà số lượng lao động vào làm việc trong thành phần kinh tế này không ngừng tăng qua các năm: năm 2001 có thêm 235 lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài; năm 2002 thêm 242 người; năm 2003 thêm 245 người; đặc biệt năm 2004 tăng mạnh là 320 người; năm 2005 là 326 người. Xu hướng của người lao động là muốn được vào làm việc trong thành phần kinh tế này bởi lẽ thu nhập cao, đồng thời quyền lợi của người lao động được đảm bảo hơn. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đều chú trọng đến việc đóng BHXH cho người lao động, đảm bảo thời gian làm việc theo đúng quy định, do đó người lao động sẽ yên tâm làm việc hơn. Nhưng những yêu cầu tuyển dụng của thành phần kinh tế này là tương đối cao và rất khắt khe. Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài) thường tuyển dụng những người lao động có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm vào làm việc. Nhưng người lao động ở huyện Mỹ Hào lại có trình độ chuyên môn thấp, do đó trong thời gian tới chúng ta phải có chương trình đào tạo cho người lao động để người lao động có cơ hội vào làm việc trong thành phần kinh tế có yếu tố nước ngoài – là thành phần kinh tế có triển vọng nhất hiện nay.

Số lượng lao động được giải quyết việc làm trong thành phần kinh tế hỗn hợp biến động không đều qua các năm: năm 2001 là 388 người; năm 2002 tăng lên thành 455 người; năm 2003 là 474 người; đặc biệt năm 2004 con số này lại giảm ở 453 người và đến năm 2005 giảm xuống còn 442 người. Người lao động làm việc trong thành phần kinh tế này chủ yếu là do di chuyển từ các thành phần kinh tế khác. Vào những năm 2001, 2002, 2003 thì trên địa bàn huyện các thành phần kinh tế tư nhân và có yếu tố nước ngoài hoạt động chưa được nhiều do đó người lao động làm việc ở thành phần kinh tế hỗn hợp nhiều. Nhưng đến những năm 2004, 2005 thì các loại hình kinh tế khác phát triển rất nhiều và đi vào hoạt động thường xuyên do đó sẽ tạo được nhiều việc làm cho người lao động hơn, vì vậy mà số lao động vào làm việc trong thành phần kinh tế hỗn hợp hàng năm giảm.

Không những kết quả giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào biến động không đều giữa các thành phần kinh tế, nhóm ngành kinh tế mà kết quả này còn rất khác nhau theo khu vực nông thôn, thị trấn. Số lao động được giải quyết việc làm trong khu vực nông thôn ở huyện Mỹ Hào biến động không đều qua các năm: năm 2001 thì có 398 người được giải quyết việc làm chiếm 34% tổng số lao động được giải quyết việc làm; do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng vụ, thị trường hoá sản xuất trong nông nghiệp, phát triển một số làng nghề thủ công mỹ nghệ trong khu vực nông thôn mà đến năm 2002 số lao động được giải quyết việc làm ở nông thôn tăng lên là 409 người nhưng tỷ lệ trong tổng số lao động được giải quyết việc làm thì lại giảm còn 32,65%. Nhưng đến năm 2003 số lao động được giải quyết việc làm trong nông thôn lại giảm về cả mặt tuyệt đối và tương đối. Vào những năm 2004, 2005 thì những con số này càng giảm mạnh: đến năm 2005 chỉ có 324 lao động được giải quyết việc làm trong khu vực nông thôn chiếm 19,93% tổng số lao động được giải quyết việc làm. Trong giai đoạn 2001- 2005 thì số lao động được giải quyết việc làm ở khu vực thị trấn đều tăng rất

nhanh và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động được giải quyết việc làm. Cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.11: Kết quả giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào – Hưng Yên

giai đoạn 2001 – 2005, phân theo khu vực

Chỉ Tổng số lao động được Nông thôn Thị trấn Số lượng (đv: người) % so với (1) Số lượng (đv: người) % so với (1) 2001 1.170 398 34% 772 66% 2002 1.254 409 32,65% 845 67,35% 2003 1.270 349 27,48% 921 72,52% 2004 1.325 324 24,4% 1.001 75,6% 2005 1.315 262 19,93% 1.053 80,07%

(Báo cáo chương trình việc làm huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 – 2005)

Năm 2001 số lượng lao động được giải quyết việc làm ở thị trấn là 772 người chiếm 66% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm; đến năm 2005 đã tăng lên là 1.053 lao động được giải quyết việc làm ở thị trấn chiếm đến 80,07% số lao động được giải quyết việc làm. Có sự chênh lệch này chủ yếu là do những năm gần đây thì lao động di chuyển ra thị trấn nhiều, cụ thể là thị trấn Bần Yên Nhân. Người lao động có xu hướng ra làm việc ở thị trấn nhiều vì dù sao ở thị trấn cũng được chú trọng đầu tư nhiều hơn, có nhiều công ty hơn,…do đó cơ hội tìm được việc làm ở thị trấn cao hơn rất nhiều ở nông thốn. Trong khi đó người lao động ở nông thôn nhàn dỗi rất nhiều, thu nhập thì thấp do đó họ ra thị trấn để tìm việc nhiều hơn. Cũng do việc công

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào – tỉnh Hưng Yên (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w